Đề phân tích bi kịch Trương Ba liên hệ bi kịch Vũ Như Tô

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM   ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2018
          CỤM CHUYÊN MÔN IV                               Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản  sau và thực hiện các yêu cầu:
Người Thái phát minh ra chiếc bát làm từ lá cây, thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp độc hại
Với những chiếc bát đĩa từ lá cây này, những tác giả của người Thái Lan mong chúng sẽ giữ gìn môi trường sống tốt hơn.
Xuất phát từ sự quan ngại về sự gia tăng trong việc sử dụng đồ đựng thức ăn làm từ xốp styrofoam gây ô nhiễm môi trường, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Naresuan đã sáng tạo và phát triển một loại bát từ lá cây. Những chiếc bát này có khả năng tự phân huỷ và không thấm nước.
Các giáo sư trong khoa công nghệ của trường đã dành hơn một năm để phát triển thành công quy trình sản xuất này,  tạo ra những chiếc bát chắc chắn, hữu dụng từ lá cây để thay thế những đồ đựng thức ăn bằng xốp.
Qua nhiều thử nghiệm và cả những sai sót, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lá của ba loại cây bastard teak, teak và banyan là những vật liệu tốt nhất để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn.
Những chiếc bát này có thể đựng được nước nóng mà không bị rò rỉ và chúng có khả năng tự phân huỷ trong tự nhiên sau khi sử dụng xong.
Trưởng khoa Sirintip Tantanee cho biết những chiếc bát này đang trong quá trình chờ cấp bằng sáng chế, tuy nhiên khoa công nghệ sẽ phối hợp với hội đồng thành phố để quảng bá việc sử dụng chúng tại các lễ hội ẩm thực thường niên được tổ chức trong suốt dịp lễ Songkran và năm mới.
Samorn Hiranpraditsakul – giáo sư khoa kĩ thuật công nghiệp cũng đã chia sẻ cảm hứng để sáng tạo nên những chiếc bát đĩa thân thiện với môi trường. Đó là sau khi tới thăm một ngôi đền ở phía bắc Thái Lan, tại đây cô đã chứng kiến cảnh tượng những bát đĩa xốp với nguy cơ ô nhiễm môi trường được xếp thành những chồng khổng lồ.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tinh bột để tạo thêm độ bóng cho những chiếc bát đĩa làm từ lá cây này. Sản phẩm sẽ được giới thiệu đến công chúng trong dịp lễ Songkran vào tháng 4 năm nay với rất nhiều kiểu dáng khác nhau.
(Theo www.cafebiz.vn, 12 – 4 – 2016)
Câu 1. Lá của những loài cây nào được dùng làm vật liệu để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn?
Câu 2. Cảm hứng để Samorn Hiranpraditsakul sáng tạo nên những chiếc bát đĩa được làm từ lá cây bắt nguồn từ đâu?
Câu 3. Việc sản xuất ra những chiếc bát từ lá cây thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp có ý nghĩa gì đối với môi trường và người sử dụng?
Câu 4. Anh/chị có đồng  tình với ý tưởng của Samorn Hiranpraditsakul không? Vì sao?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc sử dụng những đồ đựng thức ăn làm từ xốp styrofoam.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba trong lớp đối thoại giữa hồn và xác trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Theo anh/chị, bi kịch của nhân vật Trương Ba có điểm gì khác so với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)?
…Hết…
Họ tên HS :………………………………………. Số báo danh :………………….
HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn chung:
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

  1. Đáp án và thang điểm:
Đáp án Điểm
Phần I: Đọc hiểu. (3,0đ)
 
 
 
 
 
 
 
Câu 1. Lá của những loài cây nào được dùng làm vật liệu để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn?  
Lá của ba loại cây bastard teak, teak và banyan là những vật liệu tốt nhất để sản xuất bát đĩa đựng thức ăn. 0,5
Câu 2. Cảm hứng để Samorn Hiranpraditsakul sáng tạo nên những chiếc bát đĩa được làm từ lá cây bắt nguồn từ đâu?  
Cảm hứng để Samorn Hiranpraditsakul sáng tạo nên những chiếc bát đĩa được làm từ lá cây bắt nguồn cảnh tượng những bát đĩa xốp với nguy cơ ô nhiễm môi trường được xếp thành những chồng khổng lồ mà cô đã chứng kiến khi tới thăm một ngôi đền ở phía bắc Thái Lan. 0,5
Câu 3. Việc sản xuất ra những chiếc bát từ lá cây thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp có ý nghĩa gì đối với môi trường và người sử dụng?  
Việc sản xuất ra những chiếc bát từ lá cây thay thế cho hộp đựng thức ăn bằng xốp có ý nghĩa bảo vệ môi trường và sức khoẻ người sử dụng. 1,0
Câu 4. Anh/chị có đồng  tình với ý tưởng của Samorn Hiranpraditsakul không? Vì sao?  
Thí sinh thể hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý tưởng, đồng thời lí giải ngắn gọn vì sao lại có quan điểm đó. 1,0
Phần II: Làm văn.
Câu 1 (2,0đ)
 
 
 
 
 
 
 
 
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của việc sử dụng những đồ đựng thức ăn làm từ xốp styrofoam.  
a) Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách xây dựng một đoạn văn: đúng dung lượng, hình thức, có sự liên kết giữa các câu trong đoạn.
– Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
0,5
b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về văn bản Đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí và thuyết phục. Chẳng hạn như: tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng khả năng ngộ độc thực phẩm, gây ung thư, … vì phần lớn hộp nhựa được làm từ nhựa tái chế, không được kiểm định… 1,5
Lưu ý:Chỉ cho điêm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.  
Câu 2 (5,0đ)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba trong lớp đối thoại giữa hồn và xác trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Theo anh/chị, bi kịch của nhân vật Trương Ba có điểm gì khác so với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)?
 
a)Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh biết cách viết bài văn nghị luận.
– Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
0,5
b)Yêu cầu về kiến thức:  
– Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, lớp đối thoại giữa hồn và xác.
– Tâm trạng đau cổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba khi phải trú nhờ trong xác hàng thịt.
– Thái độ của hồn Trương Ba: xem thường thể xác; khẳng định mình vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Ngược lại, xác hàng thịt khẳng định: xác có sức mạnh ghê gớm, có thể chi phối, điều khiển linh hồn.
– Ý nghĩa của lớp đối thoại:
+ Đây là cuộc đấu tranh với chính mình để giữ lấy sự thanh cao của tâm hồn.
+ Con người không chỉ sống bằng tinh thần mà cũng không chỉ sống để thoả mãn những cảm giác về thể xác. Hồn Trương Ba và xác hàng thịt đối lập nhưng không thể tồn tại riêng rẽ. Chính độ vênh lệch giữa xác và hồn là một bi kịch. Vì thế lớp kịch này có ý nghĩa chuẩn bị cho sự giải thoát của Trương Ba ở cuối tác phẩm.
– Điểm khác biệt của nhân vật Trương Ba so với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
+ Bi kịch của Trương Ba: bi kịch của người khi bị đặt vào nghịch cảnh – phải sống nhờ, sống mượn, sống trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao của Trương Ba bị nhiễm độc và tha hoá.
+ Bi kịch của Vũ Như Tô: bi kịch của  người nghệ sĩ có tài năng, có nhân cách, có hoài bão lớn lao, đẹp đẽ nhưng xa rời thực tế.
4,5
Lưu ý:
– Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng nhưng hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
 
, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *