Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn , đề 10 Rừng xà nu

 

ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2019
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 
Phần 1: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi :
“…Nhưng bao giờ nói đi rồi cũng phải nói lại: người được học chính quy không phải bao giờ cũng thành tài, cũng trở thành người có học thức. Bên cạnh cái định kiến cho rằng người tự học không bao giờ học đến nơi đến chốn, lại có cái định kiến cho rằng chỉ cần tốt nghiệp từ một trường lớn, có một người thầy danh tiếng lừng lẫy, là đủ bảo đảm một vốn học thức uyên thâm.
Đến đây, lại phải nói ra một điều mà thoạt nghe có vẻ ngược đời. Đó là dù có học trường gì, thầy nào nổi tiếng đến đâu chăng nữa, thì nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả mỹ mãn của quá trình đào tạo vẫn là cái công tự học của người học trò. Tự học ở đây chỉ cái phần tích cực, chủ động, quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình học tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng.
Ở nhà trường, dù chỉ nói đến môn học chính, người đi học chỉ học một tuần mươi giờ là cùng. Thì giờ còn dư dùng để tự học (tự quan sát thêm sự kiện, tự tìm dẫn chứng, tự kiểm nghiệm thêm các giả thuyết, tự đọc thêm sách vở, tự liên hệ thêm với thực tế.) nhiều gấp mấy 2-5 lần so với thì giờ trên lớp…”
(Trích https://hocthenao.vn – banvechuyen tuhoc – Cao Xuân Hạo)
 
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản ?
Câu 2: Theo tác giả thì một người không được đào tạo chính quy có cơ hội thành tài hay không ? Vì sao ?
Câu 3: Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của quá trình đào tạo? Nhà trường, người thầy hay học trò ?
Câu 4: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người dạy đối với quá trình tự học của học sinh ?
 
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. NLXH (2điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu anh/chị viết đoạn văn ngắn (khoảng200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của người học ?
Câu 2. NLVH (5điểm)
        ý kiến cho rằng: “TNú là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa đậm chất sử thi”. Từ việc liên hệ với đặc điểm nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm Săn ,anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.
 
……………………………..Hết………………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 

SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2019
                        Môn: NGỮ VĂN 12
 

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
I
ĐỌC HIỂU
1 Phương thức nghị luận 0,5
2 – Không được đào tạo chính quy vẫn thành tài
– Tất cả nhờ vào ý chí, nghị lực, năng lực tự học, tự trưởng thành
0,5
3 – Người học trò quyết định kết quả của quá trình đào tạo.
– Do cái công tự học của người học trò.
0,5
0,5
4
 
– Vai trò người dạy
+ Giữ vai trò tổ chức hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ học sinh tự học.
+ Người dạy phải khơi gợi khả năng trí tuệ học sinh
– Liên hệ: Bản thân nên phát huy năng lực cá nhân, không phụ thuộc vào người dậy.
0,5
 
 
0,5
 
II
LÀM VĂN
1 Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người học ? 2,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của người của người học 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh trình bày theo nhiều cách hiểu khác nhau nhưng cần đảm bảo. 1,0
1. Giải thích: Tự học là tự giác, chủ động trong học tập tự chịu trách nhiệm trước kết qủa học tập. Người học có thể học ở bạn bè, tìm hiểu qua sách vở, thực tế. 0,25
 
2. Phân tích:
– Luôn tự mày mò, nghiên cứu một cách tích cực, không cần ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào
– Luôn biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu
– Nhạy bén trong thực tế, biết áp dụng kiến thức
(Lấy dẫn chứng trong học tập, đời sống)
0,25
 
3. Bàn luận:
– Không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô
– Không thể đổ lỗi cho thầy cô dậy
– Nhiều tấm gương thành tài nhờ tự học
0,25
 
Kết đoạn:
Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.
– Nhận thức: Rèn luyện thói quen tự học, luôn say mê khám phá, học hỏi
– Hành động: Kịp nhận ra thiết sót của bản thân để bồi đắp kiến thức, và luôn tự tin trên con đường học tập
0,25
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc có ý sáng tạo:
– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo
– Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp
0,5
 
2 Làm rõ ý kiến :  “TNú là nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa đậm chất sử thi”.           
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài phát triển được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Cảm nhận được nhân vật chất sử thi qua việc phân tích nhân vật T Nú.
0,25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rửng xà nu”, ý kiến NL. 0,5
Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau
* Giải thích ý kiến: Nhân vật T nú qua ngòi bút lí tưởng hóa của nhà văn mang vẻ đẹp hào hùng, bi tráng, đại diện cho vẻ đẹp của cả cộng đồng.
* Làm rõ ý kiến
– Cuộc đời, số phận của Tnu’ tiêu biểu cho số phận chung của con người Tây Nguyên trong chiến tranh: chịu nhiều mất mát, đau thương [mồ coi cha mẹ, mất vợ, con dưới súng đạn kẻ thù, chính anh cũng từng chịu sự tra tấn man rợ của chúng].
– Tnú có những tính cách nổi bật, vừa là đặc điểm riêng, vừa là tính cách tiêu biểu cho con người Tây Nguyên: Con người gan góc, trung thực, dũng cảm; tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng; tình yêu thương và lòng căm thù hết sức sâu nặng.
– Tnú là nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng và sức mạnh cộng đồng. Số phận, con đường đi của Tnú luôn được đặt trong mối tương quan với cộng đồng. Ở anh có khí thế dũng mãnh, ào ạt như thác lũ Tây Nguyên; có niềm tin vững chãi như núi rừng Tây Nguyên. Khát vọng tự do của Tnú cũng là khát vọng chung của dân làng Xô – man.
– Không khí sử thi: Cuộc đời bi tráng của Tnú được gợi lại qua lời kể của cụ Mết – già làng. Lối kể ấy tạo nên khoảng cách sử thi và khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh những tráng sĩ, dũng sĩ cổ trong sử thi cổ của Tây Nguyên
2,5
 
* Liên hệ đặc điểm anh hùng sử thi qua nhân vật Đăm Săn:
– Ngoài tầm vóc mang kích thước vũ trụ tiêu biểu cho sức mạnh tinh thần và thể chất của cả cộng đồng, nhân vật Đăm Săn còn sáng ngời vẻ đẹp tài năng và lòng dũng cảm. Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả của người anh hùng với chiến công hiển hách.
– Người anh hùng Đăm Săn còn gắn với lí tưởng và khát vọng, lợi ích của cả cộng đồng.
0,5
 
* Đánh giá
– Nhân vật Tnú mang vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi: cuộc đời, số phận, tính cách, lí tưởng sống… đều tiêu biểu cho cả cộng đồng, cả thời đại.
– Tuy nhiên nếu như người anh hùng sử thi Đăm Săn hiện lên với tầm vóc khổng lồ, với chiến công hiển hách thì TNu vẫn mang những nét tính cách, hành động chân thật, đời thường.
0,5
 
d. Chính tả, đặt câu, sáng tạo
– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tiếng Việt
– Có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp
0,5
 
TỔNG ĐIỂM: 10.0

 
…………………HẾT ……………….
 
 
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *