TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVI TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
|
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10
NĂM 2022 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1 (8.0 điểm)
Tác giả và bậc thầy về phát triển kỹ năng sống Dale Camegie từng viết: “Tất cả chúng ta thường mơ về những cánh đồng hoa hồng huyền diệu xa xăm ở cuối chân trời mà không biết thưởng thức những đóa hoa đang nở rộ ngay bên ngoài cửa sổ hiên nhà.”
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
Giống như mọi con trai đau đớn đều cho ngọc, mọi tác phẩm văn học chất chứa nỗi đau con người đều kết ngọc dâng đời.
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
————————— HẾT —————————
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Yêu cầu | Điểm |
1 | Nghị luận xã hội | 8.0 |
|
1. Về kĩ năng | |
– Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội, bố cục bài viết sáng rõ, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,…
– Bài viết có quan điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục văn phong trong sáng,… |
0.5 | |
2. Về nội dung | ||
Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài: | ||
2.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận | 0.5 | |
2.2. Giải thích | 1.5 | |
-Những cánh đồng hoa hồng huyền diệu xa xăm cuối chân trời: ẩn dụ cho những mộng tưởng, ước vọng về tương lai lớn lao, xa vời…
-Những đóa hồng đang nở rộ ngay bên ngoài cửa sổ hiên nhà: ẩn dụ cho những điều bé nhỏ, gần gũi, bé nhỏ nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Cần có mục đích sống thực tế, phải biết trân trọng, nâng niu hiện tại |
||
2.3. Bàn luận: | 3.0 | |
-Nếu dành thời gian, tâm sức cho những ước mơ viển vông, xa vời, con người sẽ không có điểm dừng, không có cảm giác hạnh phúc trong hiện tại, bị những tham vọng nhấn chìm.
-Những điều giá trị, tươi đẹp nhất của cuộc đời thường có trong những thứ nhỏ bé, giản dị, thân thuộc xung quanh mỗi người. Vì thế những người khôn ngoan, tỉnh táo thường biết trân trọng những niềm vui giản đơn, hiểu mong muốn thật sự của mình. -Hạnh phúc đích thực chỉ đạt được khi con người biết cân bằng giữa khát vọng và sự bằng lòng với thực tế, giữa tâm hồn và trí tuệ: có cách nhìn, cách nghĩ toàn diện, thấu đáo, xuất phát từ hiểu biết và tinh thần trách nhiệm; có hành động tích cực, hiệu quả. (Học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh) |
||
2.4. Bàn luận mở rộng, nâng cao vấn đề | 1.0 | |
-Trong thực tế, có những người mải chạy theo ước vọng tương lai mà đánh rơi quá khứ, quên đi hiện tại. Cần nhận thức quá khứ, hiện tại và tương lai luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và nâng đỡ nhau. Trong mối quan hệ ấy, hiện tại là cái chúng ta cần hết sức trân trọng.
-Trong cuộc sống, cần kết hợp hài hòa giữa tính thực tế, lí trí tỉnh táo với tình cảm nhân văn, suy nghĩ và hành động phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội. -Việc theo đuổi những mục đích sống thiết thực ở cuộc sống không có nghĩa là trở nên kém cỏi, hèn yếu đồng thời cũng tránh sự bon chen, giành giật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, tránh những mơ mộng viển vông song cũng phải chú ý bồi đắp những giá trị nhân văn tốt đẹp (tâm hồn, trí tuệ, phẩm giá, nhân cách, sức mạnh…) để tránh trở thành kẻ lạnh lùng, ích kỉ. |
||
2.5. Bài học nhận thức và hành động | 1.0 | |
– Con người cần tận hưởng niềm hạnh phúc trong niềm vui giản đơn, bé nhỏ song cũng nên theo đuổi những ước vọng, hoài bão để vươn tới một cuộc sống có ý nghĩa hơn, để trở thành những người hữu dụng, chân chính.
– Để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống, cần tự nhận thức đúng khả năng, giá trị và khát vọng của bản thân để tránh những cực đoan trong lối sống, hình thành được cách nghĩ, cách cảm, cách ứng xử tốt đẹp với mọi người, với cuộc đời, với chính mình. Muốn được như thế, mỗi người cần rèn luyện, bản lĩnh sống vững vàng, xác định đúng mục tiêu, định hướng. |
||
2.6. Kết thúc vấn đề | 0.5 | |
2 | Nghị luận văn học | 12.0 |
|
1. Về kĩ năng | |
– Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học.
– Thể hiện được những kiến thức lí luận về thể loại truyện ngắn, kết hợp giữa lí luận và cảm thụ văn học. – Lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt. |
2.0 | |
a. Giải thích | 1.5 | |
–Từ ngọc lặp lại 2 lần, mang hai nghĩa khác nhau:
+ngọc(1): viên ngọc trai óng ánh, quý giá mà con trai chịu đau đớn cứa da cứa thịt để tạo nên. +ngọc(2): giá trị cao quý, làm đẹp cho đời của văn học –Nhận định nhấn mạnh giá trị nhân đạo cốt lõi của những tác phẩm văn học chân chính viết về nỗi đau của con người. Đó là những tác phẩm chứa đựng tư tưởng lớn, thể hiện tài năng và tâm huyết của nhà văn, mang lại giá trị cao đẹp cho cuộc đời và bất tử với thời gian. |
||
b. Phân tích và chứng minh | 6.5 | |
-Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh. Hiện thực đời sống vô cùng phong phú, có niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau, cao cả và thấp hèn…; biểu hiện của đời sống tinh thần, tình cảm của con người cũng rất đa dạng. Nhưng nỗi đau thường lắng sâu và ám ảnh lâu bền tâm trí con người hơn niềm vui sướng hân hoan. Vì thế, văn học viết về nỗi đau thường có sức sống bền bỉ đối với độc giả.
–Nhà văn chân chính phải là nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Viết về nỗi đau nhân thế vừa là sự đồng cảm, yêu thương của nhà văn với nhân loại, vừa là cách thức tự giãi bày nỗi đau đời của chính mình. Đồng thời, thông qua nỗi đau nhân thế, nhà văn muốn thưc tỉnh sâu sắc con người, khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, có ý thức phản kháng cái ác, cái xấu xa… -Nỗi đau của con người trong tác phẩm văn học có thể là nỗi đau của một người, nhưng phải có giá trị khái quát cho một thời, một lớp người và là vấn đề muôn thuở của nhân loại. Lưu ý: Thí sinh cần chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu, phong phú về nội dung và thể loại để làm sáng tỏ những lí lẽ trên. |
2.0
2.5
2.0 |
|
c. Mở rộng vấn đề | 2.0 | |
-Chỉ những nỗi buồn giúp con người hiểu sâu về con người và cuộc đời, nhận thức sâu sắc quá khứ, hiện tại, tương lai mới có ý nghĩa và giúp tác phẩm văn học bất tử với thời gian.
-Nhà văn nhận thức được và phản ánh được những nỗi đau vĩ đại trong tác phẩm văn học phải là người có tài năng, có bản lĩnh dấn thân khám phá, hiểu sâu về cuộc đời và con người; khát khao cống hiến cho đời những tác phẩm vì con người, vì phẩm giá con người, có ý thức tìm tòi, sáng tạo, đổi mới không ngừng. -Người đọc cần trân trọng văn chương chân chính, cảm thụ văn học bằng vốn sống, sự trải nghiệm của chính mình để nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu thương, sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.
|
|
|
3. Biểu điểm:
– Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận sắc sảo. – Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. – Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. – Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, tri thức lí luận văn học nghèo nàn, phân tích dẫn chứng hời hợt, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. – Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. |
||
Tổng điểm | 20.0 |
Lưu ý khi chấm bài:
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.
– Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
—————————————————- Hết —————————————————