TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV – SƠN LA 2019 |
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang |
Câu 1 (8,0 điểm)
John Lennon- nhạc sĩ, ca sĩ người Anh từng nói:
“Mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kì diễm và thế mà hầu hết mọi người đều đang ngủ” (For the sun every morning is a beautiful spectacle and yet most of the audience still sleeps).
Bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
“Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, (…) và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. (M. Gorki bàn về văn học, NXb Văn học, Hà Nội)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
………………………HẾT……………………..
Lưu ý: – Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Người ra đề: Phùng Thị Hồng Thắm
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG, PHÚ THỌ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XV – SƠN LA 2019 |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11 Gồm có 04 trang |
Câu | Nội dung chính cần đạt | Điểm |
1 | John Lennon- nhạc sĩ, ca sĩ người Anh từng nói: “Mặt trời mỗi sáng đều là một cảnh tượng kì diễm và thế mà hầu hết mọi người đều đang ngủ” (For the sun every morning is a beautiful spectacle and yet most of the audience still sleeps). Bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. |
8,0 |
I. Yêu cầu về kĩ năng – Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, biết huy động các kiến thức sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để làm bài. – Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: |
||
1. Giải thích – “Cảnh tượng kì diễm”: khung cảnh mang vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ, say đắm lòng người. – “Đang ngủ”: Không chứng kiến, không quan sát… được những cảnh tượng tuyệt đẹp đó. – Câu nói của nhạc sĩ, ca sĩ John Lennon: Sử dụng cách nói ẩn dụ để nói về một hiện tượng trong cuộc sống: Thiên nhiên và cuộc sống xung quanh chúng ta luôn ẩn chứa rất nhiều những vẻ đẹp tuyệt vời, nhưng hầu hết mọi người đều không nhìn thấy, không cảm thấy và trân trọng điều đó. Đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm của con người trong cuộc sống. |
1,5 |
|
2. Bình luận và chứng minh – Vẻ đẹp thiên nhiên và con người luôn ở dạng tiềm ẩn đòi hỏi con người phải luôn có nhu cầu khám phá. – Con người thường theo đuổi những mục đích thực tế, đời thường (vật chất, tiền tài, danh vọng…), vẻ đẹp của thiên nhiên và con người không phải là mục đích số một của họ. Vì thế hầu hết họ thờ ơ, vô cảm trước vẻ đẹp xung quanh mình. Từ đó hình thành nên lớp người sống cơ học, và cái đẹp vì thế chưa thực sự được coi trọng. – Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người biết trân trọng cái đẹp: Đó là những người “thức dậy sớm”- có sự tỉnh táo, tinh tế, nhạy cảm để quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính họ sẽ có vai trò quan trọng làm lan tỏa những thái độ sống tích cực và giá trị sống cao đẹp đến những người xung quanh. (Học sinh liên hệ với thực tế để có những dẫn chứng phù hợp) |
4,0 |
|
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề – Nếu chúng ta theo đuổi, mang lại những điều tốt đẹp cho những người xung quanh và cho cuộc sống nói chung mà không được biết đến thì cũng không nên buồn bã, băn khoăn. Hãy coi đó như là một điều tất yếu của cuộc sống, là liều thuốc tinh thần cho chính mình bởi vì “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. |
1,5 |
|
4. Bài học – Rút ra bài học về cuộc sống: Mặc dù đó đang là một hiện tượng sống phổ biến song lại là cách sống nên loại bỏ. – Chủ động đề xuất những giải pháp để chúng ta có thể không thuộc về “hầu hết người đang ngủ”, mà “thức dậy sớm” để có thể quan sát, cảm nhận thật đúng đắn và sâu sắc về vẻ đẹp của cuộc sống. |
1,0 | |
2 | “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, (…) và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”. (M. Gorki bàn về văn học, NXB Văn học, Hà Nội) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. |
12,0 |
I. Yêu cầu về kĩ năng – Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. – Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau: |
||
1. Giải thích – “Nghệ sĩ”: là người có khả năng cảm nhận, phát hiện, sáng tạo và trân trọng cái Đẹp. – “Những ấn tượng riêng, chủ quan”: là cái nhìn riêng, cảm xúc riêng, rung động đặc biệt, riêng có của người nghệ sĩ. – “Hình thức riêng”: Cách thể hiện mang màu sắc cá nhân, độc đáo -> Ý kiến của M. Gorki đề cập đến phong cách nghệ thuật của nhà văn và yêu cầu sáng tạo của người nghệ sĩ. |
1,5 |
|
2. Bình luận Lý giải tại sao “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, (…) và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”: – Xuất phát từ yêu cầu sáng tạo nghệ thuật nói chung, một tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị phải có cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm xúc mới mẻ, độc đáo của người sinh thành ra nó. – Ý kiến của M. Goor ki hoàn toàn đúng đắn, vì một tác phẩm văn học phải là sự thông nhất giữa nội dung và hình thức; nhưng một tác phẩm văn học hay lại phải là “một phát minh về nội dung và một khám phá về hình thức” (Lê ô nốp Lê ô nít). – Ý kiến cũng đặt ra yêu cầu với người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, người nghệ sĩ luôn phải tìm tòi, phát hiện và sáng tạo cái mới, không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình. |
3,0 | |
3. Chứng minh: Thí sinh có thể lựa chọn phân tích một- hai truyện ngắn bất kỳ trong chương trình Ngữ văn 11; song trong quá trình phân tích, bình giá cần chú ý những điểm sau để làm sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài: * Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan: – Chí Phèo (Nam Cao): + Khai thác bi kịch tinh thần của người nông dân bị tha hóa, bị tước đoạt và cự tuyệt quyền làm người. + Niềm tin vào sự hoàn lương của con người. + Tình thương có sức mạnh cảm hóa lớn lao. – Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Ý thức về cuộc sống có ý nghĩa của những người nghèo khổ, sống trong bóng tối. * Nghệ sĩ là người biết “làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng”: – Chí Phèo (Nam Cao): mang nhiều yếu tố của truyện ngắn hiện đại + Kết cấu truyện không theo trật tự thời gian, mà có sự đảo lộn, thậm chí đồng hiện giữa hiện tại- quá khứ- tương lai. + Kiểu ngôn ngữ nửa trực tiếp. + Giọng điệu có sự pha trộn giữa giọng của người kể chuyện, giọng nhân vật, và giọng người dân làng Vũ Đại; đa thanh: khi lạnh lùng, khi chì chiết, khi ngậm ngùi xót thương… + Coi trọng chi tiết: Xây dựng được nhiều chi tiết đặc sắc. – Hai đứa trẻ (Thạch Lam): Truyện ngắn giàu chất thơ + Cốt truyện đơn giản + Giọng điệu, ngôn ngữ: nhẹ nhàng, ngậm ngùi xót thương. + Khai thác các cung bậc tâm trạng mong manh, mơ hồ, khó nắm bắt, khó diễn tả + NT tương phản, đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối. Sự tương phản mang màu sắc triết học. |
6,0 |
|
4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao – Đây là ý kiến đúng đắn, xuất phát từ yêu cầu về sự sáng tạo của nghệ thuật và thể hiện dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. – Đây là yêu cầu khắt khe, nghiệt ngã nhưng là yêu cầu tất yếu. – Ý kiến là lời nhắc nhở người nghệ sĩ về sự trau dồi bản thân, là bài học về sự sáng tạo. |
1,5 | |
TỔNG | ĐIỂM TOÀN BÀI | 20,0 |
…………………………………HẾT……………………………..
Lưu ý: Giám khảo phải đánh giá chính xác bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết cảm xúc, sáng tạo. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
– Giám khảo làm tròn điểm tổng bài thi đến 0,5 điểm.