Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương 16 (năm 2022) – Ngữ văn 11 – THPT CHUYÊN SƠN LA

Câu 1 (8,0 điểm)

Trong bài viết “Hơn cả một vị Thánh”  nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ: “Chỉ có tình yêu mới xác lập con người”.

Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

          Có ý kiến cho rằng: “ Sự lựa chọn thể loại là một phương diện cho thấy thiên hướng hay sở trường của nhà văn. Nhà văn vừa là người vận dụng, vừa làm thay đổi thể loại bằng cách tìm cho nó một số khả năng mới”.

Dựa vào một số truyện ngắn của giai đoạn văn học 1930 – 1945 hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Yêu cầu chung

Giám khảo cần:

– Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

– Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo…

– Chấm theo thang điểm 20 (Câu 1: 8,0 điểm; câu 2: 12,0 điểm)

Yêu cầu cụ thể

CÂU Điểm
 1 Nghị luận xã hội 8,0
a.  Đảm bảo hình thức bài văn

b. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

c. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận bày tỏ suy nghĩ vềvai trò của tình yêu trong việc xác lập con người.

d.  Yêu cầu nội dung: HS có thể triển khai theo nhiều hình thức khác nhau, đưa ra quan điểm, lí lẽ của bản thân song cần nghiêm túc, hợp lí và đảm bảo những ý cơ bản sau:

* Giải thích:

– Từ ngữ: “tình yêu” hiểu theo nghĩa rộng là tình yêu thương, sự sẻ chia của con người dành cho nhau; “xác lập con người” là xác định, thể hiện, khẳng định giá trị, phẩm giá, nhân cách con người.

– Cả ý kiến:Thể hiện sự suy tôn tình yêu của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, là lời khẳng định ý nghĩa của tình yêu như một thước đo phẩm giá, thể hiện nhân cách, giá trị của mỗi con người.

* Lí giải.

– Để xác lập mình, con người cần gì?

+ Sự hiểu biết, trí tuệ (về thế giới tự nhiên, xã hội và về chính mình…)

+ Tâm hồn, tình cảm (những yếu tố bên trong con người)

+ Tình yêu thuộc đời sống tâm hồn, tình cảm của con người, là yếu tố vô cùng quan trọng làm nên một con người.

– Tình yêu có vai trò gì trong việc xác lập con người?

+Người có tình yêu, biết yêu thương là người có tâm hồn đẹp, có đời sống tinh thần đáng trọng: không vị kỉ, biết quan tâm, giúp đỡ mọi người; sống đúng với truyền thống đạo lí dân tộc…

+ Để có tình yêu và thể hiện nó với mọi người đòi hỏi mỗi người có sự đấu tranh và lựa chọn giữa cái chung – riêng. Sự lựa chọn ấy sẽ phần nào thể hiện được nhân cách con người.

+ Người sống với trái tim giàu tình yêu thương luôn có ý thức hướng thiện, có ý thức gắn kết với giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng để tạo sức mạnh tự thân, sức mạnh cộng đồng – cội nguồn sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi khó khăn.

+ Sống với trái tim nhạy cảm biết yêu thương là điều thiêng liêng và “độc quyền” của loài người. Đó cũng là điều mà nhân loại luôn cố gắng gìn giữ và để vươn tới xây dựng một xã hội văn minh, nhân văn.

+ Đặt trong bối cảnh thời đại hiện nay, để sống và làm người bằng tình yêu, với tình yêu còn đòi hỏi bản lĩnh, sức chịu đựng trước sự hoài nghi, phán xét  của người đời.

(HS cần đưa ra dẫn chứng hợp lí, thuyết phục để làm rõ ý)

– Bàn luận, mở rộng:

+ Để tình yêu thực sự là một tiêu chí xác lập con người cần một số điều kiện:

.) Sự hiểu biết: để yêu thương đúng cách, đúng người, tránh sự bồng bột, thái quá, cực đoạn hoặc tình yêu bị lợi dụng

.)Lòng tin: tin ở người, ở đời, ở những điều tốt đẹp – điều kiện của một tình yêu chân thành, sâu sắc.

.) Cần có những điều kiện về kinh tế, sức khoẻ… để tình yêu được hiện thực hoá thành những hành động cụ thể.

+ Bài học nhận thức và hành động.

e. Trình bày cảm xúc, sáng tạo

0,25

0,25

0,25

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

4,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

0,75

Câu 2 Nghị luận văn học 12,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết thúc được vấn đề 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm sáng tỏ nhận định “Sự lựa chọn thể loại là một phương diện cho thấy thiên hướng hay sở trường của nhà văn. Nhà văn vừa là người vận dụng, vừa làm thay đổi thể loại bằng cách tìm cho nó một số khả năng mới” 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp hài hòa giữa lý lẽ và dẫn chứng
* Giải thích nhận định:

– “Thể loại” là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học, nó là khái niệm mang tính chất loại hình chỉ sự thống nhất giữa nội dung với hình thức của tác phầm văn học; “thiên hướng, sở trường” chính là thế mạnh, cá tính sáng tạo của nhà văn – người sáng tạo ra tác phẩm văn học.

– Ý kiến trên cho thấy: Mỗi nhà văn luôn có thiên hướng tìm đến một thể loại nhất định, nó cho thấy sở trường của nhà văn. Nhưng nhà văn thực sự tài năng không chỉ vận dụng thể loại ấy mà với cá tính sáng tạo của mình, còn tìm cho thể loại ấy một số khả năng mới làm thay đổi thể loại. Tạo nên hiện tượng giao thoa thể loại.

* Bàn luận:

– Cơ sở lí luận:

+ Mỗi thể loại có một phương thức đặc thù để biểu hiện thế giới. Thể loại là mô hình thế giới quan, đánh dấu giới hạn trong cách biểu hiện, lí giải đời sống của nhà văn.

+ Sự lựa chọn thể loại đánh dấu sự tự giác trong tư duy nghệ thuật, sự biểu hiện đời sống của nhà văn. Việc tìm kiếm phương thức phù hợp với những gì quan sát được cho thấy thế mạnh của nhà văn, nhà văn cũng bộc lộ cá tính sáng tạo rõ rệt ấy qua việc sử dụng thể loại ấy.

+ Thể loại thường mang tính chất ổn định (truyện ngắn cần có sự kiện, thơ là phương thức trữ tình…). Nhà văn ý thức được thể loại mình đang viết, hiểu được khi theo đuổi thể loại nào thì giới hạn biểu hiện đời sống là ở điểm nào.

+ Nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Vận dụng thể loại chưa phải biểu hiện của sự sáng tạo trong sáng tác văn chương chính vì thế nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm ra cái mới, tăng khả năng biểu hiện và tiếp cận đời sống cho các thể loại văn học.

+ Đổi mới thể loại đòi hỏi nhà văn là người cần biết cải biên, tiếp thu các thể loại khác để đưa vào thể loại mình đang sáng tác làm cho thể loại trở nên phong phú hơn, tạo nên sự giao thoa, cộng hưởng giữa các thể loại. Người nghệ sĩ tài năng là người biết tạo ra sự giao thoa.

– Cơ sở thực tiễn sáng tác:

+ HS lấy được hai tác phẩm truyện ngắn phù hợp thuộc giai đoạn văn học 1930 – 1945 để chứng minh.

+ Khi chứng minh cần chỉ rõ: Tác phẩm ấy thuộc thể loại gì? Có sự giao thoa với thể loại nào và chỉ ra những biểu hiện cụ thể của thể loại được giao thoa và nó thể hiện được thiên hướng gì của nhà văn (Ví dụ: nếu chọn tác phẩm Chí phèo HS cần xác định đây là thể loại truyện ngắn nhưng được viết trên nền tư duy tiểu thuyết – Cấu trúc xoay quanh 3 trục tình huống, xây dựng bức tranh toàn cảnh của xã hội; kết thúc bỏ ngỏ, đặt ra nhiều câu hỏi cho độc giả…; truyện còn giàu chất thơ – tạo nhịp điệu cho câu văn, đi sâu khai thác nội tâm, cảm giác của nhân vật; ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu tượng giàu chất thơ…Nếu chọn Hai đức trẻ HS cần xác định đây là tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam nhưng giàu chất thơ – Truyện mà không có truyện; khai thác nội tâm, cảm giác của nhân vật; cách tổ chức ngôn từ câu văn giàu cảm giác và nhịp điệu….)

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4,5

d. Bàn luận mở rộng:

– Nhận định trên là xác đáng khi đã chỉ ra một thực tế trong hoạt động sáng tạo của nhà văn..

– Ý nghĩa đối với hoạt động tiếp nhận:

+ Người viết: Cần hiểu biết chắc chắc về thể loại mà mình sử dụng và có ý thức nới rộng chiều kích thể loại, tạo sự giao thoa để làm tăng khả năng biểu hiện đời sống của thể loại và khẳng định cá tính sáng tạo của mình..

+ Người đọc: Có những hiểu biết nhất định về thể loại để từng bước đi vào thế giới sáng tạo của người nghệ sĩ. Đồng thời cũng nhận ra được sự sáng tạo của người viết trong việc sử dụng thể loại và đó cũng là một tiêu chí để đánh giá tài năng của người nghệ sĩ.

1,0
e. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
f. Trình bày cảm xúc, sáng tạo 0,75

Lưu ý chung

– Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

– Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

– Cần vận dụng đáp án và thang điểm chấm linh hoạt. Không chấm theo kiểu đếm ý lấy điểm. Trận trọng những sáng tạo của người viết.

Sơn La, 12 tháng 07 năm 2022

Người ra đề

 

Đỗ Thị Dung

(sđt 0976060219)

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *