ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1) Như thế nào gọi là sống đơn giản ? Theo quan niệm của những người đề xướng ra trào lưu này, sống đơn giản không đồng nghĩa với cuộc sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau một quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng ; một cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, tìm kiếm sự cân bằng trong mối quan hệ động – tĩnh ; một cuộc sống hồn nhiên, vô tư, không lo lắng, siêu phàm và thoát tục,…Sống đơn giản là tự mình lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem rõ điều mình thật sự cần thiết là cái gì ? Là sống một cuộc sống thực sự của bản thân mình chứ không phải là bắt chước theo lối sống của người khác hoặc sống theo yêu cầu của người khác. […]
(2) Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…
(Theo Chương Thâu, báo Văn nghệ, số Tết 2002)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Thao tác lập luận được sử dụng ở đoạn (1) là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào là sống một cuộc sống chân thực? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan niệm sống đơn giản của tác giả không? Vì sao? (1,0 điểm)
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ về lợi ích của một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu :
-Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly.
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)
Hãy so sánh tình cảm cách mạng trong đoạn thơ trên với đoạn thơ sau trong bài thơ Từ ấy:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ.
(Từ ấy – Tố Hữu)
– Hết –
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ bộ môn của trường.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50.
- Đáp án:
Phần | Đáp án và biểu điểm | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) | ||
1 | |||
Văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt chính: nghị luận. | 0,5 | ||
2 | |||
Thao tác lập luận được sử dụng ở đoạn (1) là giải thích. | 0,5 | ||
3 |
sống một cuộc sống chân thực là sống đúng với lòng mình, không bắt chước ai, không vì yêu cầu của ai; tạo một mối quan hệ gần gũi, thân thiết với mọi người xung quanh. | 1,0 | |
4 | Học sinh trả lời theo ý kiến riêng: Có/ Không và có cách lí giải hợp lí, chấp nhận được (VD: Đồng ý. Vì đó là quan niệm tiến bộ; quan niệm đó giúp ta có lối sống lành mạnh, xã hội văn minh; quan niệm đó rất phù hợp với tình hình hiện nay – con người đang chạy theo lối sống vật chất…) | 1,0 |
|
Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt theo cách riêng, nhưng phải đảm bảo đúng các ý trên. | |||
II | LÀM VĂN ( 7,0 điểm) | ||
1 | a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn giới thiệu được vấn đề; thân đoạn triển khai được các ý chi tiết; kết đoạn khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Lợi ích của một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. |
0,25 | ||
|
c.Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý sau: – Giới thiệu vấn đề: Lợi ích của một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. – Giải thích: Sống gần gũi với thiên nhiên là sống thuận theo lẽ tự nhiên, xem thiên nhiên là môi trường gắn bó với cuộc sống của mình, biết yêu và bảo vệ nó. – Nêu được một số lợi ích cụ thể như: + Cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. + Thiên nhiên được gìn giữ, bảo vệ giúp con người duy trì sức khỏe, tăng tuổi thọ. + Thiên nhiên cũng đem lại nhiều điều thú vị để ta khám phá. (Có thể liên hệ đến Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhàn). – Phê phán những hành động tàn phá thiên nhiên. – Rút ra bài học cho bản thân: Yêu thiên nhiên, cùng mọi người bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. |
0,25 0,5 0,25 |
|
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ. | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. | 0,25 | ||
2 | Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu Mình về mình có nhớ ta ……………………………. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1962) Hãy so sánh tình cảm cách mạng trong đoạn thơ trên với đoạn thơ sau: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ (Từ ấy _ Tố Hữu) |
5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận – Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu : – So sánh vẻ đẹp của tình cảm cách mạng trong đoạn thơ trên với đoạn thơ : Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ. |
0,5 | ||
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 2,5 | ||
** Giới thiệu ngắn gọn về tác giả tác phẩm và đọan trích | 0,5 | ||
** Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: * Nội dung – Khái quát chung về đoạn thơ : Bằng lối đối đáp và cách sử dụng đại từ Mình, Ta cùng với biện pháp sử dụng điệp từ quen thuộc trong ca dao, dân ca. Đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đằm thắm, thiết tha mà cả người ra đi và người ở lại đều chung một nỗi nhớ, một tình yêu, nay phải chia tay biết bao lưu luyến nhớ thương. – Bốn câu đầu : Lời ướm hỏi của người ở lại + Lời ướm hỏi ngọt ngào tình tứ của người ở lại -Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ? + Khơi gợi kỉ niệm về thời gian: 15 năm- một thời kì hoạt động CM, gian khổ , hào hùng mà rất nghĩa tình : Thương nhau chia củ sắn lùi … + Khơi gợi kỷ niệm về không gian: cây, núi, sông, nguồn… chỉ căn cứ cách mạng nơi giao lưu nghĩa tình quân dân. => Thể hiện tâm trạng của người ở lại lưu luyến, thông qua cặp đại từ : Mình- Ta, điệp từ nhớ. – Bốn câu còn lại: Tiếng lòng của người ra đi -Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… + Tâm trạng xao xuyến bâng khuâng bồn chồn… + Xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời, chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt và cái bắt tay đầy lưu luyến… * Nghệ thuật – Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống. – Giọng thơ ngọt ngào tâm tình sâu lắng. – Sử dụng kết cấu trong lối đối đáp giao duyên trong ca dao, dân ca. – Sử dụng cặp đại từ Mình – Ta. – Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ …. * Tóm lại: Đoạn thơ khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của tình quân dân gắn bó keo sơn trong một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình cảm ấy thắm thiết như tình yêu đôi lứa, thủy chung như nghĩa vợ chồng son sắt trước sau như một. |
2,0 | ||
** So sánh tình cảm cách mạng trong đoạn thơ của bài Từ ấy: * Giống nhau : – Tình cảm cách mạng trong hai đoạn thơ đều thiết tha, sâu lắng, chân thành; được thể hiện qua phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu. – Tình cảm cách mạng trong hai đoạn thơ đều xuất phát từ những con người yêu nước, giác ngộ cách mạng, tự nguyện gắn bó với cách mạng, nhân dân, sẵn sàng dấn thân vì cách mạng, vì đất nước. * Khác nhau : – Trong Việt Bắc: + Tình cảm cách mạng là tình cảm từ hai phía trong kháng chiến gian khổ nhưng thật hào hùng. Tình cảm ấy đã được thể hiện thật xúc động trong cảnh chia tay với tâm trạng lưu luyến bịn dịn và nỗi nhớ tha thiết của người đi – kẻ ở. + Tình cảm được gợi tả bằng thể thơ lục bát truyền thống và kết cấu theo lối đáp giao duyên trong ca dao dân ca. – Trong đoạn thơ Từ ấy: + Tình cảm cách mạng là tình cảm lớn của người thanh niên yêu nước trong buổi đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng. + Tình cảm ấy được gợi tả bằng thể thơ thất ngôn với âm điệu tha thiết, sâu lắng. Giọng thơ tự sự – người thanh niên yêu nước kể lại một kỉ niệm vui sướng trong cuộc đời cách mạng của mình: ngày chính thức đến với lí tượng cách mạng, từ đó có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và tình cảm. |
1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ. | 0,5 |
Lưu ý chung:
- Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC
VIỆT BẮC
TỪ ẤY TỐ HỮU