Đề thi hay và khó về tác phẩm Chí Phèo- Nam Cao

Bộ đề luyện thi về tác phẩm Chí Phèo- Nam Cao. Phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Nghị luận ý kiến bài về truyện ngắn Chí Phèo
Đề  bài :
Đọc Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: “Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”, lại có ý kiến khẳng định: “Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”
a. Vận dụng hiểu biết về tiếp nhận văn học, hãy lí giải hiện tượng trên (không quá 05 câu)
b. Hãy viết một bài luận bày tỏ quan điểm cá nhân về bi kịch của nhân vật Chí Phèo
ĐÁP ÁN
Câu a. (1.0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng.
– Biết tổ chức một đoạn văn.
– Không mắc lỗi chính tả dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức
Hai ý kiến cùng bàn về bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
Điều này cho thấy tính chất đa dạng, không thống nhất trong tiếp nhận văn học, cùng một tác phẩm, một đối tượng nhưng cách thụ cảm, đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau do sự khác biệt trong trình độ, kinh nghiệm sống, tuổi tác, tâm trạng khi tiếp nhận… Hơn nữa, nội dung các tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp thì sự tiếp nhận của công chúng càng lắm hình nhiều vẻ.
Câu b. (6.0 điểm)
Yêu cầu chung
–  Năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể.
Giới thiệu tác giả tác phẩm
Giải thích
Bi kịch: nghĩa gốc, bi kịch là thể của loại hình kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Từ nghĩa gốc trên, bi kịch còn dùng để chỉ một tình cảnh, một số phận éo le, trắc trở, đau thương. Khái niệm bi kịch được nói đến ở đây là hiểu theo nghĩa thứ hai này.
Bi kịch bị cử tuyệt quyền làm người: con người khao khát sống, khao khát “làm hòa” với mọi người, khao khát hạnh phúc nhưng bị xã hội và giai cấp thống trị cản trở, xô đẩy vào con đường cùng không lối thoát.
Bi kịch con người tự từ chối quyền làm người: con người khao khát sống, khao khát “làm hòa” với mọi người, khao khát hạnh phúc nhưng không đủ bản lĩnh, không đủ dũng khí khẳng định mình, vượt lên những định kiến của cộng đồng, cuối cùng rơi vào tuyệt vọng thậm chí rơi vào cái chết.
Bàn luận
Thí sinh có thể đồng tình với một trong hai ý kiến hoặc bổ sung, kết hợp giữa hai ý kiến để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về bi kịch của Chí Phèo, miễn là lí giải có sức thuyết phục. Sau đây là một số phương án, thí sinh có thể lựa chọn để giám khảo tham khảo.
Phương án 1. Bi kịch Chí Phèo là bi kịch bị cử tuyệt quyền làm người.
– Đây là quan niệm có tính truyền thống được nhiều người chấp nhận.
– Xã hội thực dân phong kiến tiếp tay cho bọn cường hào ác bá (Bá Kiến) đã đẩy Chí Phèo vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại
– Xã hội ấy đã từ chối, cử tuyệt quyền làm người của Chí Phèo ngay cả khi Chí Phèo mong mỏi, khao khát được làm người lương thiện nhất
=> Xã hội thực dân phong kiến à bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại không thể “vô can” trong việc đẩy Chí Phèo đến chỗ bi kịch, đến với cái chết.
Phương án 2. “Bi kịch Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”
– Đây là ý kiến mới mẻ, có phần táo bạo khi nhìn nhận đánh giá về bi kịch số phận nhân vật Chí Phèo
– Ý kiến trên xuất phát từ dặc điểm phong cách thời đại . Thời đại Nam Cao, ý thức về con người cá nhân có điều kiện phát triển. Nam Cao thể hiện tinh thần thời đại đó bằng cách chỉ ra rằng; nếu qus lệ thuộc vào cộng đồng, con người sẽ tự thủ tiêu mình; và nếu cộng đồng can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, nó sẽ hủy diệt cá nhân đó.
– Ý kiến trên xuất phát từ số phận nhân vật Chí Phèo
+ Số phận cô độc và nỗi sợ cô đơn
+ Cái chết của Chí Phèo và sự đuối về ý thức cá nhân
Ý kiến trên quả có cái nhìn sâu sắc về tấn bi kịch của người nông dân Chí Phèo. Rõ ràng Chí phải chịu trách nhiệm về bản thân.
Phương án 3:
Hoàn toàn đổ lỗi cho Chí Phèo là chỉ coi trọng nguyên nhân chủ quan, còn đổ tội cho xã hội lại là coi trọng nguyên nhân khách quan. Trong khi đó, nguyên nhân dẫn đến bi kịch và cái chết của Chí bao gồm cả chủ quan và khách quan, chỉ coi trọng một mặt nào đó cũng là phiến diện.
Viết về bi kịch người nông dân Chí Phèo, Nam Cao muốn đưa đến người đọc thông điệp; mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, mỗi người phải tự ý thức về cá nhân của mình. Điều đó thể hiện một quan niệm đấy đủ hơn, toàn diện hơn về con người, về giá trị của sự sống. Đó là những nhân tố mới mẻ, độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao
Biểu điểm
+ Điểm 6 – 7: đáp ứng tốt các yêu câu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt.
+ Điểm 4 – 5: đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 2 – 3: đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 1; không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
+ Điểm 0: không làm bài
Xem thêm : Những bài văn hay lớp 11 : Bài văn mẫu
Tuyển tập đề thi về truyện ngắn Chí Phèo- Nam Cao : Chí Phèo

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *