Đề thi HSG Trại hè Hùng Vương Ngữ văn 11 năm 2019 Chuyên Thái Nguyên

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

ĐỀ ĐỀ XUẤT

 (Đề bài gồm có 02 câu; 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI      
MÔN NGỮ VĂNKHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1:
Mỗi một con người chỉ có một đối thủ cạnh tranh,  ấy là nội tâm của chính mình”
(Trích “Bạn đáng giá bao nhiêu” – Vãn Tình )
Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Câu 2:
Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” đã nhận xét:
Mỗi nhà văn phải có một tư tưởng nghệ thuật riêng – đó là sản phẩm của một cá tính sáng tạo, một phong cách độc đáo.”
Bằng những hiểu biết của mình về chương trình văn học lớp 11, em hãy là sáng tỏ ý kiến trên.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂNKHỐI 11
 
Câu 1 Nghị luận xã hội Điểm
  I. Yêucầu về kĩ năng:
– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
– Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ xác đáng
– Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…
– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
 
1.Giải thích
.- “Nội tâm”  là những tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn mỗi con người, dù là những trạng thái cảm xúc tích cực hay tiêu cực thì đều ảnh hưởng đến thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
– “Đối thủ cạnh tranh”  là người đương đầu với ta để cố gắng giành phần thắng về mình.
=> Ý kiến khẳng định mỗi chúng ta luôn phải nỗ lực đấu tranh với chính bản thân mình, với mọi trạng thái cảm xúc trong tâm hồn mình đểđi tới thành công.
 
2,0
2. Bàn luận:
Tại sao đối thủ cạnh tranh của mỗi con người lại là nội tâm của chính mình?
–  Cuộc sống là một hành trình dài bất tận mà con người thường phải cạnh tranh với người này người kia để đạt được những gì mình muốn. Nhưng ít ai biết rằng, vật cản bước chúng ta trên con đường đi tới thành công lạí là chính mình.
– Con đường đời không bao giờ trải thảm hoa hồng để mỗi người thong dong dạo bước và dễ dàng có được thứ mình muốn. Cuộc sống nhiều thử thách hơn so với tưởng tượng của chúng ta. Thất bại trong học tập, trong công việc, trong tình yêu… khiến chúng ta cảm thấy đất trời như sụp đổ, chúng ta đau đớn tuyệt vọng, chúng ta bất lực buông xuôi…chúng ta giơ tay đầu hàng và tưởng rằng chúng ta chịu thua cuộc sống, chịu thua sự nghiệp, chịu thua tình yêu  Nhưng thực ra, chúng ta chỉ thua chính mình, thua bởi chính nội tâm nóng nảy, lo âu và sợ hãi… của bản thân.
– Thâm chí khi đạt được thành công nhưng ta lại đánh mất mình chỉ vì tự cao, chủ quan, tự mãn…Chúng ta để xúc cảm chiến thắng, hạnh phúc làm mình mất phương hướng…
=>Trong mỗi con người luôn có hai phần giao tranh với nhau một cách mạnh mẽ. Nói như nhà văn Nguyễn Minh Châu đó là cuộc đấu tranh giữa rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Người có nội tâm mạnh mẽ sẽ không để bị lấn át bởi những cảm xúc tiêu cực, hoặc ngủ quên trong hạnh phúc, kiêu ngạo trong thành công,  họ biết cách khống chế bản thân, họ biết người, biết mình và hiểu được rằng, thất bại là mẹ thành công, thua keo này bày keo khác, không chịu khuất phục, ngã ở đâu đứng lên ở đó, họ biết bồi dưỡng cho những thành quả đạt được đê thành công hơn nữa.
– Nội tâm của một người giống như một ngọn nến trong đêm tối, một khi nó tắt thì tất cả mọi vật xung quanh đều rơi vào bóng tối, chẳng thể nhìn thấy được. Chỉ có một nội tâm mạnh mẽ, bạn mới không vấp ngã, không bị bóng tối nuốt chửng. Có một nội tâm mạnh mẽ sẽ giúp ta dễ dàng đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh, giúp ta trưởng thành, hưởng thụ cuộc sống.
4,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  3) Mở rộng nâng cao vấn đề:
Vậy làm thế nào để trở thành người có tố chất tâm lý mạnh mẽ ?Học được cách bình tĩnh tiếp nhận sự thật, học được cách “thuận theo tự nhiên”, học cách thản nhiên đối mặt với những điều không may mắn, học cách tích cực đối đãi với nhân sinh, học cách nhìn vào điểm tốt trong hết thảy mọi việc…
– Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng vinh quang nhất vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức được rằng, con người không ai hoàn hảo nên phải nỗ lực đấu tranh với những thiếu sót, hạn chế trong tâm hồn mình để vươn tới thành công.
 
2,0
Câu 2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nghị luận văn học  
I.Yêu cầu về kĩ năng:
–   Biết cách làm một bài nghị luận văn học, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm có định hướng.
Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hành văn mạch lạc, chuẩn xác, trong sáng, giàu cảm xúc.
 
II.Yêu cầu về kiến thức: 
Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 

1. Giải thích:

– Nhà văn: là người sáng tạo nghệ thuật, mang đến cho cuộc sống những tác phẩm văn học chắt chiu mọi chất vị cuộc đời
– Tư tưởng nghệ thuật là tình cảm thái độ, quan niệm, triết lý nhân sinh nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình
– Tư tưởng nghệ thuật – là sản phẩm của một cá tính sáng tạo, một phong cách độc đáo: Tư tưởng là thái độ, quan niệm riêng của nhà văn, chính là tiếng nói của nhà văn về cuộc đời, ẩn chứa dấu ấn cá nhân không trộn lẫn.
=> Ý kiến trên khẳng đinh:  Sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn luôn chứa đựng những băn khoăn, trăn trở, những thiết tha, khao khát của người nghệ sĩ khi va chạm với cuộc đời. Đó chính là những quan điểm, tư tưởng riêng của người nghệ sĩ khi xuất hiện trên văn đàn, ghi đậm dấu ấn trong sáng tạo và phong cách của họ.
 

2,0
2. Bình luận:
Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đặt ra một vấn đề hoàn toàn đúng đắn về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, vì:
– Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống, nhà văn nhìn nhận, phản ánh cuộc sống bằng lăng kính, bằng sức nhạy bén của trái tim. Tư tưởng nghệ thuật được nảy sinh trong quá trình “va chạm” với đời sống của người nghệ sĩ, nó là những say mê mãnh liệt của người nghệ sĩ với cuộc đời. Những xúc động, những trở trăn day dứt nơi con tim đã thôi thúc nhà văn sáng tạo để “giãi bày tâm sự”, từ đó một thế giới hình tượng được tạo dựng để thay nhà văn cất lên những “tiếng thét khổ đau, lời ca tụng hân hoan”, bộc lộ những tư tưởng, những quan niệm, những triết lý nhân sinh riêng mà sâu sắc về  cuộc đời.
– Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó” (Nguyễn Khải). Nhưng tư tưởng đó không thể là những phát biểu nhàm chán, hời hợt, nhạt nhẽo, cũng không thể là quan điểm trùng lặp, thiếu cá tính. Tư tưởng của nhà văn phải có dấu ấn cá nhân, đóng góp cho văn đàn “tiếng nói của mình, cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” . Tư tưởng chính là “phát hiện riêng của người nghệ sĩ”, chính là sở trường, luôn được nhà văn đặt ra mỗi khi  cầm bút sáng tạo
– Tư tưởng nghệ thuật của nhà văn luôn có tính tổng hợp, nhất quán trong toàn bộ văn nghiệp, chi phối cách nhìn đời, phán ánh cuộc sống và cách xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tư tưởng đó luôn có sức sức tác động sâu rộng đến tâm hồn, tư tưởng của người đọc.
3.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Chứng minh:
Học sinh có thể lựa chọn một tác giảđể chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề:
– Nhà văn Nam Cao: Đi vào thế hình tượng nhà văn Nam Cao chúng ta thấy hình tượng ám ảnh day dứt nhất là những con ngườidù là trí thức hay nông dân đều bị đặt vào tình huống “cơm áo ghì sát đất” hoặc bị lăng nhục bởi miếng ăn cái đói.. Từ thế giới hình tượng đó, người đọc nhận thấy tư tưởng nghệ thuật của nhà văn là nỗi đau trước tình trạng con người chẳng những tâm hồn mòn mỏi không sao cất cánh lên được mà thậm chí không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng cơm manh áo trong một xã hội bất công. Nam Cao đã thể hiện một quan niệm nhân sinh đầy tinh thần nhân văn: Con người thực sự xứng đáng với danh hiệu ấy, con người không chỉ phải được giải phóng khỏi những trói buộc của cuộc sống cơm áo gạo tiền mà phải được phát triển đến tận độ, phải có một tâm hồn giàu tình nhân loại, khao khát lí tưởng cao cả,và một tư tưởng văn hóa đủ để suy tư về chân lí…
Để biểu đạt tư tưởng của mình, Nam Cao đặt nhân vật của mình vào những ranh giới chông chênh giữa con người và con vật, ông hay nói đến miếng ăn như một miếng nhục, và triết lí với giọng chua chát, cay đắng về vấn đề sống chết của con người.
=> Tư tưởng này khác biệt so với các nhà văn viết về người nông dân, trí thức, tạo nên vị trí vững chắc cho nhà văn trong nền văn học dân tộc.
– Tư tưởng nghệ thuật của Xuân Diệu: Khẳng định thẳng thắn và triệt để cái tôi cá nhân sôi nổi mãnh liệt nhưng ông không hề đối lập cái tôi đó với xã hội mà trái lại khăng định một cách thẳng thắn triệt để cái tôi ấy  với cuộc đời trần tục. Ông là nhà thơ của niềm khát hao giao cảm với đời.
Để biểu đạt tư tưởng , niềm khát khao của mình, Xuân Diệu tìm đến thơ, đến những ngôn từ giàu xúc cảm độc lạ, tạo ấn tượng mãnh liệt.
=> Tư tưởng khác biệt so với nhiều nhà thơ mới thời đó, chính tư tưởng đó tạo nên dấu ấn riêng của Xuân Diệu.
…..
6.0
3. Mở rộng nâng cao vấn đề:
– Tư tưởng nghệ thuật xác định tầm cỡ, vị trí của một nhà văn
– Muốn có tư tưởng riêng phải sống sâu sắc với cuộc sống của chính mình, nếu không nếm trải bằng tất cả tâm hồn luôn giàu có, không có kinh nghiệm sống, người cầm bút không thể có một tư tưởng nghệ thuật chân chính.Tư tưởng nghệ thuật đó phải được bộc lộ qua một hệ thống nghệ thuật độc đáo, nhiều dấu ấn.
– Người đọc khi tiếp nhận cần phát hiện những điều “ẩn giấu”, những tư tưởng, triết lý nhân sinh mà nhà văn gửi gắm qua mỗi hình tượng của nhà văn
1.0

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *