ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (8,0 điểm)
Cho chọn giữa đau đớn và trống rỗng, tôi sẽ chọn đau đớn.(William Faulkner)
Anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiếntrên?
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về phong cách nghệ thuật của nhà văn, Antoine Compagnon cho rằng:
Phong cách vừa hướng về một cái tất yếu đồng thời hướng về một sự tự do.
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
—————–Hết—————–
CÂU | Ý | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | ĐIỂM |
1 | 1 | Hình thức, kĩ năng | 1,0 |
– Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận xã hội | 0,5 | ||
– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn | 0,5 | ||
2 | Nội dung | 7,0 | |
2.1 | Giải thích | 1,0 | |
– Đau đớn: trạng thái khó chịu, cay đắng, nhức nhối vì bị tổn thương.
– Trống rỗng: không có gì,đơn độc, vô nghĩa, tê liệt cảm xúc, mất phương hướng. => Đây là những cảm xúc tiêu cực xuất hiện khi con người phải chịu đựng những tổn thất, mất mát lớn…Tuy nhiên, để vượt qua điều đó phải biết chấp nhận nỗi đau đớn, giày vò, không để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, vô cảm. |
|||
2.2 | Bàn luận | 4,0 | |
2.2.1 | * Vì sao con người đau đớn?
– Vui – buồn, hạnh phúc – khổ đau…là trạng thái cảm xúc tự nhiêncủa con người, thể hiện nhận thức của con người về cuộc sống. – Cuộc đời con người không thể tránh khỏi những điều bất như ý:khó khăn, thất bại, chia lìa, mất mát… – Đau đớn cònvì yêu thương, gắn bó, hy sinh, khát vọng lớn… |
||
2.2.2 | * Vì sao con người trống rỗng?
– Nỗi đau lớn vượt quá giới hạn chịu đựng của con người khiến ta mất đi năng lượng sống, tê liệt tinh thần, không tìm thấy ý nghĩa sống. – Áp lực cuộc sống khiến con người kiệt quệ về thể xác, mệt mỏi về tinh thần, mất phương hướng, không hiểu chính mình (niềm tin, khát vọng, mục đích sống…). – Có khi quá thỏa mãn, đủ đầy cũng khiến ta cô đơn, không còn mục tiêu, động lực sống. |
|
|
2.2.3 | * Vì sao nên chọn đau đớn thay vì trống rỗng?
– Đau đớn là biểu hiện của nhân tính, còn đau đớn làcòn biết trắc ẩn và ý thức về cuộc sống. Trống rỗng là khi ta đã hoàn toàn tê liệt, vô cảm, vô tình. – Đau khổ giúp ta cảm nhận giá trị của hạnh phúc; biết rút kinh nghiệm, có ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn để không vấp ngã và chịu tổn thương lớn hơn. Trống rỗng sẽ chỉ khiến con người buông xuôi,sống vô nghĩa. – Nỗi đau giúp ta trân quý tình người, gắn bó và yêu thương nhiều hơn. Khi trống rỗng, ta tự nhốt mình trong sự lẻ loi, cô độc. – Sau những tổn thương, ta có thể tự hồi phục nhưng một khi đã trống rỗng, rất khó lấy lại cảm xúc để cân bằng cuộc sống. |
||
2.3 | Mở rộng, liên hệ | 2,0 | |
– Đau đớn và trống rỗng đều là những trạng thái cảm xúc tiêu cực, bi quan. Đau đớn khi đẩy đến một mức độ nào đó với tần suất lớnsẽ khiến tâm hồn chai sạn, trống rỗng.
– Nỗi đau để răn người, răn đời, từ đó con người sống trách nhiệm hơn, đẹp hơn. – Ai cũng có lúc đau đớn và trống rỗng nên cần mạnh mẽ vượt qua nỗi đau của chính mình; đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ người cùng cảnh ngộ. Biết sống tích cực, mạnh mẽ, hướng về những điều tốt đẹp. |
|||
Tổng điểm câu 1 | 8,0 | ||
2 | 1 | Hình thức, kĩ năng | 1,0 |
– Đáp ứng yêu cầu một bài làm văn nghị luận văn học
– Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn |
|||
2 | Nội dung | 11,0 | |
2.1 | Giải thích | 1,0 | |
– Phong cách: là những nét đặc sắc có tính hệ thống, tương đối ổn định trong sáng tác của nhà văn, thể hiện tài năng của người nghệ sĩ trong việc phát hiện và thể hiện cuộc sống, đem đến cho người đọc một cái nhìn riêng về thế giới và con người. – Cái tất yếu: những yếu tố cốt lõi, cần có mang tính thống nhất và ổn định trong phong cách nghệ thuật. – Sự tự do: tính chất linh hoạt, đa dạng, không ngừng đổi mới. – Đồng thời: sự tồn tại song song, có nghĩa là sự thống nhất trong phong cách không cản trở, cũng không mâu thuẫn với sự đa dạng, phong phú trong phong cách nghệ thuật một nhà văn. =>Ý kiến khẳng định đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn: phong cách đòi hỏi sự thống nhất trong đa dạng, thống nhất mà vẫn cần phải phát triển, sáng tạo. |
|||
2.2 | Bàn luận | 10,0 | |
2.2.1 | Phong cách phải hướng về một cái tất yếu
– Văn học nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có phong cách cá nhân, nghĩa là có nét gì đó rất riêng, đặc sắc, mới lạ thể hiện trong sáng tác của mình. Nói đến phong cách là nói đến nét riêng, độc đáo, đặc sắc của các yếu tố thuộc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, ít thấy ở các cây bút khác. – Phong cách thể hiện ở cách nhìn, trong hệ thống hình tượng, những phương thức thể hiện đặc thù, in đậm dấu ấn sáng tạo thể hiện một cách thường xuyên, có tính chất bền vững, nhất quán, có như vậy mới tạo ra một “chân dung tinh thần” riêng cho nhà văn. – Không có những “cái tất yếu” đồng nghĩa với sự mờ nhạt, khi đó nhà văn không thể tạo cho mình một khuôn mặt, một chỗ đứng trong văn chương. |
||
2.2.2 | Phong cách hướng về sự tự do
– Sự thống nhất, nhất quán trong phong cách không phải là sự lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, đơn điệu, nghèo nàn mà là nhất quán trong sự phát triển. Điều đó thôi thúc nhà văn mang đến cho văn chương những điều mới mẻ, để không tự mình lại chán mình, tự cằn cỗi. – Cuộc sống luôn vận động và phát triển vì thế đòi hỏi hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ buộc phải tìm tòi, đổi mới, người nghệ sĩ phải không ngừng khám phá, thể hiện cuộc sống đầy phong phú và phức tạp. Cũng vì thế phong cách nghệ thuật không được đơn điệu, bất biến mà cần được bổ sung, làm mới. Nhà văn có phong cách không được lặp lại người và cũng không được lặp lại chính mình. – Khi hoàn cảnh lịch sử xã hội thay đổi, thế giới quan thay đổi, phong cách của nhà văn một mặt giữ được sự bền vững của cái cốt lõi, tất yếu, mặt khác được bổ sung nét mới, thể hiện sự nhạy bén, nắm bắt kịp tinh thần thời đại mới của nhà văn. – Sự tự do trong phong cách là bằng chứng về sự trưởng thành, sự vận động sáng tạo của nhà văn. |
||
2.3 | Mở rộng | ||
– Phong cách nghệ thuật là biểu hiện của tài năng, là cơ sở tạo nên tầm vóc và diện mạo của người nghệ sĩ. Đó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng trong lao động nghệ thuật để vừa là chính mình vừa đổi mới mình. Một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo mới thực sự là một nhà văn chân chính.
– Bài học với người sáng tạo và tiếp nhận: + Mỗi nhà văn cần có trách nhiệm tự vận động để hoàn thiện phong cách nghệ thuật, góp mặt trong lịch sử văn học, bởi xét đến cùng lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử của những phong cách nghệ thuật. + Người đọc tìm hiểu phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ sẽ giúp họ nhận rõ hơn gương mặt riêng và vai trò của mỗi nhà văn trong nền văn học. |
|||
Tổng điểm câu 2 | 12 | ||
Tổng điểm toàn bài | 20 |