Đề thi thử THPT QG môn văn liên hệ nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ và Chí Phèo

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ       KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
  ĐỀ THI THAM KHẢO                                             Bài thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 02 trang)

  1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhân loại đang bước vào thời kỳ văn minh trí tuệ với tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc, bằng truyền thống và năng lực của mình phải nhanh chóng tiếp cận tri thức, làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên, làm chủ khoa học – công nghệ, làm chủ đất nước và xã hội thì mới có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Vào thế kỷ XXI, Nhật Bản khuyến cáo đến từng gia đình: “Nếu cha mẹ luôn đi trước dẹp tất cả các chướng ngại vật trên con đường đi (bảo hộ, bao bọc quá mức) thì sẽ khiến con không thể tự mình dấn bước. Thêm nữa, khi làm như vậy, cha mẹ còn tước đi cơ hội thử thách, cơ hội học từ thất bại, cơ hội vui chơi và trải nghiệm phong phú cho con”, và “thời đại nếu học trường tốt, làm công ty tốt sẽ trở nên hạnh phúc đang dần kết thúc. Thay vào đó, việc có được năng lực sống, năng lực tự mình học tập, tự mình suy nghĩ sẽ được đặt ra”. (Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản, NXB Phụ nữ, 2015, tr. 141, 151). Có thể xem đó là khuyến cáo có ý nghĩa với không chỉ Nhật Bản trong bối cảnh đòi hỏi sự phát triển ngày càng cao của chất lượng nguồn nhân lực mang tính toàn cầu.
Học tập luôn hứa hẹn những giải pháp, mở ra cơ hội và con đường đi đến thành công. Học tập là chìa khóa để mở những cánh cửa cuộc đời. Vì vậy, thiết nghĩ, học tập không chỉ là nghĩa vụ thiêng liêng mà còn là quyền lợi cao cả của mọi công dân. Học tập không chỉ đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, mà còn là hạnh phúc cho cả một dân tộc và toàn nhân loại. Đó là một tư duy về chiến lược phát triển con người trong thời đại mới.
(Trích Đi học là hạnh phúc – Nguyễn Trọng Hoàn, theo www.tapchico ngsan.org. 06/9/2010)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, nền kinh tế tri thức hiện nay đòi hỏi những yêu cầu gì ở mỗi quốc gia, dân tộc?
Câu 3. Theo anh (chị), vì sao việc học tập được coi là một tư duy về chiến lược phát triển con người trong thời đại mới?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến của tác giả nêu ra trong đoạn trích “Học tập là chìa khóa để mở những cánh cửa cuộc đời” không? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc học tập .
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích đoạn trích sau:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và bun, nếu không có bếp la sưởi kia thì Mi cũng đến chết héo. Mi đêm, M đã dy ra thi la hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu ln.
(…)  Mi đêm, khi nghe tiếng phù phù thi bếp, A Ph li m mt. Ngn la sưởi bùng lên, cùng lúc y thì M cũng nhìn sang, thy mt A Ph trng trng, mi biết A Ph còn sng. My đêm nay như thế. Nhưng Mị vn thn nhiên thi la, hơ tay. Nếu A Ph là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. M vn tr dy, vn sưởi, ch biết ch còn vi ngn la. (…).
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ng yên thì M tr dy thi la. Ngn la bp bùng sáng lê, M lé mt trông sang thy hai mt A Ph cũng va m, mt dòng nước mt lp lánh bò xung hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thy tình cnh như thế, M cht nh li đêm năm trước, A S trói M, M cũng phi trói đứng thế kia. Nhiu ln khóc, nước mt chy xung ming, xung c, không biết lau đi được. Tri ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phi chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bt v trình ma nhà nó ri thì ch còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia vic gì mà phi chết thế. A Ph… M phng pht nghĩ như vậy.
Đám than đã vc hn la. M không thi, cũng không đứng lên. M nh li đời mình. M li tưởng tượng như có thể mt lúc nào, biết đâu A Ph chng đã trn được rồi, lúc y b con Pá Tra s bo là M đã ci trói cho nó. M lin phi trói thay vào đấy. M phi chết trên cái cc y. Nghĩ thế, trong tình cnh này, làm sao M cũng không thy s
Lúc ấy, trong nhà đã ti bưng. Mị rón rén bước li, A Ph vn nhm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước li… M rút con dao nh ct lúa, ct nút dây mây. A Ph c th phè tng hơi, không biết mê hay tnh. Ln ln, đến lúc g được hết dây trói người A Ph thì M cũng ht hong. M ch thì thào được mt tiếng “Đi ngay…” ri M nghn li. A Ph bng khuu xung, không bước ni. Nhưng trước cái chết có th đến nơi ngay, A Phủ li qut sc vùng lên, chy.
Mị đứng lng trong bóng ti.
Rồi M cũng vt chy ra. Tri ti lm. M vn băng đi. M đui kp A Phủ, đã lăn, chy, chy xung ti lưng dốc,M th trong hơi gió thốc lnh but:
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, M li nói:
– Ở đây thì chết mt.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chng đó va cu sng mình.
A Phủ nói: “Đi vi tôi”. Và hai người lng lng đỡ nhau lao chạy xung dc núi.
(Trích Vợ chng A Ph – Tô Hoài)
Từ đó, liên hệ đến tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) .
————————————————– Hết—————————————————–
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
TRƯỜNG THPT …       KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
  ĐỀ THI THAM KHẢO                                             Bài thi: Ngữ văn
                                         ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)

Phần Câu Ni dung Đim
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận. 0.5
2 Theo tác giả, nền kinh tế tri thức hiện nay đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc, bằng truyền thống và năng lực của mình phải nhanh chóng tiếp cận tri thức, làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên, làm chủ khoa học – công nghệ, làm chủ đất nước và xã hội. 0.5
3 Việc học tập được coi là một tư duy về chiến lược phát triển con người trong thời đại mới vì: Học tập sẽ giúp con người có được tri thức, kĩ năng, năng lực để phục vụ bản thân, phục vụ xã hội, phát triển đất nước. 1.0
4 Thí sinh cần nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục về ý kiến của tác giả trong đoạn trích. Chẳng hạn như:
– Nếu thí sinh đồng tình thì có thể kiến giải: học tập là con đường quan trọng để đạt được thành công, khả năng học tập càng tốt thì cơ hội để tìm kiếm thành công càng cao…
– Nếu thí sinh không đồng tình thì có thể kiến giải: Học tập không phải là con đường duy nhất, không phải là yếu tố quyết định sự thành công…
1.0
II   LÀM VĂN 7.0
  1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc học tập 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc học tập 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của vấn đề chiến thắng được bản thân mình. Có thể theo hướng sau:
1. Việc học tập sẽ mang đến tri thức, giúp ích cho con người trong các lĩnh vực của đời sống; giúp con người hòa nhập với cộng đồng và khẳng định giá trị của bản thân.
2. Học tập là điều kiện thiết yếu để đóng góp cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển đất nước….
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25
2 Cảm nhận về đoạn trích và liên hệ liên hệ với tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao để nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm    5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài giới thiêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận đoạn trích và liên hệ nhận xét về giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm
0.5
    c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.5
* Cảm nhận về đoạn trích trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”:
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Về nội dung:  Đoạn trích kể về sự kiện Mị cắt dây trói cứu A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. Trong đó, tác giả tập trung vào thể hiện diễn biến tâm lý và hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị
+ Lúc đầu, Mị nhìn A Phủ bị trói một cách thản nhiên.
+ Khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã thức dậy mối đồng cảm, nhận thức được tội ác của cha con thống lý Pá Tra.
+ Vượt qua nỗi sợ, Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ.
+ Cũng như A Phủ, khi bản năng sống được hồi sinh, Mị đã vùng chạy theo A Phủ.
– Về nghệ thuật: miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật phù hợp với logic đời sống, đạt đến sự chân thực, tinh tế; trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; …
2.0
* Liên hệ để nêu lên giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm:
Thí sinh cần liên hệ hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
– Giá trị nhân đạo của hai tác phẩm: Hai nhà văn cùng thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, xót thương cho thân phận bất hạnh của những người lao động nghèo khổ; cùng cất lên tiếng nói tố cáo các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con người; cùng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người và đồng tình với sức phản mãnh liệt của người lao động.
– Giá trị nhân đạo mới mẻ trong “Vợ chồng A Phủ”: Nhà văn có thêm sự mở đường cho nhân vật, đưa họ đi từ đấu tranh tự phát đến tự giác (cho họ sống cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không ảm đạm, bi thương, bế tắc như những tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám). Điều này làm phong phú hơn cho giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt cậu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêt.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sấu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
TỔNG ĐIỂM: 10.0

Hết
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,  VỢ CHỒNG A PHỦCHÍ PHÈO,

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *