Đề thi HSG bài Tràng giang : Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
 
 
(Đề thi gồm có 01 trang)
 

ĐỀ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2017 – 2018
 
Môn thi: VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 08 tháng 2 năm 2018.

Câu I ( 8,0 điểm)
Bài học sâu sắc của anh/chị từ mẩu chuyện sau:
Đại Bàng và Gà
        Bên sườn núi có một tổ chim đại bàng, trong tổ có bốn quả trứng. Một hôm có một trận động đất dữ dội làm rung chuyển tất cả. Cái tổ chim rơi xuống, một quả trứng lăn xuống tận chân núi và rơi vào một ổ gà đang ấp của một trang trại gà. Một thời gian sau ổ trứng nở ra những chú gà con và cả một chú đại bàng con xinh xắn.
        Chú đại bàng con lớn lên giữa bầy gà và nó nghiễm nhiên được xem là một thành viên của gia đình nhà gà. Không ai biết nó là đại bàng. Nó cũng chưa bao giờ nghĩ mình có gì khác các anh em trong đàn. Một hôm đang kiếm ăn, nó nhìn lên bầu trời thấy có những con chim có màu lông như nó, đang sải cánh bay giữa trời cao rộng. Nó chợt ước: “Ước gì tôi có thể bay được như những con chim đó”. Bầy gà nghe thấy cười ầm lên và nói: “Làm sao anh có thể bay được như thế, đó là những con đại bàng còn anh chỉ là một con gà, và gà thì không thể bay cao”.
         Chú đại bàng chỉ lơ mơ hiểu là mình sẽ không thể bay cao được, nhưng sau đó nó cứ trăn trở mãi, trong sâu thẳm tâm hồn nó vẫn khao khát có thể bay lên cao. Có vài lần nó nói ra mơ ước của mình và đều bị lũ gà cười chế nhạo. Lâu dần, đại bàng cũng tin đó là sự thực, nó không còn nghĩ đến ước mơ đó nữa. Nó yên tâm sống như một con gà và sau một thời gian nó chết như một con gà.
                                                                         (Theo Truyenngungon.net)
Câu II (12,0 điểm)
   “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
(Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi).
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Tràng Giang của Huy Cận. (SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục).
 
…… Hết……
 
 
Họ và tên thí sinh: …………………………………………….. SBD:………………..
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
LẦN 3- NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn  Ngữ văn 11

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
I        Bài học sâu sắc của anh/chị từ mẩu chuyện: Đại Bàng và Gà 8,0
1. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí được gửi gắm trong một câu chuyện.
– Diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
1,0
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng nhưng về cơ bản, cần đạt được những yêu cầu chính sau:
7,0
a. Giải thích ý nghĩa của câu chuyện 1,0
– Câu chuyện ngụ ngôn đi từ một nghịch cảnh oái oăm của chú chim đại bàng và kết thúc đáng buồn để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc về ý nghĩa thực sự của cuộc sống .
– Câu chuyện gửi đến cho chúng ta một số thông điệp về việc lựa chọn cách sống sao cho ý nghĩa nhất.
0,5
 
 
0,5
b. Bàn luận 5,0
– Trong cuộc sống, khi gặp những điều mới mẻ, vượt ngoài sự hiểu biết đa phần chúng ta vẫn thường bỏ qua vì nghĩ mình không thể làm được. Chính những suy nghĩ ấy đã cản trở chúng ta vượt qua những giới hạn của bản thân để bước tới thành công.
– Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin.
– Con người khi đã mất niềm tin ở chính mình thì sẽ mất thêm nhiều thứ quý giá khác.
–  Niềm tin là điểm tựa tinh thần, ý chí và sự nỗ lực tạo nên sức mạnh để con người vượt qua trở ngại, thực hiện ước mơ. Nếu bạn có một ước mơ chân chính, hãy cố thực hiện ước mơ của mình!
– Thiếu ý chí nghị lực con người sẽ không thể vượt qua chính mình, vượt qua trở ngại của cuộc đời, không làm được điều gì có ý nghĩa.
1,0
 
 
 
1,0
 
1,0
 
1,0
 
 
1,0
c. Liên hệ và rút ra bài học 1,0
– Muốn thành công trước hết mỗi người phải vượt qua được giới hạn của bản thân.
– Con người sống là phải có ước mơ, khát vọng. Nỗ lực vượt qua chính mình và những trở lực của hoàn cảnh để thực hiện khát vọng, cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa.
0,5
 
0,5
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  II
 
 
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
           (Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập 2).
     Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
12,0
* Yêu cầu về kỹ năng:
– Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết một vấn đề văn học theo định hướng của đề ra.
– Bố cục mạch lạc, chặt chẽ; hành văn trong sáng, biểu cảm; không mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả…
2,0
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
10,0
2. Giải thích ý kiến. 1,5
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác”:
Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của nhà văn, là kết quả của quá trình lao động miệt mài, nghiêm túc; là nơi kết tinh tài năng, sáng tạo, tình cảm, tâm huyết của người nghệ sĩ.
“Tác phẩm vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”:
Tác phẩm là cầu nối giữa nhà văn với bạn đọc. Nhà văn quan sát, cảm nhận thế giới hiện thực rồi từ đó tái hiện, tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. Đến lượt tác phẩm lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, với mọi người. Suy ngẫm, cảm xúc mà người nghệ sĩ gửi gắm vào tác phẩm sẽ truyền đến người đọc tạo ra sự rung động, đồng điệu, đồng cảm, tạo ra tiếng nói tri âm giữa tác giả với bạn đọc.
“Sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng” được truyền đến mọi người tức là tác phẩm văn học đã có những tác động mạnh mẽ vào cuộc sống. Khi sợi dây truyền của nó là những xúc động mãnh liệt của tâm hồn thì người đọc sẽ được soi tỏ bằng những quan điểm nhân văn tích cực giúp họ biết cách điều chỉnh hành vi từ đó hướng tới cách sống đẹp hơn.
=> Ý kiến trên là sự khẳng định các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương trong mối quan hệ: nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.
0,5
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
2. Bàn luận mở rộng 1,0
 – Nhà văn – tác phẩm – người đọc là mối quan hệ tương tác đa chiều. Muốn tác phẩm có sự tác động mạnh mẽ đến bạn đọc thì trước hết nhà văn phải luôn trau dồi vốn sống, phải nhạy cảm trước cuộc đời, phải có đời sống tinh thần phong phú và trải nghiệm sâu sắc; phải có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố chân tàichân tình
– Những tác phẩm văn học đích thực luôn truyền đến cho người đọc những quan điểm nhân văn tích cực, giúp họ biết thanh lọc tâm hồn và hướng đến cái Chân, Thiện, Mỹ trong cuộc đời.
0,5
 
 
 
 
0,5
 
3. Phân tích , chứng minh: 6,5
   HS bám vào hoàn cảnh ra đời và các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của bài thơ để làm rõ những nội dung sau:
– Tràng Giang là bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng.
– Bài thơ là nơi “kết tinh”, gửi gắm những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc nhất; những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất; những trăn trở, khát vọng mãnh liệt nhất của tác giả về con người và cuộc sống. Chúng được kết đọng lại trong nỗi buồn, sầu da diết, triền miên, mênh mông, vô tận: “buồn vũ trụ”“sầu nhân thế”.
– Nỗi buồn của nhà thơ xuất phát từ nỗi đau trước hoàn cảnh nước mất nhà tan, từ sự day dứt trước số phận nhỏ nhoi, mong manh của con người giữa dòng đời sầu thương vô tận.
– Mặc dù buồn sầu nhưng nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn đẹp, trong sáng. Nó là nỗi niềm riêng của tác giả đồng thời cũng là tâm trạng của một thế hệ thanh niên thời vong quốc. Đó là “nỗi buồn sông núi” trước cảnh nước mất nhà tan, nỗi buồn của một thanh niên trí thức có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân luôn khao khát hoà nhập với đời, khao khát được làm gì đó có ý nghĩa nhưng bất lực, bế tắc; nỗi buồn của một cái tôi cô đơn, bơ vơ luôn khao khát tình đời, tình người…
–  Với sự chân thành của cảm xúc, sự tinh tế, giàu sức biểu cảm của ngôn từ và hình ảnh, bài thơ Tràng giang đã tạo nên một sự cộng hưởng giữa nhà thơ với độc giả; thực sự đã gieo vào lòng các thế hệ bạn đọc bao rung động mãnh liệt, đồng điệu, đồng cảm; gợi dậy ở họ những tình cảm đẹp, giúp họ biết buồn, biết đau, biết day dứt, trăn trở trước cuộc sống và con người … trong bất cứ hoàn cảnh nào thì đó cũng là điều thành công nhất của người nghệ sĩ.
 
 
0,5
 
2,0
 
 
 
 
1,0
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
1,0
3. Đánh giá 1,0
– Ý kiến trên không chỉ đúng mà còn sâu sắc thấm thía về giá trị của tác phẩm văn chương.
– Tràng giang là một minh chứng sống động cho nhận định.
 

 
 
 
 
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *