Đề thi học sinh giỏi môn văn liên hệ Hai đứa trẻ và Đọc tiểu thanh kí

 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG (Lần 2)
LIÊN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN
NĂM HỌC 2018-2019
       
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 THPT        
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 16 tháng 02 năm 2019
(Đề có 02 trang, gồm 06 câu)

 ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi người đều leo lên những nấc thang của đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về ước mơ ban đầu. Cũng có những người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và đầy tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.
Mỗi người đều có một vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta phần đông đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là thế lực mà ta cần nhìn thấy để trân trọng không phải để mặc cảm, để bình thản tiến bước không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kĩ sư phần mềm thì  ai sẽ gắn những con chip vào máy tính.
Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường”
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2013, tr 98-99)
Câu1 (1,0 điểm). Trong văn bản, tại sao tác giả cho rằng “Thực ra ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn”?
Câu2 (1,0 điểm). Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn sau: “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kĩ sư phần mềm thì  ai sẽ gắn những con chip vào máy tính”.
Câu3 (2,0 điểm).  Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” không? Vì sao?
          Câu4 (2,0 điểm). Từ đoạn trích, anh/ chị hãy viết về ước mơ và cách thức thực hiện ước mơ của mình bằng một đoạn văn ngắn.

  1. LÀM VĂN (14.0 điểm)

Câu 1. (4.0 điểm)
Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King  lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”.
Anh/ Chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về 2 ý kiến trên.
Câu 2. (10.0 điểm)
Trong “Trang giấy trước đèn”, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng, tình yêu thương con người của người nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình”.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. Từ đó liên hệ với “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du để thấy được tình yêu thương con người của mỗi nhà văn.
 
………………….HẾT…………………
 
Họ tên thí sinh:………………………………………………….SBD:…………………………..
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
 NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI  11
 

 

Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm
 
 
I
 
 
1 –   – Sở dĩ tác giả cho rằng “ Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn” là vì:
+ Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩ nên “ chẳng đưa ta đến đâu cả”.
+   Khi hành động thì điều quan trọng nhất là cách thức: Nếu cách thức đúng đắn, nhân văn thì sẽ thành công, sẽ đạt được ước mơ, khẳng định được giá trị của bản thân; Nếu cách thức mưu mô, vụ lợi , không phù hợp thì sẽ thất bại.
1,0
2 – BPNT: Câu hỏi tu từ; Điệp cấu trúc câu.
– Hiệu quả: + Nhấn mạnh, khẳng định trong cuộc sống mỗi nghề nghiệp đều rất đáng trân trọng, đều có ý nghĩa riêng.
+ Tạo nhịp điệu cho đoạn văn; Giúp diễn đạt hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
1,0
3 – Hs có thể đồng tình và giải thích:
+ Trong cuộc sống có rất nhiều nghề để kiếm sống, để thực hiện ước mơ và nếu nghề đó chân chính, không vi phạm pháp luật sẽ được trân trọng.
+ Không phân biệt nghề nào cao quý, nghề nào thấp hèn, chỉ cần tận tâm, có trách nhiệm, hết lòng với nghề thì nghề nào cũng đạt đến đỉnh cao và nhận được sự trân trọng.
– Hs có thể không đồng tình, miễn là có lập luận hợp lí, thuyết phục.
2,0
4 – Mỗi học sinh sẽ có ước mơ và cách thức thức thực hiện ước mơ riêng, nhưng phải nêu được:
+ Mục đích, ý nghĩa của ước mơ.
+ Cách thức thực hiện ước mơ theo hướng tích cực
2.0
 
II
1 I. Yêu cầu kĩ năng : Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu kiến thức -Đảm bảo các ý sau:
1: Giải thích ý kiến
Câu nói của Pythagos  :
+ Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan – im lặng là không nên nói, cấp độ cao nhất là đề cao giá trị của sự im lặng, không nói trong cuộc sống.
+ Ai không biết im lặng là không biết nói”-  Xem im lặng là cách xử thế khôn ngoan nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì.
– Câu nói của Martin Luther King “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng” : nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn đề hệ trọng, con người cần phải lên tiếng, cần phải nói.
=> Hai ý kiến có vẻ đối lập nhưng không hề mâu thuẫn, chúng bổ sung cho nhau để cùng mang đến cho ta bài học bổ ích về cách xử thế trong cuộc sống phải biết im lặng khi cần thiết nhưng cũng phải biết dũng cảm lên tiếng trong những trường hợp nhất định.
2. Bàn luận
-“Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”
+ Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó, để có thể tránh những tổn hại nhất định.
+ Im lặng để lắng nghe, chia sẻ với người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng.
+ Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức sâu sắc  trước khi nói hay hành động giúp đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, công việc; giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm.
+ Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn.
– Nhưng “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng” – nếu lúc nào cũng im lặng sẽ có những tác hại, nhất là trước những vấn đề hệ trọng, cho nên cần phải lên tiếng đúng nơi, đúng lúc, xuất phát từ thiện ý tốt đẹp.
+ Để bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của bản thân.
+ Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược trong cuộc sống để bênh vực cho cái tốt, cái yếu, lẽ phải. Bày tỏ sự yêu thương, chia sẻ với cuộc đời, con người.
+ Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời.
– Mỗi chúng ta cần nhận thức đúng hoàn cảnh, vị trí của mình, có lí trí sáng suốt, có tấm lòng nhân ái, có trái tim nhiệt huyết và dũng cảm để biết khi nào cần lên tiếng, khi nào cần im lặng.
 3. Mở rộng
– Phê phán những người không biết im lặng khi cần thiết và không lên tiếng bảo vệ chân lí, lẽ phải, thể hiện chính kiến.
– Phân biệt im lặng với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”.
– Lên tiếng phải đi kèm với hạnh động thiết thực có ý nghĩa.
4.Bài học nhận thức và hành động
– Cần nhận thức đúng đắn để vừa biết im lặng , vừa phải lên tiếng trong những hoàn cảnh, vị trí nhất định bằng một lí trí sáng suốt, tấm lòng nhân ái, trái tim nhiệt huyết và dũng cảm.
– Vận dụng cụ thể trong cuộc sống trên mọi lĩnh vực.
0,5
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
2 I. Yêu cầu về kỹ năng: Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết giải thích ý kiến mang tính chất lí luận văn học, biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý sau
* Ý1. Giải thích ý kiến của Nguyễn Minh Châu – tình yêu thương con người của người nghệ sĩ “vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình”.
Niềm hân hoan say mê : Niềm vui khi được gắn bó, hòa mình vào cuộc sống để phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của con người.
-Nỗi đau đớn, khắc khoải: Xót xa, trăn trở trước những mảnh đời, số phận, cảnh ngộ bất hạnh, éo le trong cuộc sống bằng tấm lòng trắc ẩn, thương cảm.
– Mối quan hoài thường trực: Luôn quan tâm lo lắng đến số phận, cuộc sống của con người, luôn mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với họ.
=> Nguyễn Minh Châu muốn mỗi nhà văn phải là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con ngườì với đầy đủ các cung bậc cảm xúc.
*Ý2: Lý giải
– Tâm điểm khám phá của văn học, nghệ thuật chính là con người. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử.
– Chính vì lấy con người làm tâm điểm khám phá, nên yêu cầu nhà văn phải là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Đây là một trong những tư chất cần có, một phẩm chất cao đẹp của người nghệ sĩ.
– Tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo của nhà văn là thuộc tính là thước đo giá trị của những tác phẩm chân chính vì suy cho cùng chức năng của văn học là nhân đạo hóa con người.
 *Ý 3: Phân tích “Hai đức trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ ý kiến.
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thạch Lam đã hân hoan say mê tìm kiếm, ca ngợi vẻ đẹp của con người đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn Liên.
+ Những người lao động bình dị, chất phác, hiền hòa, chăm chỉ – Chị Tý, bác phở Siêu…
+ Liên với vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, nhạy cảm; Biết yêu thương chia sẻ; Biết ước mơ, khát vọng hướng đến tương lai.
Nhà văn đau đớn, khắc khoải trước cuộc sống nghèo khổ, vô nghĩa, quẩn quanh, bế tắc của người dân phố huyện, của chị em Liên
+ Bức tranh phố huyện nghèo nàn tù đọng trong thời khắc chiều tà với phiên chợ tàn.
+ Bức tranh phố huyện chìm trong bóng tối với những kiếp đời lam lũ. Trong đó, nhà văn đặc biệt quan tâm tới chị em Liên- hai tâm hồn ngây thơ trước cảnh đời cơ cực.
Thạch Lam thể hiện mối hoài quan thường trực về những điều tốt đẹp cho cuộc sống con người qua hình ảnh “chuyến tàu đêm”
+ Nhà văn đem đến một thế giới khác, thắp lên ánh sáng cho phố huyện nghèo, gợi dậy ước mơ cho người dân.
+ Tác giả muốn con người phải sống cho ra sống, không tồn tại một cách vô nghĩa.
– Nghệ thuật : truyện không có cốt truyện; Đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật; Ngôn ngữ giầu hình ảnh, chất thơ; Giọng điệu tâm tình; Thủ pháp tương phản…( Phần này HS có thể lồng ghép trong quá trình phân tích)
* Ý4: Liên hệ với “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII, ngoài “ Truyện Kiều” ông còn nổi tiếng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” viết về số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh, thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo cao cả.
– Nguyễn Du vừa đau đớn, khắc khoải trước cuộc đời, số phận đau khổ bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, vừa hân hoan, say mê trước nhan sắc và tài năng văn chương của nàng- đó sẽ là cái đẹp bất diệt.
Đọc Tiểu Thanh kí cũng thể hiện mối hoài quan thường trực
+ Nhà thơ trăn trở, lo lắng, quan tâm  trước nỗi hờn kim cổ, án phong lưu của con người – những người tài hoa.
+ Thương người, đồng cảm với người chuyển sang thương mình khao khát được chia sẻ, được tri âm tri kỉ để có thể sống mãi trong lòng hậu thế.
* Ý5: Nhận xét về tình yêu thương con người của 2 nhà văn
– Nguyễn Du và Thạch Lam đều gửi vào tác phẩm tình cảm yêu thương, cảm thông đối với những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội; đều trân trọng trước vẻ đẹp con người và khao khát, trăn trở hướng con người đến những điều tốt đẹp. Giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.
-Tuy nhiên, tình yêu thương của 2 nhà văn cũng có điểm riêng biệt:
+ Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với những kiếp người cơ cực nhưng là để  hướng họ đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó nhà văn đách thức trong lòng người đọc một niềm tin tưởng, lạc quan, niềm khao khát vươn  tới cuộc sống ý nghĩa hơn.
+ Với “Độc Tiểu Thanh kí” đã cho thấy tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du vượt qua cả giới hạn của thời gian, không gian. Ông có tình thương bao la với những kiếp người tài hoa, bạc mệnh dù là người Việt Nam hay Trung Quốc. Rồi ông lại tự vận vào mình cái án phong lưu để tự đau, tự thương cho mình bơ vơ, không tri âm, tri kỷ trước cõi đời.  Nhân đạo trong bài thơ không chỉ thương người mà còn là tự thương cho chính mình, là niềm khao khát tri âm, đồng điệu giữa cuộc đời. Từ đó tác phẩm không chỉ giúp con người biết yêu thương, cảm thông, trân trọng người khác mà còn biết trân trọng chính mình, biết tìm tri kỉ cho mình giữa cuộc đời trần thế.
* Ý6: Đánh giá khái quát lại
– Ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã đề cập đến những khía cạnh sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của người nghệ sĩ. Quan điểm này luôn đúng với mọi thời đại, mọi nền văn chương và mọi nghệ sĩ “ Nhà văn chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”.
Hai đứa trẻĐọc Tiểu Thanh kí đã thể hiện được tình yêu thương con người sâu nặng với đầy đủ cung bậc của 2 nhà văn.
1,0
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0

 
Lưu ý chung.
– Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

– Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng

 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *