Đề thi khảo sát chất lượng giữa kì 1 môn văn lớp 10. Tấm Cám

TRƯỜNG THPT A KIM BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
Bài thi: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài 120 phút

 
 

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?
Câu 3 (1,0 điểm). Trong hai câu văn Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm). Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa.

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

                   Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám để thấy được bài học nhân sinh mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua nhân vật.
 
—–Hết—-
 
Họ và tên thí sinh:………………….………..…………..SBD:………….……….
Chữ kí của giám thị số 1:………………….  Chữ kí của giám thị số 2:…………………..
 
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
  1 Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương thức tự sự. 0,5
2 Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.  0,5
 
  3 Hai câu: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi sử dụng câu hỏi tu từ.
Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người.
1,0
4  Học sinh có thể trình bày tự do, sáng tạo nhưng phải phù hợp với đoạn văn và yêu cầu (Khẳng định vẻ đẹp của mùa xuân, ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động đúng đắn để sống có ích, tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời) 1,0
II   LÀM VĂN 7,0
  1 Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của tuổi trẻ. 2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của tuổi trẻ. 0,25
  c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
* Giải thích: Tuổi trẻ là gì?
Tuổi trẻ là những người trẻ tuổi. Họ có đầy đủ cả những ưu điểm về thể chất lẫn tinh thần. Họ đang trong thời gian sung sức nhất, chưa nhiều trải nghiệm, nên họ muốn được thử, được dấn thân. Họ dám theo đuổi đam mê của mình và nếu như họ có khả năng, có kiên trì, họ sẽ thành công.
* Phân tích, bàn luận về vấn đề:
– Giá trị của tuổi trẻ:
+ Tuổi trẻ là tuổi dám thử, dám trải nghiệm. Đây là thời gian sung sức nhất, năng động nhất bởi trong giai đoạn này, những người trẻ luôn sống trong bầu nhiệt huyết cháy bỏng.
+ Tuổi trẻ với đầy ước mơ hoài bão, họ có năng lực, sự sáng tạo, nếu kiên trì nhất định sẽ đạt được thành công.
+ Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, tiếp bước cha anh, đưa tổ quốc vươn ra thế giới.
– Lên án một bộ phận trong thế hệ trẻ sống không có ước mơ, hoài bão, vô trách nhiệm, hèn nhác,…
* Liên hệ bản thân, rút ra bài học: Tuổi trẻ cần làm gì?
+ Xác định đúng mục tiêu, mục đích học tập.
+ Không ngừng nỗ lực phấn đấu.
+ Tự tin thể hiện mình để khẳng định bản thân.
( Trong quá trình giải quyết vấn đề nghị luận, HS lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh)
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 0,25
  2 Phân tích hình tượng nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám để thấy được bài học nhân sinh mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua nhân vật. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
– Phân tích nhân vật Tấm
– Bài học nhân sinh mà nhân dân muốn gửi gắm
0,25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được sự cảm nhận và vận dụng được các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3,75
HS có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
I. Mở bài
– Giới thiệu truyện cổ tích “Tấm Cám”, nhân vật Tấm.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Thông qua nhân vật thấy được bài học nhân sinh của nhân dân.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh của Tấm.
– Là con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi nhục. Hoàn cảnh của Tấm đáng thương, tội nghiệp
– Tấm hiền lành, nết na, chịu khó là hiện thân cho cái thiện. Mẹ con Cám lười biếng, độc ác gây ra bao nỗi bất hạnh cho Tấm, họ là hiện thân cho cái ác.
→ Sống với cái ác, vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật. Quá trình chiến đấu với cái ác của Tấm là cuộc đấu tranh để giành và giữ lấy hạnh phúc.
2. Quá trình phát triển hình tượng nhân vật Tấm
* Tấm – cô gái hiền lành, yếu đuối, cam chịu.
– Tấm bị mẹ con Cám tước đoạt trắng trợn cả vật chất và tinh thần. Nhưng Tấm chỉ biết cam chịu, bật khóc mỗi lần bị ức hiếp, trà đạp. Tấm luôn trong thế bị động và không có ý thức phản kháng.
⇒ Sự xuất hiện của Bụt là yếu tố kì ảo, là sự hóa thân của nhân dân bênh vực, bảo vệ kẻ yếu, đứng về phía cái thiện
* Tấm – cô gái mạnh mẽ, quyết liệt chống lại cái ác
– Quá trình đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của Tấm: Tấm không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị bắt nạt, biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Bụt mà đã kiên cường chống lại.
⇒ Những lần hóa thân của Tấm cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện trước cái ác.
* Tấm ra tay trừng trị cái ác.
– Tấm trở về cung trừng trị mẹ con Cám, giành lại hạnh phúc.
⇒ Hành động trừng phạt này phù hợp với quá trình trưởng thành, đấu tranh của Tấm
3. Bài học nhân sinh mà nhân dân gửi gắm qua nhân vật:
– Đó là bài học về tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù, trước cái ác
– Trong cuộc sống con người luôn phải đấu tranh, đừng bao giờ thỏa hiệp tiếp tay cho những thói hư, tật xấu, cái ác; đừng nhụt chí, phải có niềm tin vào bản thân để giúp chúng ta vượt qua tất cả
– Thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, về quan niệm sống “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
4. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Xây dựng những mẫu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật
– Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật
– Sử dụng các yếu thần kì, mô típ quen thuộc,…
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
– Mở rộng: Tấm là hiện thân của cái đẹp và cái thiện. Hình tượng cô tấm nết na, thùy mị, hiền lành từng là biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
2,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
  d. Bài viết sáng tạo: Bài viết có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
  e. Đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 0,25
    Tổng điểm 10,0

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *