Đề tham khảo chọn đội tuyển HSG môn văn lớp 11 Nam Định 2024

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 11 THPT

Thời gian làm bài: 150 phút.

Đề thi gồm: 03 trang.

ĐỌC HIỂU (8.0 điểm)

Đọc văn bản:

TRÁI TIM HỔ

Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc tóc mượt và dài, môi như son đỏ. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ.

Hồi xảy ra chuyện này Pùa mười sáu tuổi. Tuổi mười sáu là tuổi của mùa xuân, của tình yêu. Tình yêu có thể có nhiều nhưng mà mùa xuân thiếu nữ lại chỉ có một. Năm mười sáu tuổi là tháng đầu của mùa xuân, đến mười chín tuổi thì có khi đã sang mùa thu rồi.

Mùa xuân ở Hua Tát đầy ấp tiếng khèn bè. Tiếng khèn quấn quýt chân sàn, chân quản (sàn ở rể) nhà các cô gái. Cỏ dưới chân các cầu thang không mọc được. Ở đấy phẳng lỳ một lớp đất bạc.

Sàn nhà Pùa không có những tiếng khèn bè. Không ai đi lấy cô gái liệt cả hai chân làm vợ. Đàn ông thương xót, đến cả trẻ con cũng thương xót Pùa. Người ta cúng ma, tìm thuốc cho Pùa. Vô hiệu, đôi chân của nàng vẫn không nhúc nhích.

Năm ấy, Hua Tát sống trong mùa đông khủng khiếp. Trời trở chứng, cây cối khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng. Mùa đông ấy, trong rừng Hua Tát xuất hiện một con hổ dữ. Hổ rình rập suốt ngày đêm quanh bản. Bản hoang vắng hẳn, không ai dám ra nương ra rẫy. Buổi tối, chân các cầu thang được rấp rào gai kỹ lưỡng, các cửa nhà đóng chặt. Sáng sáng, thấy vết chân hổ vòng quanh từng ngôi nhà một. Cả bản sống trong nơm nớp lo âu.

Người ta đồn con hổ có trái tim khác thường, trái tim nó chỉ bằng hòn sỏi và trong suốt. Trái tim ấy là bùa hộ mệnh, cũng là vị thuốc thần. Ai có trái tim ấy sẽ được may mắn, giàu sang suốt cả cuộc đời. Trái tim ấy nếu đem ngâm rượu sẽ chữa được mọi thứ bệnh hiểm nghèo. Liệt chân như Pùa, uống thứ thuốc ấy cũng sẽ khỏi được.

Tin đồn như con chim cắt chuyền khắp thung lũng. Ở bếp lửa, chân quản, dưới suối, trên nương, đâu đâu người ta cũng nói về trái tim hổ. Tin đồn bay xuống cả vùng đồng bằng của người Kinh, bay lên cả đỉnh núi cao của người Mông. Tin đồn bao giờ cũng thế, qua miệng của những kẻ ngu dốt thì quái lạ thay, thường thú vị hơn qua những con người từng trải.

Có rất nhiều người đi săn con hổ. Có người Thái, người Kinh, người Mông… Người thì muốn săn hổ để lấy trái tim làm bùa hộ mệnh, người thì muốn lấy trái tim hổ làm thuốc. Trách họ thế nào được? Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao nhiêu phù du?

 

Trong đám thợ săn, đông nhất là đám con trai bản Hua Tát. Họ muốn lấy được trái tim hổ để về chữa bệnh cho Pùa.

Việc săn hổ kéo dài gần hết mùa đông. Nhưng, như có phép lạ, con hổ tinh khôn biết tránh những nơi người ta phục nó. Những người đi săn bị nó săn lại. Hơn mười người chết vì con hổ dữ. Tiếng khóc than lẫn với tiếng gió hú dài âm âm trong bản. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bứa chín cây, cuối cùng chỉ còn một người. Người ấy là Khó.

Khó là trai bản Hua Tát. Chàng mồ côi cha mẹ, sống như con don con dim. Con don, con dim sống lủi thủi, đi con đường riêng, ăn uống thế nào không ai biết được. Khó chẳng bao giờ tham dự những cuộc họp mặt, hội hè ở bản. Phần vì Khó nghèo, phần Khó xấu trai. Chàng bị đậu mùa, mặt rỗ chằng chịt. Người Khó dị dạng: hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu lúc nào đi cũng như chạy. Con don, com dim có đi bao giờ?

Thấy Khó đi săn nhiều người ngạc nhiên. Người ta lại càng ngạc nhiên thấy Khó săn hổ không phải để lấy bùa phép may mắn cho chàng mà để lấy thuốc về chữa cho Pùa. Đêm đêm, họ thấy Khó đứng dưới chân sàn nhà Pùa nhìn lên như kẻ si tình, cũng giống như tên ăn trộm.

Người bản Hua Tát không biết Khó đi con đường nào tìm vết hổ. Đường của con don, con dim hổ cũng không biết. Con hổ thấy sự nguy hiểm. Nó thay đổi chỗ ở, thay đổi đường đi. Khó và con hổ săn nhau từng giờ…

Một đêm, người ta đang ngồi kể chuyện ở sàn nhà Pùa thì nghe thấy tiếng súng nổ.

Tiếng súng kíp âm âm như tiếng sấm. Có tiếng hổ gầm dữ dội vang trong khe núi.

– Hổ chết rồi ! Đúng Khó bắn chết hổ rồi ! Cả bản kinh hoàng xôn xao như rừng gặp bão. Người ta reo hò. Nhiều người vừa reo vừa trào nước mắt. Trai bản đốt đuốc lên rừng tìm Khó.

Gần sáng, người ta mới tìm thấy Khó và xác con hổ đã chết. Cả hai lăn xuống vực sâu dưới suối. Khó bị gãy lưng, mặt chàng đầy vết cào cấu của hổ. Con hổ bị bắn toác đầu. Viên đạn bắn gần xé rách trán hổ xuyên vào tận óc.

Nhưng, điều kỳ lạ nhất là ngực con hổ đã bị rạch đi, trái tim của nó không còn đấy nữa. Vết rạch bằng dao còn mới, máu bết hai bên vết rạch chảy ròng ròng, sủi thành bọt như bong bóng. Đã có kẻ nào đánh cắp trái tim con hổ!

Tất cả trai bản Hua Tát lặng im, cúi gầm mặt xuống. Họ hổ thẹn, căm giận, chua xót.

Hơn mười người chết trong mùa đông ấy vì con hổ dữ. Thêm hai người nữa chết sau câu chuyện đó. Hai người ấy là Pùa và Khó…

Người bản Hua Tát đã chôn con hổ ngay chỗ nó chết. Không ai nhắc lại huyền thoại về sự mầu nhiệm của trái tim hổ. Người ta đã quên nó đi như quên bao điều cay đắng xảy ra trên thế gian này. Điều ấy cũng cần.

Còn nhớ chuyện ấy, bây giờ có lẽ chỉ rất ít người.

(1971, Những ngọn gió Hua Tát, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học, 2003, tr 276-279)

 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Câu chuyện Trái tim hổ được kể theo điểm nhìn của ai?

Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy sức mạnh và sự màu nhiệm của trái tim hổ?

Câu 3. Nhân vật chàng Khó hiện lên với số phận và vẻ đẹp như thế nào trong văn bản?

Câu 4. Chi tiết “Đã có kẻ nào đánh cắp trái tim con hổ” có ý nghĩa gì trong tác phẩm?

Câu 5. Theo anh/chị, chàng Khó là người chiến thắng hay là kẻ bại trận trong cuộc chiến với con hổ? Vì sao?

Câu 6. Giá trị tư tưởng của truyện ngắn Trái tim hổ mà Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm có ý nghĩa như thế nào với đời sống hiện nay?

  1. VIẾT (12.0 điểm)

Câu 1. (5.0 điểm)

Khát vọng! Ảo vọng! Tình Yêu!

Theo anh/chị, điều gì dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ ngày nay? Hãy kết nối với cuộc sống và viết bài văn bàn luận về điều đó!

Câu 2. (7.0 điểm)

“Văn chương không phải là liều thuốc an thần ru con người ta vào giấc ngủ uể oải mà là sắt nung bỏng rát thức tỉnh con người”.

(Virginia Woolf)

Câu nói của Virginia Woolf và truyện ngắn Trái tim hổ của Nguyễn Huy Thiệp gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn chương sự thức tỉnh?

——-HẾT——-

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: NGỮ VĂN – Lớp: 11 THPT

Hướng dẫn chấm gồm: 08 trang

I.   ĐỌC HIỂU (8.0 điểm)

 

Câu Nội dung Điểm
1 Câu chuyện Trái tim hổ được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện.

* Lưu ý: Trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

1,0
2 Những chi tiết cho thấy sức mạnh và sự màu nhiệm của trái tim hổ:

–  Trái tim hổ là bùa hộ mệnh, cũng là vị thuốc thần.

–  Trái tim hổ sẽ mang lại may mắn, giàu sang suốt cả cuộc đời cho con người.

–   Trái tim hổ nếu đem ngâm rượu sẽ chữa được mọi thứ bệnh hiểm nghèo. Liệt chân như Pùa, uống thứ thuốc ấy cũng sẽ khỏi được.

* Lưu ý:

+ Trả lời được 2 ý đầy đủ: 0,75 điểm.

+ Trả lời được 1 ý đầy đủ: 0,5 điểm.

+ Trả lời được 1 ý nhưng không đầy đủ: 0.25 điểm.

+ Trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

1,0
3 Nhân vật chàng Khó hiện lên với số phận và vẻ đẹp:

–   Số phận bất hạnh: xuất thân nghèo khó, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ngoại hình xấu xí, dị dạng.

–    Vẻ đẹp tâm hồn: Có khát vọng tình yêu, hạnh phúc; có trái tim giàu lòng yêu thương: tình yêu của Khó dành cho Pùa đã vượt lên trên những toan tính, ích kỷ tầm thường của con người. Trong khi mọi người tìm cách giết hổ để có được sức mạnh, sự giàu sang thì Khó giết hổ chỉ vì muốn cứu Pùa, cũng không hề nghĩ cho bản thân mình dù chỉ một thoáng.

* Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng cần nêu đúng bản chất vấn đề.

–  Trả lời được 1 ý: 0,75 điểm.

–  Trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

1,5
4 Chi tiết “Đã có kẻ nào đánh cắp trái tim con hổ” có ý nghĩa:

–  Chi tiết tạo ra kết thúc bất ngờ, làm nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.

–   Chi tiết khẳng định lòng tham, niềm tin mù quáng của con người vào những điều viển vông. Nó góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: thức tỉnh con người sống lý trí, không nên tin vào những điều hão huyền, không có thực.

–   Chi tiết thể hiện tài năng nghệ thuật, cách kể chuyện ly kì, cuốn hút của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

* Lưu ý:

Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng cần nêu đúng bản chất vấn đề.

–  Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.

–  Trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

1,5

 

5 Theo anh/chị, chàng Khó là người chiến thắng hay là kẻ bại trận trong cuộc chiến với con hổ? Vì sao?

–  Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: chàng Khó là người chiến thắng trong cuộc chiến với con hổ hoặc chàng Khó là kẻ bại trận trong cuộc chiến với con hổ. (0,5 điểm)

–   Lí giải hợp lý, thuyết phục. (1,0 điểm) Dưới đây là một số định hướng:

+ Nếu cho rằng chàng Khó là người chiến thắng trong cuộc chiến với con hổ có thể lí giải: Chàng Khó dù không lấy được trái tim của hổ nhưng đã giết chết được hổ. Chàng đã làm được điều những thanh niên trong làng không làm được. Đó là sự chiến thắng của sức mạnh, lòng quyết tâm, sự dũng cảm của con người.

+ Nếu cho rằng chàng Khó là kẻ bại trận trong cuộc chiến với con hổ có thể lí giải: Dù đã giết được hổ nhưng chàng Khó không lấy được trái tim của hổ, không thực hiện được mong ước của mình lấy trái tim hổ chữa bệnh cho Pùa. Đồng thời, khi giết được hổ chàng Khó cũng kết thúc sinh mệnh của chính mình.

* Lưu ý:

+ Lí giải hợp lí, thuyết phục, sâu sắc về vấn đề: 1,0 điểm.

+ Lí giải hợp lý, thuyết phục, nhưng chưa sâu sắc: 0,5 – 0,75 điểm.

+ Lí giải chung chung, sơ sài: 0.25 điểm.

+ Không lí giải: không cho điểm.

1,5
6 Giá trị tư tưởng của truyện ngắn Trái tim hổ Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm có ý nghĩa lớn lao với đời sống hiện nay:

–  Câu chuyện gợi cho con người khát vọng về một xã hội tốt đẹp, ở đó con người sống với nhau bằng tình yêu và lòng bao dung.

–  Câu chuyện thức tỉnh con người hãy sống lý trí, tỉnh táo, đừng bao giờ tin vào những điều huyễn hoặc, không có thực trong cuộc sống. Cuộc sống hiện đại với bao quan hệ bộn bề cần con người luôn biết xét đoán thông minh, biết ứng xử để đạt được những giá trị đích thực.

* Lưu ý:

Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng cần nêu đúng bản chất vấn đề.

–  Trả lời được 1 ý: 0,75 điểm.

–  Trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm.

1,5

 

  1. LÀM VĂN (12,0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm)

STT Tiêu chí Điểm
1 Cấu trúc bài văn 0,5
2 Lập luận 3,0
3 Diễn đạt 0,5
3 Trình bày 0,5
5 Sáng tạo 0,5
  1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 Bài viết đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề, phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần Kết bài khái

quát được vấn đề

–   Mở bài. Giới thiệu được vấn đề: Khát vọng! Ảo vọng! Tình Yêu! Đâu là điều dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ ngày nay?

–  Thân bài. Triển khai được nội dung:

+ Bày tỏ được quan điểm của cá thân

+ Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng chứng minh cho quan điểm của cá nhân.

–  Kết bài. Khẳng định lại vấn đề

0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa được

thể hiện đầy đủ như trên, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn

0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là 1 đoạn văn)
  1. Tiêu chí 2: Lập luận (3,0 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
3.0

– 2,75

–    Đưa ra được quan điểm của cá nhân.

–   Xây dựng hệ thống luận điểm phù hợp, rõ ràng, toàn diện, sâu sắc và được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.

+ Hệ thống luận điểm được trình bày theo trình tự hợp lí, logic, có sự liên kết chặt chẽ.

+ Lí lẽ hợp lí, được trình bày thuyết phục, sâu sắc

+ Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu,

phong phú thể hiện vốn hiểu biết rộng rãi, sâu sắc

Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các vấn đề:

–  Bày tỏ quan điểm cá nhân: Lựa chọn 01 trong 03 điều dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ ngày nay: Khát vọng hoặc ảo vọng hoặc tình yêu.

–  Giải thích và làm sáng tỏ vấn đề bằng lí lẽ và dẫn chứng.

–  Mở rộng vấn đề

–    Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân.

Dưới đây là một định hướng:

* Nếu lựa chọn “Khát vọng” là điều dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ:

– Giải thích “khát vọng” là gì? Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống, biểu tượng cho những gì lớn lao, tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân và cho cộng đồng.

2,5 –

2,0

–   Đưa ra được quan điểm cá nhân

–   Hệ thống luận điểm tương đối phù hợp, rõ ràng và hầu hết được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.

+ Hệ thống luận điểm được trình bày

 

  theo trình tự tương đối hợp lí, có sự liên kết.

+ Lí lẽ hợp lí, được trình bày sáng rõ.

+ Dẫn chứng xác thực phù hợp với luận điểm nhưng

chưa phong phú và tiêu biểu.

– Thế nhưng “khát vọng” dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ là bởi:

+ Khi hướng đến những điều lớn lao, thế hệ trẻ dễ lãng quên những điều nhỏ bé, giản dị của cuộc sống. “Ta mơ với trời cao và bể rộng/ Mà quên

rằng hoa từ đất mà ra”

1,75

– 1,5

–   Chưa đưa ra được quan điểm cá nhân.

–    Luận điểm chưa phù hợp, không được nêu rõ bằng lí lẽ và dẫn chứng

+ Các luận điểm trình bày không theo trình tự hợp lí.

+ Lí lẽ sơ sài, chưa rõ ràng

+ Dẫn chứng không xác thực, chưa thuyết phục.

+ Khi đạt được những thành công ban đầu, người

trẻ dễ rơi vào trạng thái “ngủ quên trong chiến thắng”, đề cao cái tôi cá nhân của chính mình, không biết trân trọng thành quả nhỏ bé hơn của mọi người xung quanh.

–  Dẫn chứng chứng minh

–   Mở rộng vấn đề: Khát vọng không phải là tham vọng nhưng nếu không kiên định mục tiêu ban đầu, không biết giới hạn thì dễ bị mê hoặc trở thành tham vọng.

–  Bài học nhận thức, hành động cho bản thân: Khát vọng là điều tích cực, cần có song tuổi trẻ cần tỉnh táo, nhận thức được giá trị cốt lõi của cuộc sống, biết giới hạn để không bị “mê hoặc” bởi hào quang của khát vọng.

* Nếu lựa chọn “Ảo vọng” là điều dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ

–  Giải thích: ảo vọng là gì? Là điều ước viển vông không thực tế.

–  “Ảo vọng” dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ là bởi:

+ Ảo vọng là biểu hiện tâm lí tiêu cực của con người, thể hiện những mong muốn xa rời thực tế, trái ngược với hiện thực cuộc sống. Những người có ảo vọng là những người không hiểu được bản thân mình, không hiểu được hoàn cảnh.

+ Ảo vọng khiến con người đánh mất sự tỉnh táo, cho rằng sẽ đạt được mọi điều mong muốn một cách dễ dàng.

+ Ảo vọng khiến con người luôn đặt bản thân lên vị trí đầu tiên, đề cao bản thân quá mức.

–  Dẫn chứng chứng minh

–  Mở rộng vấn đề: Ảo vọng khác khát vọng.

– Bài học nhận thức hành động cho bản thân: Cần hiểu rõ bản thân mình, tỉnh táo để phân biệt được ảo vọng và khát vọng.

* Nếu lựa chọn “tình yêu” là điều dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ

– Giải thích: Tình yêu là một loạt các cảm xúc,

trạng thái tâm lý và thái độ khác nhau dao động từ

Dưới 1,5 –   Không xác định được vấn đề nghị luận, không bày tỏ được quan điểm cá nhân

–   Không xây dựng được hệ thống luận điểm không trình bày theo trình tự nhất định.

+ Không xác định được luận điểm; không biết cách triển khai luận điểm

+ Lí lẽ chưa rõ ràng hoặc chưa đưa ra được lí lẽ.

+ Không đưa ra được dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận

 

    tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng.

–  “Tình yêu” cũng có thể dễ dàng mê hoặc tuổi trẻ là bởi:

+ Những cảm xúc trong tình yêu dễ khiến tuổi trẻ xa rời những mục tiêu khác trong cuộc sống.

+ Những cảm xúc trong tình yêu đôi khi khiến giới trẻ đánh mất sự tỉnh táo trong nhận thức và lí trí khiến giới trẻ rơi vào ảo vọng, tham vọng và vi phạm những chuẩn mực của đạo đức.

–   Dẫn chứng chứng minh

– Mở rộng vấn đề: Tình yêu là tình cảm cao đẹp của con người. Nhưng nếu tình yêu không xuất phát từ những tình cảm trong sáng, cao đẹp thì dễ dàng trở thành thứ tình cảm mê hoặc con người.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cần

tỉnh táo đặt tình yêu ở giữa trái tim và lí trí, trong những giới hạn và chuẩn mực.

  1. Tiêu chí 3: Diễn đạt (0,5 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 –  Vốn từ ngữ phong phú; trong đó có từ hay, biểu cảm; kiểu câu đa dạng, các câu liên kết chặt chẽ.

–  Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 
0,25 –  Vốn từ tương đối phong phú

–   Không hoặc mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

0,0 – Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  1. Tiêu chí 4: Trình bày (0,5 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 – Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày

sạch sẽ; chỉ gạch xóa rất ít

 
0,25 – Chữ viết rõ ràng, trình bày tương đối sạch sẽ;

có một số chỗ gạch, xóa.

0,0 – Chữ viết không rõ ràng, khó đọc; bài văn trình

bày chưa sạch sẽ.

  1. Tiêu chí 5: Sáng tạo (0,5 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 Có quan điểm hay cách nhìn mới và có chỗ diễn

đạt độc đáo, sáng tạo.

 
0,25 Có quan điểm mới hoặc có cách diễn đạt độc

đáo, sáng tạo.

0,0 Không có cái nhìn mới và không diễn đạt sáng

tạo.

 

Câu 2 (7.0 điểm)

STT Tiêu chí Điểm
1 Cấu trúc bài văn 0,5
2 Lập luận 4,0
3 Diễn đạt 1,0
3 Trình bày 0,5
5 Sáng tạo 1,0

 

  1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 Bài viết đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề, phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề, phần Kết bài khái

quát được vấn đề

–  Mở bài. Giới thiệu được vấn đề: Mối quan hệ giữa văn chương và sự thức tỉnh

–  Thân bài. Triển khai được nội dung:

–  Kết bài. Khẳng định lại vấn đề

0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa được thể hiện đầy đủ như trên, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn
0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là 1 đoạn văn)
  1. Tiêu chí 2: Lập luận (4,0 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
4,0 –

3,75

–  Hiểu vấn đề nghị luận, bày tỏ được quan điểm của cá nhân.

–   Xây dựng hệ thống luận điểm phù hợp, rõ ràng, toàn diện, sâu sắc và được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.

+ Hệ thống luận điểm được trình bày theo trình tự hợp lí, logic, có sự liên kết chặt chẽ.

+ Lí lẽ hợp lí, được trình bày thuyết phục, sâu sắc. Biết cách vận dụng kiến thức lí luận trong quá trình đưa ra lí lẽ.

+ Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của bản

thân về văn bản.

Bài văn có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện rõ các vấn đề.

–  Giải thích vấn đề: Văn chương là gì? Sự thức tỉnh là gì? Vì sao văn chương và sự thức tỉnh có mối quan hệ?

–  Đưa ra được quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa văn chương và sự thức tỉnh.

–  Phân tích, chứng minh qua tác phẩm Trái tim hổ

–   Nghệ thuật thể hiện sự thức tỉnh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.

Dưới đây là một định hướng:

– Giải thích vấn đề:

+ Văn chương là gì? Văn chương là một loại hình nghệ thuật của con người, là phương thức để con người thể hiện những tâm tư tình cảm, nỗi lòng của họ qua từng câu văn, câu thơ. Văn chương chính là nhu cầu thiết yếu của con người, đại diện cho tiếng lòng từ sâu thẳm trái tim mỗi người và

3,5 –

3,0

–  Hiểu vấn đề nghị luận.

–   Xây dựng hệ thống luận điểm phù hợp, rõ ràng, toàn diện, sâu sắc và

 

  được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.

+ Hệ thống luận điểm được trình bày theo trình tự hợp lí, logic.

+ Lí lẽ hợp lí; có sử dụng kiến thức lí luận trong quá trình đưa ra lí lẽ nhưng chưa thực sự thuyết phục.

+ Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu

nhưng chưa thể hiện được cảm nhận sâu sắc của cá nhân về văn bản.

phản ánh hiện thực cuộc sống qua ngòi bút của mỗi người nghệ sĩ.

+ Thức tỉnh là trạng thái nhận thức hoàn toàn của tâm trí, là khi con người có thể nhìn thấy và hiểu rõ bản chất thực sự của mọi vấn đề. Từ đó con người có thể nhìn cuộc sống và thế giới từ một góc nhìn rộng mở, khách quan và sâu sắc hơn.

+ Vì sao văn chương và sự thức tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau?

++ Xuất phát từ chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn chương: “Văn chương không phải là liều thuốc an thần ru con người ta vào giấc ngủ uể oải mà là sắt nung bỏng rát thức tỉnh con người”, “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

++ Xuất phát từ sự vận động, phát triển và yêu cầu đổi mới của con người, đời sống xã hội, của chính văn chương.

–  Quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa văn chương và sự thức tỉnh: Văn chương phản ánh chân thực những hạn chế, tồn tại của con người, đời sống từ đó đem tới cho con người những nhận thức mới để giúp con người hiểu sâu sắc những vấn đề cuộc sống, có cái nhìn mới, hướng đi mới đúng đắn và sâu sắc hơn.

–   Phân tích, chứng minh qua truyện ngắn Trái tim hổ của Nguyễn Huy Thiệp

+ Truyện ngắn Trái tim hổ đã thức tỉnh trong người đọc về một thực trạng đuổi theo những ảo vọng của một bộ phận con người trong xã hội

++ Thức tỉnh về sự tồn tại của những ảo vọng trong mỗi con người nếu con người không có lí trí, lập trường: Hình ảnh trái tim hổ: tượng tưng cho những ảo vọng. Những cuộc đi săn hổ của người Thái, người Kinh, người Mông tượng trưng cho quá trình đuổi theo ảo vọng của con người.

++ Thức tỉnh về những hậu quả mà ảo vọng gây ra cho con người: Ảo vọng đôi khi phải trả giá bằng mạng sống: cái chết của Khó, của 10 người

thợ săn; ảo vọng làm tha hóa con người: cái chết

2,75 –

2,0

–  Hiểu vấn đề nghị luận.

–  Có hệ thống luận điểm nhưng chưa thực sự hợp lí.

–  Lí lẽ hợp lí; chưa biết sử dụng kiến thức lí luận.

–    Có dẫn chứng nhưng chưa chính

xác, tiêu biểu.

Dưới 2,0 –   Không xác định được vấn đề nghị luận, không bày tỏ được quan điểm cá nhân

–   Không xây dựng được hệ thống luận điểm không trình bày theo trình tự nhất định.

–   Lí lẽ chưa rõ ràng hoặc chưa đưa ra được lí lẽ.

–    Không đưa ra được dẫn chứng phù hợp với vấn đề nghị luận

 

    của Khó là do hổ hay do con người?

++ Đặt ra vấn đề: Con người cần có những hiểu biết, những nhận thức sâu sắc về cuộc sống; cần có lí trí, sống thực tế để không bị ảo vọng chi phối.

+ Truyện ngắn Trái tim hổ đã thức tỉnh trong người đọc về sức mạnh của tình yêu chân chính:

++ Thức tỉnh về khát vọng tình yêu là khát vọng chân chính, cao đẹp của mỗi con người trong cuộc sống. Chàng Khó là người có số phận bất hạnh nhưng vẫn luôn khao khát được yêu.

++ Thức tỉnh trong chúng ta về sức mạnh của tình yêu chân chính.

++ Đặt ra vấn đề: con người cần sống với nhau bằng tình yêu, lòng bao dung; sức mạnh của tình yêu chân chính có thể giúp con người vượt qua ranh giới của nỗi sợ hãi

– Sự thức tỉnh trong tác phẩm được Nguyễn Huy Thiệp thể hiện những hình thức qua cách kể rất li kì cuốn hút, cốt truyện đậm màu sắc dân gian;

ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng kể nhẹ nhàng.

  1. Tiêu chí 3: Diễn đạt (1,0 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
1,0 – Vốn từ ngữ phong phú; giàu hình ảnh; trong đó có từ  
0,75 nhiều hay, độc đáo, biểu cảm; kiểu câu đa dạng, các câu
  liên kết chặt chẽ.
  – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0,5 – Vốn từ tương đối phong phú
0,25 – Không hoặc mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
0,0 – Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  1. Tiêu chí 4: Trình bày (0,5 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
0,5 – Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ;

chỉ gạch xóa rất ít

 
0,25 – Chữ viết rõ ràng, trình bày tương đối sạch sẽ; có một

số chỗ gạch, xóa.

0,0 – Chữ viết không rõ ràng, khó đọc; bài văn trình bày

chưa sạch sẽ.

  1. Tiêu chí 5: Sáng tạo (1,0 điểm)
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú
1,0

0,75

Có quan điểm hay cách nhìn mới và có chỗ diễn đạt độc

đáo, sáng tạo.

 
0,5

0,25

Có quan điểm mới hoặc có cách diễn đạt độc đáo, sáng

tạo.

0,0 Không có cái nhìn mới và không diễn đạt sáng tạo.

—HẾT—

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *