Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương 16 (năm 2022) – Ngữ văn 10 – Trường THPT Chuyên Sơn La

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN -LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.

Câu I: (8 điểm)

Trong cuốn “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”  của Nguyễn Ngọc Thuần, nhân vật tôi từng chia sẻ về câu trả lời bí mật của người bố cho câu hỏi “tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó mà phải là khuôn mặt trước tiên” của cậu như sau:“Bố tôi bảo bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn nữa, họ đã hy sinh cho điều gì.” 

Nhưng trong một cuốn sách kì diệu của Saint Exupéry, “Hoàng tử bé”, con cáo lông đỏ lại tiết lộ với hoàng tử bé: “ Bí mật của tớ đây. Rất chi là đơn giản: Người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim. Con mắt vốn mù loà trước điều cốt tử”.

Em suy nghĩ gì về những “bí mật”  trên?

Câu II: (12 điểm)

Có một Nguyễn Trãi từ tột đỉnh vinh quang trở về với vườn quê, “ao ra muống, lạch mùng tơi”, nói lời dân giã….; Một Nguyễn Du bước ra khỏi không gian cung đình đồng cảm với bao thân phận chuân truyên, gió bụi dặm trường; Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều ở chốn lầu son gác tía mà thương cho nỗi niềm của những người chinh phụ, cung nữ…

Từ chân dung những nhà văn lớn trên, anh/ chị hãy viết một bài luận về chủ đề: Nhà văn lớn là người có khả năng bước ra khỏi không gian văn hoá quy phạm của chính mình.

————–HẾT—————-

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu I:

 

Nghị luận xã hội 8,0 điểm
1

 

Hình thức, kĩ năng : Đảm bảo hình thức của một bài nghị luận xã hội; Ý tưởng, diễn đạt mới mẻ, sâu sắc, có tính đột phá. 2,0

 

2 Triển khainội dung nghị luận: Đảm bảo những luận điểm cơ bản sau. 6,0
2.1 Giải thích 1,0
  -Nếu đôi mắt hiện thân cho cái nhìn, năng lực quan sát đời sống thì trái tim hiện thân cho tình yêu, sự đồng cảm.

– Như vậy câu trả lời của người bố của nhân vật tôi trong cuốn “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” chia sẻ cho ta bí mật về giá trị của đôi mắt trên gương mặt người, nó quan trọng và ý nghĩa hơn rất nhiều so với đôi bàn tay:  Đôi mắt có khả năng nói cho ta biết bản chấtcủa một con người. Nhìn vào đối mắt có thể biết con người ấy có cuộc đời nông sâu thế nào, đã đi qua những buồn vui như ra sao; Trong khi đó trong cuốn Hoàng Tử Bé, bằng cách so sánh quyền năng của  đôi mắt với trái tim, nhân vật con cáo tiết lộ và khẳng định đôi mắt có những giới hạn, có điểm mù – nó thường không thể nhìn thấy những điều cốt tử – những giá trị đích thưc cuả đời sống – điều mà chỉ trái tim có thể.

 

 

 

 

2.2 Bàn luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề: về quyền năng của “đôi mắt”  và điểm giới hạn của nó; Sức mạnh trái tim.
  – Trước hết, về bí mật của người bố: Quyền năng của đôi mắt con người.

+Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất để người ta nhớ gương mặt người, đó là cánh cửa thông quan giúp con người nhìn ngắm thế giới, cảm nhận sắc màu, hình hài muôn vẻ của đời sống,  kết nối con người với con người.

+ Song không chỉ vậy, đôi mắt còn là tâm gương hắt chiếu thế giới chủ quan của con người. Vì con người người đâu chỉ quan sát đời sống này bằng cái nhìn vật lí mà con bằng cả “cái nhìn” nội tâm, đâu chỉ nhìn mà còn nghĩ còn sống gắn với một thế giới quan nhất định. Do đó đôi mắt còn là mặt hồ lưu giữ những trải nghiệm buồn vui của con người, những nỗi niềm nông sâu, yêu thương  hay là đau khổ, hy sinh hay là dâng hiến của con người. Bởi vậy “đôi mắt”  vừa có khả năng nhìn vừa có khả năng nói.

– Tuy nhiên, trong cuốn Hoàng Tử Bé, lời của con cáo lông đỏ tiết lộ vớita về giới hạn của đôi mắt. Đôi mắt luôn mù loà trước những điều cốt tử. Những điều cốt tử của đời sống phải được nhìn bằng trái tim.

+ Bởi lẽ, đôi mắtcủa con người luôn có điểm mù, không chỉ là những điểm mù vật lí mà còn là điểm mù của những định kiến.Tạo hoá cho con người một đôi mắt nhưng nhãn cầu của nó chỉ có thể nhìn về phía trước chứkhông có khả năng nhìn lại, và tiêu cự của nó cũng có giới hạn nhất định, cùng với những thiên kiến cá nhân nó không khó có thể giúp nhìn thấy những bí ẩn vô hình, vô sắc phức tạp của đời sống.

+ Trong khi đó đời sống thì đầy nghịch lí, những điều cốt tử thường không hiện lộ mà hay ẩn khuất trong đời sống. Cái đẹp dễ thường bị che lấp, cái hấp dẫn chưa chắc đã đẹp, điều thiêng liêng thường núp bóng hình hài của cái giản dị.

+ Do đó con người cần đến cái nhìn của trái tim. Trái tim là biểu tượng của sự đồng cảm, trắc ẩn, của sự sáng suốt trong tâm hồn. Đó là con mắt thứ ba để giúp con người vượt qua cái nhìn giới hạn vật lí mà chạm vào điều thiêng liêng, cốt tử vốn thường ẩn khuất trong đời sống này.

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

2.3 Đánh giá, mở rộng và nêu bài học 1,0
  – Hai lời bí mật dường như là một đối thoại nhưng mở cho ta những vấn đề về cách nhìn, cách hiểu người và hiểu đời thông qua đôi mắt và trái tim Người. Đôi mắt với những quyền năng đặc biệt giúp ta hiểu lòng người nhưng chính nó lại có thể chứa những điểm mù, điểm giới hạn. Nhìn vào đôi mắt của một con người, ta có thể cảm nhận được những trải nghiệm buồn vui của con người đó nhưng để nhìn ra ngoài đời sống phức tạp để chạm vào điều cốt tử thì nhìn bằng đôi mắt là không đủ. Thế nên, muốn hiểu người và lĩnh nhận được chân giá trị của những điều thiêng liêng cần nhiều hơn một cái nhìn, đó là trái tim biết yêu thương, biết sống từ ái…

– Song cả hai “bí mật” đều có những điểm gặp gỡ. Đôi mắt biết nói chỉ khi con người biết sống hết mình vớimọi yêu thương, buồn vui của cuộc đời. Cũng vậy chỉ khi nhìn cuộc sống bằng nguồn sáng yêu thương ấp áp của trái tim -con mắt thứ 3, con người chạm vào được nhiều bí ẩn thiêng liêng của đời sống. Như vậy, hành trình để hiểu người và hiểu cuộc đời luôn cần có gốc từ yêu thương và những ánh nhìn sáng suốt.

0,5

 

 

 

 

0,5

Câu II Nghị luận văn học 12
1

 

Hình thức, kĩ năngĐảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; Ý tưởng  sắc sảo, diễn đạt mới lạ, hành văn tươi mới. 2,0

 

2 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 10
2.1 Giải thích
  – Chân dung Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều đều là những nhà văn lớn bước ra khỏi vùng không gian văn hoá thẩm mĩ mà họ thuộc về để đến gần với đời sống: Nguyễn Trãi cất lời cỏ cây, thôn dã; Nguyễn Du bước ra khỏi không gian cung đình cảm thương cho thân phận những người phụ nữ tài hoa truân chuyên; Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn vượt lên vị thế nam nhân chốn lầu son mà đồng cảm với nỗi niềm của những người chinh phụ, cung nữ.

-Không gian văn hoá  quy phạm không chỉ là những yếu tố xã hội như xuất thân, giai tầng, quê hương bản quán, văn hoá thời đại hình thành nên con người nhà văn mà còn là ý thức hệ tư tưởng, nhận thức thẩm mĩ mà nhà văn được bồi đắp có khả năng chi phối, đóng khung con người và hành vi sáng tạo của nhà văn. Đề bài đề xuất một tiêu chí đánh giá tầm vóc của một nhà văn lớn: Nhà văn lớn là nhà văn khả năng bước ra khỏi vùng quy phạm đã trở thành khuôn thước, để sáng tạo, để viết rộng rãi hơn, đặt ra được những vấn đề khác biệt và tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử văn học.

2,0
2.2 Bàn luận, chứng minh 6,0
  a.Yêu cầu về lí lẽ:(Tại sao nhà văn lớn lại là người có khả năng bước ra khỏi vùng văn hoá của chính mình) 3.5
+ Lao động nghệ thuật là lao động sáng tạo, nghệ thuật  vốn không chấp nhận vùng đất cũ, những bước đi sáo mòn. Do đó về bản chất việc nhà văn có khả năng bước ra khỏi vùng văn hoá mình thuộc về là những đòi hỏi tất yếu về hành vi sáng tạo của người nghệ sĩ.

+Mặt khác để bước ra khỏi vùng quen thuộc nhà văn phải vốn sống rộng rãi, có trái tim rộng mở với cuộc đời khi đó nhà văn mới không chỉ viết về vùng đời sống vốn quen thuộc và hiểu biết mà còn có thể viết về cái cuộc sống bao là bên ngoài mình, khác với mình và đồng cảm với những kẻ khác mình. Như Nguyễn Du hiểu đời hiểu người, đồng cảm với thân phận của những người phụ nữ truân chuyên, những kẻ tài sắc bị cuộc đời dâu bể vùi dập, mang thân nam tử chốn cung đình mà Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn thấu hiểu được những khát khao hạnh phúc của những người chinh phụ, cung nữ.

+  Không chỉ thế, bước ra khỏi không gian văn hoá quen thuộc chứng tỏ nhà văn có năng lực sáng tạo, dám phá vỡ những nguyên tắc, những khuôn vàng thước ngọc đã đóng khung người viết, quy phạm hoá hành động viết. Điều này đòi hỏi nhà văn vừa phải có bản lĩnh sống và viết, vừa phải có có cái nhìn mới và tài năng thực sự.

+Hơn thế, khi phá vỡ quy phạm, vượt khỏi không gian quen thuộc với cách  “viết cũ” để bước ra không gian mới, dám “viết mới” nhà văn có thể sẽ tạo ra “chuẩn” mới cho sáng tạo. Và đồng thời taọ ra những thành tựu nghệ thuật “chung cho loài người”, có sức mạnh hoà giải, kết nối  các vùng không gian đời sống, kết nối con người với con người  Lịch sử  sáng tạo văn học chứng minh những nhà văn lớn là những nhà văn độc đáo dám phá vỡ giới hạn, dám lệch chuẩn,  những tác phẩm lớn, những câu thơ hay cũng  đa phần là những tác phẩm độc đáo, những câu thơ phá luật.

0,5

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

b. Yêu cầuchứng minh (Nhà văn phá vỡ quy phạm, bước ra khỏi vùng không gian văn hoá của mình được biểu hiện trên những phương diện nào?)

Học sinh có thể tự do lấy các dẫn chứng khác nhau nhưng cần nhìn thấy các phương diện phá vỡ không gian văn hoá quy phạm:

 

2.5
– Viết về điều quen thuộc bằng cái nhìn mới, tư tưởng mới, nhận thức mới (Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du viết về thời cuộc, về chính giai tầng mình bằng cái nhìn mới, đầy tinh thần phản biện)

– Viết về vùng cuộc sống mới khác với vùng không gian quen thuộc của nhà văn (Nguyễn Trãi viết những thôn ca, Nguyễn Du thương khóc cuộc đời những người tài tử, những phụ nữ bị đày đoạ )

– Viết bằng một hình thức mới, ngôn ngữ mới, thể loại mới: Điều này thực sự khó ở những thời đại mà văn thơ đã có những tượng đài, những khuôn thước tưởng chừng như vĩnh viễn. Ví như thời kì văn học trung đại khi Đường thi là mẫu mực, khi cửa Khổng sân Trình là  ý thức văn hoá tuyệt đối những nhà văn, nhà thơ  dám bước ra khỏi không gian văn hoá quen thuộc là những người đã tạo ra được những giá trị văn học lớn lao.

+ Nguyễn Trãi tạo ra thơ lục ngôn, nôm hoá thứ thơ luật Đường bằng luật điệu ngôn từ của đời sống bình dân.

+ Nguyễn Du viết truyện Kiều bằng thể lục bát truyền thống, bằng lời – “thôn ca sơ”, “tang ma ngữ”, bằng điệu thương buồn bã của dân tộc.

 

0,5

 

1,0

 

 

 

 

1,0

2.3 Mở rộng đánh giá, nêu bài học

– Có nhiều thước đo đánh giá nhà văn lớn: tư tưởng lớn, tài năng lớn, trái tim nhân đạo bao la. Song nếu lấy sáng tạo là đạo đức cơ bản của người làm nghệ thuật thì thì việc bước ra khỏi không gian quy phạm văn hoá mà nhà văn quen thuộclà một tiêu chí đánh giá vững bền và có thể cho ta thấy rõ được tầm vóc, đóng góp những nhà văn đích thực.

-Tuy nhiên cần hiểu bước ra khỏi không gian văn hoá nơi mình thuộc về không phải là thái độ quay lưng với văn hoá. Nó là sự thể hiện của can đảm sáng tạo đến từ khả năng nhìn cuộc đời rộng rãi hơn và nỗ lực cống hiến của nghệ sĩ cho cái đẹp.

– Bài học với nghệ sĩ và người đọc: Muốn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, đòi hỏi nhà văn không chỉ trau dồi vốn sống, có nhãn quan độc đáo, can đảm độc hành trên con đường sáng tạo. Người đọc cần mở rộng góc nhìn, khách quan hơn,vượt lên những thiên kiến, giới hạn để đánh giá một nhà văn đích thực. Xét đến cùng xem xét tầm vóc của một nhà văn lớn hãy xem xét nỗ lực vượt khung và tinh thần sáng tạo của nhà văn đã đem được cái gì mới cho văn chương.

2,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *