Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương 16 năm 2022 – Ngữ văn 11 – PT vùng cao Việt Bắc

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 NĂM 2022

 Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (8.0 điểm)

Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.

(Theo Hạt giống tâm hồn – NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)

 

Câu 2 (12.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn lớn là người có khả năng khám phá, miêu tả tinh tế, đồng thời có thế lý giải sâu sắc thế giới nội tâm con người”.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh bằng những truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

 

 

————————— HẾT —————————

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Yêu cầu Điểm
1 Nghị luận xã hội 8.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Về kĩ năng

– Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội, bố cục bài viết sáng rõ, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…

– Bài viết có quan điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục văn phong trong sáng,…

0.5
2. Về nội dung

Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:

0.5
2.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 0.5
2.2. Giải thích 1.5
– “mỉm cười”: chỉ tinh thần lạc quan trong cuộc sống; là những niềm vui tìm thấy trong gian khó, vất vả.

– “cho đi”: chỉ sự chia sẻ cả về vật chất và tinh thần của mình cho những người xung quanh mà không hề toan tính.

– “tha thứ”: chỉ sự bao dung trong tâm hồn với những lỗi lầm của người khác.

=> Quan niệm trên đề cập đến việc làm thế nào để con người có thể hoàn thiện bản thân mỗi ngày, làm cho đời sống tâm hồn mình trở nên phong phú. Đó là lối sống lạc quan, sự bao dung, nhân hậu, vị tha, biết sống vì người khác.

2.3. Bàn luận:

– Tinh thần lạc quan, vui vẻ, luôn “mỉm cười” trước những khó khăn, vất vả sẽ giúp con người trở nên vững vàng, mạnh mẽ hơn. Cùng với đó, việc “mỉm cười” cũng xua tan những ưu phiền, lo lắng trong cuộc sống; giúp chúng ta thấy được ánh sáng của niềm tin vào những điều tốt đẹp ngay cả lúc cuộc sống rơi vào tình trạng tối tăm, đau khổ nhất. Như vua hề Charlie Chaplin đã phát biểu: “Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười.”

– Sống không chỉ biết đón nhận mà còn phải biết cho đi, “Cho đi là còn mãi”. Khi chúng ta biết tự nguyện cho đi những niềm vui, sự quan tâm, san sẻ cả về vật chất và tinh thần; biết yêu thương những người khác chính là lúc ta nhận về lòng biết ơn, tình cảm thương quý, trân trọng của mọi người dành cho ta. Điều đó sẽ góp phần làm cho đời sống tâm hồn, tình cảm của chúng ta trở nên giàu có và phong phú hơn.

– Tha thứ giống như một liều thuốc tốt nhất cho mọi lỗi lầm, cứu rỗi tâm hồn con người; giúp con người trở nên mạnh mẽ, thôi thúc con người hướng thiện.

3.0
2.5. Đánh giá- mở rộng

– Hãy nhớ: cho đi và nhận lại luôn là một quy luật tất yếu trong cuộc sống; muốn nhận lại sự quan tâm, giúp đỡ của người khác thì trước tiên chúng ta cần phải biết cho đi.

– Một ngày nếu bạn không nở nụ cười thì chính là bạn đang bỏ lỡ mất niềm vui của chính mình, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tẻ nhạt, thiếu màu sắc và sức sống.

– Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác không có nghĩa là bạn dễ dãi, hời hợt mà đó là thái độ sống tích cực, nhân văn. Việc tha thứ sẽ khiến tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thanh thản, nhờ đó bạn cũng sẽ đón nhận được tình cảm quý trọng, lòng biết ơn của người khác dành cho mình.

1.0
2.6. Rút ra bài học cho bản thân và kết luận vấn đề 1.0
– Cần sống lạc quan, vui vẻ, biết mở rộng tấm lòng yêu thương, sự sẻ chia, bao dung cho những lỗi lầm của người khác để vươn tới hạnh phúc, vượt qua những ích kỷ tầm thường để chạm đến những giá trị tuyệt mỹ nhất cho bản thân.
2 Nghị luận văn học 12.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Yêu cầu chung 2.0
– Xác định đứng vấn đề: Giải thịc một số vấn đề mang tính lý luận văn học và làm rõ điều đó qua một số tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ văn 11

-Biết kết hợp, vân dụng tốt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh…một cách nhuần nhuyễn.

– Kết cấu bài làm rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu chất văn. Bài viết phải vừa có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm nhận tinh tế về tác giả, tác phẩm.

2. Yêu cầu cụ thể

HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 1.0
b. Giải thích 1.0
Ý kiến nêu lên một quan điểm về “nhà văn lớn”, đó là những nhà văn tài năng,, có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học một dân tộc, là người có biệt tài trong việc nắm bắt và miêu tả sống động( khám phá, miêu tả tinh tế) những diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp trong tâm hồn con người đồng thời có đủ vốn sống, vốn tri thức, có tư tưởng tiến bộ để lý giải những biến đổi của thế giới nội tâm ấy.
b. Bàn luận và chứng minh 3.0
*Cơ sở lý luận:

– Đặc trưng cơ bản của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống, trung tâm cuộc sống là con người nên nhà văn phải luôn ý thức phản ánh con người với tất cả mối quan hệ xung quanh con người…

– Con người là một bản thể phức tạp nhưng phức tạp nhất là thế giới tâm hồn với những cung bậc tình cảm, cảm xúc phong phú, đa dạng( vui, buồn,yêu, thương, căm ghét…) Nhiệm vụ của văn học là khám phá, miêu tả và phân tích  lý giải được thế giới tâm hồn ấy.

– Văn học khám phá về con người, nhưng sự khám phá chỉ đạt được giá trị đích thực khi nhìn con người ở cả bên ngoài lẫn bên trong. Đặc biệt phát hiện miêu tả và lý giải sâu sắc thế giối nội tâm con người, nhà văn sẽ đưa đến cho người đọc nhiều nhận thức mới về cuộc sống, cắt nghĩa được nhiều bí ẩn…Từ đó sẽ tạo nên giá trị của tác phẩm và nâng tầm vóc của nhà văn. Đồng thời điều này giúp cho người đọc hiểu đời, hiểu  người, hiểu mình, có những kiến giải sâu sắc về cuộc sống, giúp người gần người hơn.

– Muốn “khám phá  miêu tả tinh tế” và “ lý giải sâu sác thế giới nội tâm con người”, nhà văn cần phải có sự quan sát tinh tế, những hiểu biết sâu sắc về con người. Vốn ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ…giúp nhà văn miêu tả tinh tế và sống động thế giới tâm hồn con người. Không những thế, nhà văn cũng phải có tư tưởng tiến bộ đúng đắn vì chỉ khi có tư tưởng tiến bộ đúng đắn mới giúp nhà văn có kiến giả sâu sắc thuyết phục về thế giới tâm hồn ấy. Như vậy, việc miêu tả, phân tích nội tâm con người sẽ cho thấy tư tưởng và bút lực của nhà văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Phân tích, chứng minh:

HS chọn những truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ văn 11. Khuyến khích các bài viết có mở rộng sang các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11( nâng cao). Trong mỗi tác phẩm tập trung vào việc phân tích các tác phẩm đó để thấy được khả năng khám phá, miêu tả tinh tế, đồng thời có thể lý giải sâu sắc thế giới nội tâm con người của nhà văn.

Ví dụ:

Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, cần phân tích được:

-Nam Cao miêu tả tinh tế, sống động thế giới nội tâm nhân vật Chí Phèo qua các hình thức nghệ thuật đặc sắc. ( Học sinh có thể phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trong buổi sáng sau khi gặp thị Nở, khi bị thị Nở cự tuyệt…với diễn biến nội tâm phong phú, phức tạp qua các nghệ thuật miêu tả tâm lý, lựa chọn chi tiết đặc sắc…)

-Nam Cao lý giải sâu sắc về những biến đỗi trong tâm hồn nhân vật:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật là do nguyên nhân nào? Tác giả gửi gắm những thông điệp gì qua sựu thay đổi đó? Qua sự thay đổi đó người đọc hiểu thêm gì về vẻ đẹp tâm hồn, về số phận người nông dân trong đêm trước Cách mạng tháng Tám.

-Việc diễn tả nội tâm nhân vật của Nam Cao đưa ông lên vị trí của một cây bút hiện thực tâm lý xuất sắc, khẳng định Nam Cao là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam.

*Bàn bạc mở rộng vấn đề:

-Diễn tả, phân tích lí giải thành công thế giới tâm hồn người là phương diện làm nên tầm vóc của một cây bút lớn.

-Những diễn tả, lí giải nội tâm nhân vật phải theo đúng chân lí khách quan của đời sống, phù hợp với sự vận động của tính cách nhân vật.

-Một cây bút lớn cũng cần nhiều yếu tố khác ngoài việc diễn tả, lí giải nội tâm con người.

-Bài học cho người cầm bút và tiếp nhận văn học

3.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

c. Nhận xét, đánh giá

-Bàn về luận điểm thế nào là “nhà văn lớn” đã có nhiều ý kiến đưa ra.

Ý kiến trên là một ý kiến đúng đắn và sâu sắc, ý kiến đó có giá trị không chỉ đóng góp và làm phong phú thêm cho lí luận văn học mà còn giúp ích rất nhiều cho nhà văn trong thực tiễn sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học.

– Cảm nghĩ riêng của bản thân.

1.0
3. Biểu điểm:

– Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận sắc sảo.

– Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

– Điểm 8-9:  Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

– Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, tri thức lí luận văn học nghèo nàn, phân tích dẫn chứng hời hợt, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

– Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Tổng điểm 20.0

Lưu ý khi chấm bài:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

– Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…

– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

 

—————————————————- Hết —————————————————

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *