Đề tham khảo kì thi THPT quốc gia môn văn 2019 , đề 11 Những đứa con trong gia đình

          SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN          
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
 
        ĐỀ KIỂM TRA – NGỮ VĂN 12
        Năm học: 2018 – 2019
        Thời gian: 120 phút(không kể thời gian giao đề)

ĐỀ:

  1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
        Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
        Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
       Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
        Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
                                                     *
                                                 *       *
        Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
        Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
        Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
        Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
        Ai biết đâu, bà cụ bước không vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, theo Ngữ Văn 10, Tập Hai)
 
        Câu 1.  Phương thức biểu đạt của văn bản?
        Câu 2. Xác định thể loại văn bản?
         Câu 3. Văn bản có hai đoạn, câu kết mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau. Hãy xác định và nêu tác dụng của một trong hai biện pháp tu từ cú pháp ở hai câu kết?
         Câu 4. Nêu ý nghĩa của từ “ nơi dựa”  đối với “người đàn bà”, “ người chiến sĩ” ở văn bản trên?

  1. LÀM VĂN (7,0 điểm)

        Câu 1(2,0 điểm):  Từ ý nghĩa của văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về “nơi dựa”(vật chất, tinh thần) của bản thân trong cuộc sống.
         Câu 2(5,0 điểm):  Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, nhân vật chú Năm, có nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.
Hãy chứng minh trong thiên truyện này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ nhân vật chú Năm đến chị em Chiến – Việt. Từ đó liên hệ sự tiếp nối “ truyền thống” của các nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng (Trích “Hạnh phúc của một tang gia”, Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)
——————–Hết———————-
MA TRẬN ĐỀ

       Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
  Thấp Cao  
I. Đọc Hiểu – Xác định phương thức biểu đạt, thể loại văn bản. Chỉ ra các biện pháp tu từ, hiệu quả sử dụng. – Tìm ra ý nghĩa nội dung từ vấn đề cụ thể    
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
1,0
10 %
1
0,5
5 %
1
1,5
15 %
 
 
Số câu:4
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
II. Nghị luận xã hội: Phân tích làm sáng tỏ vai trò của nơi dựa Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.
-Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm.
– Phân tích làm sáng tỏ ý kiến – Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân..
– Liên hệ với đời sống thực tế.
 
 
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
5 %
0,5
5 %
0,5
5 %
0,5
5%
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20 %
III. Nghị luận văn học:
– Phân tích ý nghĩa câu nói qua tác phẩm
– Liên hệ, đối chiếu với các tác phẩm văn học khác
– Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời… – Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận.
– Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm.
Phân tích ý nghĩa câu nói qua tác phẩm – Đánh giá chung về tác phẩm, tác giả…
– So sánh liên hệ với các tác phẩm văn học khác
 
 
 
Số điểm
Tỉ lệ
0,5
5%
0,5
5%
3,0
30%
1,0
10%
Số điểm:5
Tỉ lệ: 60 %
Tổng câu                       Số câu:2
Điểm 2,0 1,5 5,0 1,5 Số điểm:10
Tỉ lệ 20% 15 % 50% 15% Tỉ lệ: 100%

                                   ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
                                         (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)

Phần Câu                                              Nội dung Điểm
I. Đọc – hiểu 1. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, miêu tả 0.5
2. Thể loại văn bản: Thơ văn xuôi 0.5
3. Biện pháp tu từ cú pháp và tác dụng:
– Phép lặp cú pháp/ phép lặp cấu trúc cú pháp/ lặp kết cấu cú pháp; tác dụng: Nhấn mạnh về nơi dựa tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.
– Câu hỏi tu từ: Ai biết đâu…; tác dụng: Khẳng định ý nghĩa của nơi dựa đối với đời sống tinh thần của mỗi người trong cuộc sống.
ó Lưu ý: Thí sinh có thể trả lời một trong hai biện pháp tu từ đều được hoàn toàn số điểm.
1,0
4. Ý nghĩa của từ “nơi dựa”:
– Đối với “người đàn bà”: là niềm vui sống
– Đối với “người chiến sĩ”: là động lực để đi qua những thử thách, khó khăn
1.0
 
II.Làm Văn
 
NLXH
Từ ý nghĩa của văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về “nơi dựa” (vật chất, tinh thần) của bản thân trong cuộc sống.  
 
1.Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.  
2. Yêu cầu về nội dung: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:  
a.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi người trên cõi đời đều cần  và đều có “nơi dựa”. 0,25
 
 b. Triển khai vấn đề nghị luận:
– Giải thích ý nghĩa từ “nơi dựa”: tinh thần, vật chất
– Phân tích tác dụng của “nơi dựa”:
+ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách con người.
+ là nơi chăm lo về thể chất, vật chất, nghề nghiệp của mỗi người.
+ là nơi  để yêu thương và nhận yêu thương.
– Bình luận: Phê phán những kẻ không biết giá trị của “nơi dựa”; thái độ vô ơn, bạc nghĩa…
 
0,25
1,0
 
 
 
0,25
c.Kết đoạn: Nêu bài học nhận thức hoặc đánh giá vấn đề 0,25
   
NLVH
 Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, nhân vật chú Năm có nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”.
       Hãy chứng minh trong  thiên truyện này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ nhân vật chú Năm đến chị em Chiến Việt. Từ đó liên hệ sự tiếp nối “ truyền thống” của các nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng (Trích “Hạnh phúc của một tang gia”, Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)
 
  1.Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
– Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận
– Thân bài: Triển khai được vấn đề nghị luận
 – Kết bài: Khái quát lại được vấn đề nghị luận
 
0,25
   
2. Yêu cầu về nội dung:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:
 
  a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 0,5
  b. Xác định dung vấn đề nghị luận: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ nhân vật chú Năm đến hai chị em Chiến Việt. 0,5
  c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận:
* Chú Năm:
– Chú là người lao động chất phác, yêu sông nước, hay hò.
– Chú Năm là người lưu giữ cuốn sổ gia đình (Chú ghi chép những chiến công của từng thành viên, tội ác của kẻ thù và cả những sự việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đáng lẽ, chú giao cuốn sổ cho hai chị em trong ngày tòng quân nhưng sợ hai chị em làm hỏng nó nên chú tạm giữ lại cuốn sổ) và hai chị em Chiến Việt phải có trách nhiệm viết tiếp cuốn sổ ấy.
* Hai chị em Chiến và Việt:
    – Điểm chung:
+ Xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng
+ Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí cầm súng đánh giặc trả thù cho ba má (cùng nhau ghi tên tòng quân; Khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ “Nào, đưa má sang…đè nặng ở trên vai”…)
+ Là những chàng trai, cô gái vừa mới lớn nên vẫn còn tính nết trẻ con ( Chiến tranh tham gia tòng quân cùng với Việt; còn Việt thì vô tư, vô tâm, phó thác mọi việc cho Chiến..)
+ Trong chiến đấu họ đều là những chiến sĩ chiến đấu dũng cảm, đầy bản lĩnh (Chiến đi đánh giặc với lời thề “ nếu giặc còn thì tao mất”; Việt bị thương nặng vẫn không buông tay súng…)
    – Điểm riêng:
     + Chiến: thương em luôn nhường em; đảm đang, tháo vát, khôn ngoan, già dặn trước tuổi: lo toan việc nhà chu đáo trước khi lên đường, khiến Việt thấy chị giống hệt Má ngày trước.
+ Việt: hiếu động: thích bắt ếch, câu cá, bắn chim… hiếu thắng; còn trẻ con hơn, là em nên không chịu nhường; phó mặc tất cả, ừ ào khi nghe chị bàn việc nhà, rồi “ngủ quên lúc nào không biết”, đi bộ đội vẫn giữ chiếc ná thun, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma…
* Nhận định: Mỗi người phải tự làm nên khúc sông của mình, khúc sông sau phải chảy xa hơn khúc sông trước. Trăm sông đổ vào một biển, gia đình là tế bào của xã hội những cá nhân anh hùng sẽ tạo nên một dân tộc anh hùng.
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  d.Liên hệ sự nối tiếp “ truyền thống” của các nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng:
  * Chung: đều là những kẻ bất hiếu, cặn bã của xã hội, là sản phẩm của xã hội thành thị tư sản trong hiện thực xã hội thực dân phong kiến trước Cách mạng tháng tám năm 1945.
 
* Riêng:
    – Cụ cố Hồng: háo danh, bất hiếu ( nhắm nghiền mắt mơ màng… chống gậy, vừa ho khạc, khóc mếu, lụ khụ chống gậy…)
– Ông bà Văn Minh: giả dối, đầy dã tâm, tham lam, thực dụng, ( băn khoăn, phân vân, vò đầu bứt tóc, đăm đăm chiêu chiêu, sốt cả ruột..)
– Ông Phán “mọc sừng”: vô liêm sĩ, đểu giả, đê tiện( toan tính cuộc làm ăn với Xuân, xấu hổ, nhục nhã…)
– Cậu tú Tân: vô tâm, chỉ quan tâm đến niềm vui cá nhân ( cứ điên người lên…)
– Cô Tuyết: lố lăng, kệch cỡm, hư  hỏng ( mặc y phục Ngây thơ, buồn lãng mạn..)
óLưu ý: Thí sinh chỉ cần liên hệ từ hai nhân vật trở lên trong đoạn trích.
1,0
 
 
 
 
  e. Nhận xét bút pháp của hai nhà văn:
– Nguyễn Thi:  vừa hiện thực vừa lãng mạn
– Vũ Trọng Phụng:  vừa hiện thực vừa trào phúng
0,25
  3. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Viêṭ.
0,25
  4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,25

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *