SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
ĐỀ SỐ 5 (Đề gồm có 02 trang) |
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Trích Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm,
NXB Hội Nhà văn, 2007, tr.18-19)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/ Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
[…]
Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sữa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…
Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa.
Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc.
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập hai,NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.149,151,152 )
Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
———- Hết ———-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ SỐ 5 |
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Đoạn trích sử dụng thể thơ tự do. | 0,5 | |
2 | Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… | 0,5 | |
3 | – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời;
– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. |
1,0 | |
4 | Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình…) | 1,0 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành hoặc móc xích… |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người và đưa ra các lí lẽ bảo vệ quan điểm. Có thể theo hướng sau: – Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì thân thuộc, gần gũi, gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người. – Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người: Những điều giản dị có thể trở thành điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng…); góp phần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế. |
1,0 | ||
– Vẫn còn không ít người, đặc biệt là giới trẻ ngày nay không biết trân trọng, nâng niu những điều giản dị, nhỏ bé; có thái độ thờ ơ, lãnh đạm với những thứ xung quanh mình, theo đuổi những điều cao xa, lớn lao, viển vông không thực tế…
– Chúng ta cần biết trân trọng, gìn giữ, nâng niu những điều giản dị nhỏ bé, tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại có giá trị rất lớn lao đối với cuộc sống của mỗi người… |
|||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ |
0,25 | ||
2 | Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích; nhận xét ý nghĩa triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn trích | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đối thoại giữa Hồ Trương Ba và Đế Thích, ý nghĩa triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu khái quát: tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, đoạn trích và triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm. | 0,5 | ||
* Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
– Nêu khái quát vở kịch, hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích. – Phần đầu đoạn trích là màn đối thoại, cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả gửi gắm quan điểm sống – “phải sống là chính mình”. + Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích và nêu lên đòi hỏi chính đáng cũng như quan điểm sống cao đẹp – sống phải là |
|||
chính mình. Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng được sống hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và linh hồn. Phá vỡ quan hệ nội tại này sẽ để lại hậu quả nặng nề, cũng như sống mà không được là chính mình thì đó là một bi kịch nghiệt ngã.
+ Đế Thích lại lập luận và chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba đang sống trong cảnh trong ngoài bất nhất, mà mọi người đều như thế cả. + Trương Ba lên án Đế Thích: Sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn chỉ trích quan niệm sai lầm của Đế Thích bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. – Phần sau đoạn trích là màn đối thoại – đấu tranh toát lên nhân cách cao thượng và đức hi sinh của Trương Ba. Qua đó tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. – Nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. |
2,5 | ||
* Nhận xét triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
– Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp giữa xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức… trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất, gượng ép. – Trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn. Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác. – Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. |
0,5 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ |
0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |
——Hết——