Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 12 :Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi

     SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG
(Đề gồm 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG VÒNG 2
 MÔN NGỮ VĂN 12- NĂM HỌC 2018-2019
         (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề)

 
Câu 1 (3,0 điểm)
Baba Ram Dass cho rằng: “Càng trong tĩnh lặng, càng nghe thấy nhiều.” (Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn”- Những giá trị vĩnh hằng– NXB Trẻ, 2010, tr.70).
Lấy câu nói của Baba Ram Dass làm chủ đề, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về chủ đề ấy.
Câu 2(7,0 điểm)
Lamactin- nhà thơ Pháp tâm sự: “Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”.
Bằng sự hiểu biết về một bài thơ giai đoạn 1945- 1975, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
—-Hết—-
 Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
Họ và tên thí sinh:………………………………………Số báo danh:……………………………..
Cán bộ coi thi 1:……………………………………….Cán bộ coi thi 2:…………………………..

    SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG
 
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG VÒNG 2
 MÔN NGỮ VĂN 12- NĂM HỌC 2018-2019
                     (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

 

       
       
     
     
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  LÀM VĂN  
1 Bàn luận về chủ đề: “Càng trong tĩnh lặng, càng nghe thấy nhiều” 3,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị của sự “tĩnh lặng”, của sự “lắng nghe”. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Giải thích chủ đề:
+ Chủ đề đề cập đến mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả: càng “tĩnh lặng”- càng im lặng càng lắng nghe được nhiều “âm thanh” của cuộc sống.
– Bàn luận:
+ “Tĩnh lặng” để hiểu mình, hiểu người, hiểu cuộc sống
+ “Tĩnh lặng” làm vốn sống của con người phong phú hơn, hình thành và phát triển kĩ năng “lắng nghe” để thấu hiểu, sống bao dung, nhân ái hơn…
+ Sự “tĩnh lặng” do khách quan hoặc chủ quan mang lại, khi con người càng trưởng thành, càng trải nghiệm thì kĩ năng “lắng nghe” càng phát triển.
+  Kĩ năng “lắng nghe” cần thiết trong mọi giai đoạn sống của con người, càng cần thiết trong xã hội hiện đại.
+ Tuy nhiên không phải lúc nào “im lặng” lắng nghe cũng mang lại hiệu quả…
– Bài học nhận thức và hành động
 
 
 
 
0,25
 
 
1,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
d. Sáng tạo
– Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
– Có quan điểm riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Diễn đạt trong sáng, biểu cảm, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
2 Bàn luận về câu nói của Lamactin“Thế nào là thơ? Đó không phải chỉ là một nghệ thuật, đó là sự giải thoát của lòng tôi”. 7,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0, 5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc trưng của thơ 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
– Giải thích:
+ Thơ không chỉ là một nghệ thuật: thơ là một nghệ thuật kì diệu nhất của ngôn ngữ, ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.
+ Thơ là sự giải thoát của lòng tôi: thơ là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.
+ Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngôn từ mà thơ còn là phương tiện giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời.
– Bàn luận:
+ Ý kiến trên nêu lên được đặc trưng cơ bản của thơ
+ Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ hay phải có ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Nhưng thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ dâng trào cao độ, đòi hỏi được giãi bày, sẻ chia, cảm thông…
+ Là tiếng nói tâm hồn được nói một cách nghệ thuật nên thơ dễ lay động hồn người, là tiếng lòng đi tìm những tiếng lòng đồng điệu
+ Định hướng cho người sáng tác, là căn cứ để đánh giá giá trị của một tác phẩm thơ.
– Học sinh lựa chọn một tác phẩm thơ giai đoạn 1945- 1975 để bày tỏ quan điểm riêng.
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
3,0
    d. Sáng tạo
– Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc.
0,5
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Diễn đạt trong sáng, biểu cảm, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0, 5

 
 
—-HẾT—

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *