ĐỀ THAM KHẢO
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) Nỗi sợ hãi là một cảm xúc hoặc rất lành mạnh, hữu ích thậm chí có thể cứu mạng bạn, hoặc có thể huỷ diệt, làm tê liệt cảm xúc của bạn, thậm chí nguy hiểm chết người.
(2) Khi bạn còn bé, nỗi sợ tích cực mách bảo bạn về những giới hạn tự nhiên. Nó dạy bạn không được chạm tay vào nồi nước nóng (lần thứ hai), không được ngâm mình dưới nước quá lâu hoặ nhảy qua hàng rào quá cao. Lớn lên một chút, nó dạy bạn không nên đánh nhau với những đứa bạn quá hung hăng. nó cũng dạy cha tôi cách trở thành một phi công cừ khôi, cứu được mạng sống của bản thân mình và đồng đội, bởi vì nó dạy ông đừng chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy kiểm tra đi kiểm tra lại trước khi cất cánh.
Nỗi sợ tích cực dạy hầu hết mọi người phải tôn trọng kỷ cương luật pháp và biết rõ giới hạn trong hành vi cư xử của mình…. Tất cả những điều này cho thấy nỗi sợ tích cực là một yếu tố hữu ích tự nhiên mang lại kết quả tốt đẹp trong cuộc sống… Do đó, nỗi sợ tích cực hay nỗi sợ thân thiện là người bạn tri kỉ của bạn và bạn không nên phớt lờ hay bỏ qua nó.
Phàm đã có nỗi sợ tích cực thì phải có nỗi sợ tiêu cực. Nỗi sợ tiêu cực khiến bạn tập trung vào những điều bạn không nên sợ. Nó mang lại hậu quả tệ hại, có thể khiến bạn tê liệt cảm xúc, thậm chí chết người. Với nhiều người, nỗi sợ tiêu cực trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp khiến họ trở thành tù nhân của nó. Tuy vậy, trong đa số các trường hợp, nỗi sợ tiêu cực có vẻ mơ hồ hơn, nhưng vẫn đáng sợ không kém. Nó ngăn cản bạn làm những đáng làm và đạt được những thành tựu đáng có… Khi bạn tham gia đội bóng thiếu nhi, nỗi sợ tiêu cực ngăn không cho bạn đi những đường bóng táo bạo vì sợ bóng bay khỏi gôn. Lớn lên một chút, nó ngăn không cho bạn đăng kí vào đội thể thao ở trường vì sợ mình không đạt tiêu chuẩn hoặc thậm chí trong giờ học, nó ngăn không cho bạn giơ tay phát biểu vì sợ xấu hổ trước mặt bạn bè nếu trả lời sai….
Một trong những ông chủ cũ của tôi đột nhiên ngã quỵ vì cơn đau tim khi đang đánh quần vợt với bạn. Lúc xe cứu thương đến nơi thì mọi chuyện đã quá trễ, ông chủ xấu số của tôi đã tắt thở khi đến được bệnh viện. Vị bác sĩ trực ca cấp cứu hôm ấy giận dữ hỏi người bạn của ông chủ tôi là tại sao ông ta không thực hiện hô hấp nhân tạo trên sân quần vợt. Người bạn kia bối rối trả lời, “ Tôi sợ làm gãy xương sườn của ông ấy”. Thất vọng và phẫn nộ, vị bác sĩ kia đáp lại, “ Trời đất ạ, thà sống với cái xương sườn bị gãy, còn hơn là chết!”
Đây là một ví dụ hoàn hảo về nỗi sợ tiêu cực và hậu quả kèm theo của nó… Nỗi sợ tiêu cực che mắt ông ta, khiến ông ta không nhìn thấy cơ hội đạt được thành tích phi thường bằng việc cứu sống bạn mình. Hậu quả của nỗi sợ này vô cùng thảm khốc…. Mặc dù không một ai dám khẳng định rằng ông chủ tôi sẽ sống sót nếu được hô hấp nhân tạo trên sân quần vợt, nhưng tất cả chúng ta đều biết ông không thể sống được nếu không có nó.
( Trích “ Những bước đơn giản đến ước mơ”- Steven K. Scott-dịch giả Trần Đăng Khoa- Uông Xuân Vy, trang 47-48)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2. Ví dụ hoàn hảo về nỗi sợ tiêu cực và hậu quả kèm theo của nó được tác giả đưa ra là gì?
Câu 3. Trong đoạn văn (2), tác giả đã chỉ ra những yếu tố cụ thể nào về lợi ích của nỗi sợ hãi tích cực?
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả trong lập luận : “Mặc dù không một ai dám khẳng định rằng ông chủ tôi sẽ sống sót nếu được hô hấp nhân tạo trên sân quần vợt, nhưng tất cả chúng ta đều biết ông không thể sống được nếu không có nó.” không? Vì sao?
Câu 5. Thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân em sau khi đọc văn bản trên là gì? Hãy nêu ra và lí giải về nó.
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nói về việc làm thế nào để phát hiện và khống chế những nỗi sợ hãi tiêu cực trong bản thân mình.
Câu 2. (4,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tiếng ru của Tố Hữu.
Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời. Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm |
Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? Tre già yêu lấy măng non
|
( Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học – 1961)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn trích:Nỗi sợ hãi là một cảm xúc hoặc rất lành mạnh, hữu ích thậm chí có thể cứu mạng bạn, hoặc có thể huỷ diệt, làm tê liệt cảm xúc của bạn, thậm chí nguy hiểm chết người.
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | |
2 | Dẫn chứng về một ông chủ cũ của tác giả bị đau tim khi đang chơi quần vợt, không được hô hấp nhân tạo ngay trên sân, đã tắt thở khi đến được bệnh viện
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
0,5 | |
3 | – mách bảo bạn về những giới hạn tự nhiên
– dạy bạn không nên đánh nhau với những đứa bạn quá hung hăng – dạy cha tôi cách trở thành một phi công cừ khôi – dạy ông đừng chắc chắn về bất cứ điều gì Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,25 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1,0 | |
4 | – Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình. (0,25đ) Nhưng phải lí giải phù hợp
– Ví dụ: * Đồng tình: Khi chiến thắng được nỗi sợ hãi tiêu cực- sợ mình làm không tốt, ảnh hưởng đến mình và người bạn ấy. Ta sẽ mạnh mẽ, chỉ nghĩ đến mục đính duy nhất: cứu người, lúc đó ta sẽ có một nguồn năng lượng đặc biệt làm những điều mà ta cũng không nghĩ mình có thể làm được.(0,75) *Không đồng tình: Để cứu sống một người trong những tình huống đặc biệt, cần có rất nhiều yếu tố và kĩ năng, chứ không phải chỉ cần hô hấp nhân tạo… Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | -Thông điệp rút ra: cần phải phát hiện, trân trọng nỗi sợ hãi tích cực; chiến thắng nỗi sợ hãi tiêu cực của bản thân. (0,25)
– Vì: Trong ta luôn tồn tại và xuất hiện những cảm xúc như thế. Chỉ khi biết phát huy cái tích cực, chiến thắng cái tiêu cực chúng ta mới phát hiện ra những giá trị tiềm tàng của bản thân, từ đó đưa ta tới thành công trong cuộc sống. (0,75) Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
làm thế nào để phát hiện và khống chế những nỗi sợ hãi tiêu cực trong bản thân mình |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Nỗi sợ hãi tiêu cực có không chỉ cản trở bạn đến với thành công, sống mạnh mẽ có ý nghĩa, mà có những trường hợp nó để lại hâu qảu khôn lường. vì thế, phát hiện ra và khống chế nó, có vi trò vô cùng quan trọng. -Để phát hiện ra nỗi sợ hãi tiêu cực: +Xác định mong muốn, khát khao của bản thân + Liệt kê những chướng ngại cản trở bạn -Khống chế nỗi sợ hãi tiêu cực: + Đối diện trực tiếp với nó, đặt ra giả thiết giữa được- và mất nếu chiến thắng hoặc không chiến thắng nỗi sợ hãi ấy. + Cần hiểu rõ cuộc sống không phải lúc nào cũng chiến thắng, cũng bình yên, không dám đối mặt chỉ khiến ta nhu nhượ và thảm hại hơn. từ đó sẽ có quyết tâm, sức mạnh để khống chế nỗi sợ hãi tiêu cực… |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, để làm rõ vấn đề nghị luận: …… – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
0,25 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Hãy viết một bài văn nghị luận: | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ “Tiếng ru” (Tố Hữu) |
0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: *Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Triển khai vấn đề nghị luận – Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tố Hữu, bài thơ “Tiếng ru” và vấn đề nghị luận – Cấu tứ: + Cấu tứ bài thơ xoay quanh lời ru của người mẹ +Nhan đề bài thơ chỉ bằng một từ: “Tiếng ru” nhưng đã gợi mở cảm hứng của cả tác phẩm- đó là lời người mẹ ru con thiết tha, đầy yêu thương trìu mến. +Xuyên suốt 4 khổ thơ, mạch trữ tình của tác phẩm được thể hiện theo hướng đi từ hệ thống hình ảnh của thiên nhiên gần gũi với con người đặc biệt là tâm hồn trẻ thơ đến bài học nhân sinh sâu sắc. +Từ hệ thống hình ảnh, từ ngữ, tác giả gửi gắm những bài học về lối sống, phẩm chất cao đẹp của con người. – Hình ảnh: + Hệ thống hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc + Sử dụng hình ảnh sáng tạo, mang tính ẩn dụ tượng trưng + Sử dụng nhiều hình ảnh đặt trong tương quan đối lập: núi- đất; cao-thấp; già-non; biển-sông…gợi ra những tầng nghĩa sâu xa… -Đánh giá chung: + Bài thơ giàu nhạc điệu, thể thơ lục bát mang hồn dân tộc, sâu lắng như chính lời ru của mẹ, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, giọng thơ ngọt ngào, đậm chất trữ tình chính trị… +Mượn cách nói của ca dao, dùng ngoại vật để gợi cảm hứng, bài thơ là lời giáo dục, là triết lý nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến chúng ta. Sống có lý tường, có mục đích và được cống hiến sẽ mang lại ý nghĩa cao đẹp cho cuộc đời.
|
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
HS có thể viết bài theo nhiều cách trên cơ sở kiến thức bài cấu tứ và hình ảnh -Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng thể hiện sự chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |