Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương 16 (năm 2022) – Ngữ văn 10 – THPT Nguyễn Tất Thành – Yên Bái

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm):

Câu 1:

Sự khác thuờng phải trả một cái giá nào đó, những lườm nguýt, những cái bĩu môi, ánh mắt thương hại, những căm ghét của người đời.

Nhưng chẳng có cái giá nào đắt bằng phải sống như một người khác.

(Tìm mình giữa chốn chợ đông – Nguyễn Ngọc Tư,

theo https://www.nguoiduatin.vn/tim-minh-giua-chon-cho-dong-a61586.html)

Anh (chị) nghĩ gì về quan điểm sống của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?

Câu 2 (12,0 điểm):

Ngoài việc phản ánh đầy đủ sự thật đời sống, văn học còn có nhiệm vụ buộc người đọc phải nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn vào bản thân mình, từ đó hiểu được sâu sắc sự thật của bản thân mình.

Bằng trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

————— Hết —————

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
1 1 Hình thức, kĩ năng 1,0
– Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận xã hội 0,5
– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,0
Sự khác thường: không giống với bình thường, trái với những thói quen, cách sống, cách nghĩ thông thường.

những lườm nguýt, những cái bĩu môi, ánh mắt thương hại, những căm ghét của người đời.: là thái độ, cách đánh giá tiêu cực, thành kiến, định kiến trước sự khác thường

Sống như một người khác: không được và không dám sống là mình, đánh mất đi chính bản thân mình

=> ý cả câu: cần có chính kiến, bản lĩnh, vượt qua những định kiến của người đời để sống là chính mình.

2.2 Bàn luận 4,0
2.2.1 Sống khác thường có thể chịu nhiều thua thiệt, phải trả giá nhưng mang ý nghĩa sâu sắc

+ Sự khác thường không dễ dàng được chấp nhận vì có đi ra khỏi tầm nhìn của số đông hoặc những người bảo thủ, lạc hậu.

+ Nhưng sống khác thường với suy nghĩ, tình cảm, ước mơ riêng, con người sẽ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống, được sống tự do, trung thực là chính mình.

+ Được theo đuổi đam mê, sở thích, khám phá năng lực tiềm ẩn của chính mình để tỏa sáng tài năng, tự tin thể hiện và khẳng định cá tính, giá trị  bản thân.

+ Mỗi người một cá tính để cuộc sống trở nên muôn màu, góp ích cho xã hội.

 
2.2.2

 

 

 

 

 

 

Con người phải trả giá đắt nếu sống như một người khác

+ Đánh mất bản thân, không có cơ hội để phát triển, thành công, bị phụ thuộc, nô lệ.

+ Nếu ai cũng nói, làm, nghĩ giống nhau thì cuộc sống sẽ trở nên buồn tẻ, nhàm chán, hạn chế sự phát triển của xã hội

+ Tư duy rập khuân kìm hãm sự phát triển, tạo ra giới hạn, kìm hãm sự phát triển của con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3 Mở rộng, liên hệ 2,0
  – Sống khác thường không đồng nghĩa với dị biệt, cần hài hòa để sống theo chuẩn mực của cộng đồng; Không thể hiện cái tôi quá mức, phải học hỏi, tiếp thu ý kiến tốt đẹp của mọi người

– Phê phán những người không dám sống là mình; sống dị biệt, vượt quá chuẩn mực văn hóa, đạo đức.

– Có ý thức phát huy sở trường, cá tính cá nhân nhưng đồng thời phải biết khiêm nhường, học hỏi để hoàn thiện bản thân.

– Tôn trọng bản sắc, cá tính riêng của người khác

 
Tổng điểm câu 1 8,0
2 1 Hình thức, kĩ năng 1,0
  – Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận văn học

– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn

 
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích 1,0
  – Sự thật đời sống: Hiện thực khách quan, chân lí đời sống.

– Sự thật của bản thân mình: bản ngã, mặt tốt – xấu, cao quý – thấp hèn bên trong.

=> Nhận định đề cập đến nội dung và sứ mệnh của văn chương: Văn học không chỉ phản ánh chân thực, đầy đủ hiện thực đời sống mà còn đi sâu khám phá hiện thực bên trong con người, buộc con người tự nhận thức sâu sắc, thay đổi và hoàn thiện bản thân.

 
2.2 Bàn luận 9,0
2.2.1 * Vì sao văn học không chỉ quan tâm đến sự thật đời sống mà đặc biệt quan tâm đến sự thật bản thân?

–          Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Dù viết về thế giới bên ngoàinhưng mục đích cuối cùng là để giúp con người hiểu sự thật bản thân.

–          Nhận biết về bản thân rất khó khăn: vì con người rất phức tạp; hơn nữa lại có lí trí, có khả năng tự bào chữa, tự tô điểm cho mình nên rất khó đối diện với cái xấu, khuất tối của mình.

 
2.2.2 * Những sự thật nào về bản thân mà ta có thể tìm thấy khi đọc tác phẩm văn học?

– Sự thật dễ bị bỏ qua hoặc chưa thật sự hiểu hết bản chất và giá trị của nó.

– Sự thật không dễ chịu: văn học buộc ta phải đối diện với phần bóng tối, phần độc ác, sự ích kỉ (hồn nhiên) nơi con người.

– Nhận thức về sự hạn hẹp, về những định kiến sẵn có trong lòng mình, để vượt lên, mở rộng nhận thức của mình.

 
2.2.3 * Văn học buộc người đọc phải nhìn chăm chú, nghiêm khắc, hiểu được sâu sắc sự thật của bản thân mìnhbằng cách nào?

– Khơi gợi sự đồng cảm: văn học là thế giới hình tượng, gắn với những con người cá nhân, cụ thể, được viết bằng ngôn từ nghệ thuật, người đọc hóa thân vào nhân vật, sống cuộc đời khác.

– Đem đến cái nhìn mới, giúp người đọc vượt qua những giới hạn nhận thức để từ đó thức ngộ, nhìn nhận và thấu hiểu  mình một cách khách quan và thấu đáo hơn, dám thể hiện tiến nói riêng về bản thân.

 
2.3 Mở rộng 1,0
          – Nhà văn cần có đôi mắt phát hiện, sự từng trải, bản lĩnh; trước khi giúp cho người đọc đối diện với sự thật của họ thì nhà văn buộc phải đối diện với phần bóng tối trong mình; can đảm để thể hiện nó trong tác phẩm, sẵn sàng chấp nhận sự ngược chiều của dư luận.

– Bạn đọc cần nâng cao tầm hiểu biết và tiếp nhận văn học một cách tích cực, dũng cảm và thành thật dám đối diện và thay đổi bản thân.

 
Tổng điểm câu 2 12,0
Tổng điểm toàn bài 20

 

…………………HẾT…………………

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *