Đề đọc hiểu về đoạn mở đầu bài thơ Việt Bắc Tố Hữu

Đề đọc hiểu về đoạn mở đầu bài thơ Việt Bắc Tố Hữu. Bộ đề đọc hiểu có đáp án chi tiết. Tài liệu ôn thi tHPT Quốc gia dành cho học sinh lớp 12.
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

– Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ,  những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

(Trích: Việt Bắc – Tố Hữu; SGK 12, Tập 1, trang 110)

Câu 1 (1,0đ):  Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Câu 2 (0,5 ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
 Câu 3 (0,5): Đoạn thơ  trên được gieo vần gì?
Câu 4 (1,0): Nhận xét về cách kết cấu trong đoạn thơ. Cho biết cách kết cấu ấy có gì gần gũi với ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm trong đoạn thơ?
Hướng dẫn cách làm :
Câu1. Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc.
Yêu cầu HS viết được một đoạn văn hoàn chỉnh với hai nội dung: Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc.
– Giới thiệu vị trí của Tố Hữu đối với nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu (0,5
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 10/1954 trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa cách mạng Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, trong buổi chia tay đầy xúc động Tố Hữu đã viết bài thơ này. (0,5)
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: Khung cảnh chia tay đầy nhớ thương lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi. (0,5)
Câu 3. Đoạn thơ  trên được gieo vần gì?
– Đoạn thơ gieo vần chân, vần lưng. (0,5)
Câu 4. Nhận xét về cách kết cấu trong đoạn thơ. Cho biết cách kết cấu ấy có gì gần gũi với ca dao, dân ca và có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm trong đoạn thơ?
– Đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp giữa hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình” vốn rất quen thuộc trong ca dao thể hiện tình cảm lứa đôi. Trong đoạn thơ lại thể hiện tình cảm của người ở lại là đồng bào chiến khu Việt Bắc, người ra đi là những người cán bộ kháng chiến từng gắn bó với quê hương cách mạng mười mấy năm trời. (0,5)
– Hình thức này đã tạo nên sự hô ứng đồng vọng khiến cảm xúc như được nhân lên da diết, khắc khoải hơn. Những ân tình cách mạng được thể hiện như tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, gắn bó thủy chung trong tình yêu đôi lứa. (0,5)
Xem thêm :

  1. Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
  2. Tuyển tập đề thi , những bài văn hay về bài thơ Việt Bắc- Tố Hữu : Việt Bắc
,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *