Đề thi thử THPT QG môn văn chuẩn cấu trúc: liên hệ Vợ nhặt và Thị Nở

MA TRẬN THI KHẢO SÁT LẦN 2, LỚP 12
Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút
Mục tiêu:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình lớp 11 và lớp 12 theo ba nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Hình thức: Tự luận, học sinh làm bài tại lớp trong thời gian 120 phút
Ma trận đề
 

Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
I. Đọc- hiểu
 
         
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0.5
5%
2
1.5
15%
1
1
10%
  4
3
30%
II. Làm văn
Văn nghị luận
         
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
      2
7
70%
2
7
70%
Tổng
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
1
1
5%
 
2
1.5
15%
 
1
1
10%
 
2
7
70%
 
6
10.0
100%

 

SỞ GD VÀ ĐT…
TRƯỜNG THPT …
==================
ĐỀ CHÍNH THỨC
             ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 12, LẦN 2
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

 
ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ . Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình , nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi .
Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển , để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được . Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt . Ai cũng có thế mạnh, sở trường . Điều quan trọng là mình hiểu được mình , biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình , biết được mình thích gì , muốn gì , mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó .
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình , điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác , ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân , học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.
Muốn khám phá bản thân , có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong.
Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách…
Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu…những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.
Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.
( Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu– Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính  của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả , việc hiểu được bản thân là khó hay dễ ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến : Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt .
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả : …để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Giá trị của bản thân
Câu 2 (5.0 điểm)
            Cảm nhận của anh /chị  về hình tượng người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12 , tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) . Từ đó liên hệ với nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ( Ngữ văn 11, tập 1 ,NXB Giáo dục Việt Nam ) để nhận xét về cảm hứng nhân đạo mà các nhà văn thể hiện trong hai tác phẩm trên.
 

 
SỞ GD&ĐT …
TRƯỜNG THPT …
 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2
MÔN THI: NGỮ VĂN, NĂM HỌC 2017 – 2018
Phần Câu                                            Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5
2 Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó ( không phải dễ); hiểu được bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.   0,75
3 Hiểu ý kiến: Mỗi cá nhân trong đời sống là một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường sở đoản khác nhau . 0,75
 
4 Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục
(HS có thể tham khảo cách lí giải sau:
-Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khi lắng nghe chính mình một cách trung thực . Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là một kênh tham khảo.
– Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm của bản thân).
1,0
II   LÀM VĂN 7,0
1
 
Viết đoạn văn về chủ đề: Giá trị của bản thân   2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của bản thân   0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận :Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể tham khảo gợi ý sau:    1,0
* Giải thích:
Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người về tố chất, trí tuệ, năng lực, kĩ năng…để đi đến thành công trong học tập và làm việc.
 
*Bàn luận:
–  Ý nghĩa của việc hiểu giá trị bản thân:
+ Biết được điểm mạnh điểm yếu, sở thích, xu hướng, năng lực của bản thân=> tạo dựng dấu ấn của riêng mình.
+ Tự tin, tự chủ trong học tập và công việc, tạo đươc hứng khởi làm tiền đề của thành công.
–          Làm gì để tạo dựng được giá trị bản thân?
+ Quá trình miệt mài học tập rèn luyện sáng tạo.
+ Chăm chút, bồi đắp năng khiếu, sở trường.
+ Tự tin ứng dụng vào cuộc sống để tỏa sáng.
–          Phê phán, bác bỏ:
+ Khẳng định bản thân không phải là tự cao tự đại.
+ Giá trị con người không nằm ở vẻ bề ngoài, không nằm ở tiền bạc, địa vị. Giá trị của mỗi người được đo bằng năng lực, đạo đức, tri thức, nghị lực, lòng nhân hậu, đức hi sinh…
 
* Bài học nhận thức và hành động:
– Học tâp, rèn luyện để tự khẳng định mình là mục tiêu, là động lực.
– Tạo dựng một cuộc sống tôn trọng và phát huy đa sắc giá trị bản thân.
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
2 Cảm nhận nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân), liên hệ nhân vật Thị Nở ( Chí Phèo – Nam Cao), nhận xét về cảm hứng nhân đạo   5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hai nhân vật và nhận xét về cảm hứng nhân đạo. 0,50
c. . Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
 
 
* Giới thiệu ngắn gọn về 2  tác giả, 2 tác phẩm, 2 nhân vật 0.5
* Cảm nhận hình tượng nhân vật người vợ nhặt :
– Là nạn nhân của nạn đói: không tên tuổi, không gia đình, lang thang vất vưởng kiếm sống qua ngày.
– Cuộc gặp gỡ với nhân vật Tràng : ngoại hình xấu xí tiều tụy, xơ xác; ăn nói đanh đá, chao chát, chỏng lỏn; bất chấp lòng tự trọng để được ăn và theo không Tràng về.
– Sau khi nên vợ nên chồng – sự đổi thay số phận và tính cách:
+ Trên đường về, thị thay đổi: xấu hổ, bẽn lẽn, ngượng nghịu…
+ Trước mặt bà cụ Tứ: ăn nói lễ phép; tâm trạng căng thẳng, lo âu, tội nghiệp.
+ Buổi sáng hôm sau, Thị trở thành người vợ, người con dâu hiền thảo mẫu mực: dậy sớm quét dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình; sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng gia đình chồng khi nhìn bát cháo cám ánh mắt tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng; câu chuyện người phá kho thóc của phát xít Nhật gieo niềm tin về tương lai tươi sáng.
– Ý nghĩa nhân vật :
+ Về nội dung : Nhân vật tiêu biểu cho tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói, góp phần làm sâu sắc giá trị hiện thực của tác phẩm
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, chu toàn; khát vọng tình yêu, hạnh phúc mãnh liệt.
+Về nghệ thuật: Xây dựng tình huống độc đáo, phân tích tâm lí nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thoại sinh động.
* Liên hệ với nhân vật Thị Nở:
– Người phụ nữ hội tụ nhiều thiệt thòi, hèn kém : xấu xí, dở hơi, nghèo khổ, gia đình có mả hủi…
– Hiện thân cho tình người duy nhất hiếm hoi giữa làng Vũ Đại: thức tỉnh phần nhân tính trong Chí Phèo .
2.0
* Nhận xét về cảm hứng nhân đạo:
– Cảm hứng nhân đạo: tấm lòng, tình cảm, thái độ tha thiết mãnh liệt của nhà văn dành cho con người, cuộc sống .
– Giống nhau:
+ Lên án,tố cáo xã hội đương thời.
+ Sự đồng cảm, thương xót đối với những số phận bất hạnh trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – 1945 .
+ Phát hiện và trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn con người: yêu đời yêu sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi.
– Khác nhau
+ Nhân vật Thị Nở : Nam Cao theo quan điểm nhân sinh của văn học Hiện thực phê phán Việt Nam với một kết thúc buồn.
+ Nhân vật người vợ nhặt : Kim Lân theo quan điểm nhân sinh của văn học Hiện thực xã hội chủ nghĩa thể hiện cái nhìn lạc quan về tương lai của người lao động Việt Nam.
– Lí giải vì sao có sự tương đồng và khác biệt: Tuy cùng đề tài về người lao động Việt Nam trước CMT8- 1945, nhưng 2 nhà văn là 2 cá tính sáng tạo, 2 phong cách, 2 khuynh hướng sáng tác…
* Đánh giá chung:
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,5
                         Tổng điểm 10.0  

 
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,   CHÍ PHÈO ,
VỢ NHẶT

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *