Đề liên hệ hình tượng người lính trong Tây tiến và Việt Bắc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM                                     ĐỀ THI THỬ
TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG                          MÔN: Ngữ văn – KHỐI 12                                  
                   —————                                                  Thời gian làm bài: 120 phút                         
                ĐỀ CHÍNH THỨC                                         

  1. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

     Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng. (…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. (…) Thế giới này là bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.
(2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có thành công bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có khi vấp ngã.
(3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời. Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi. Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn. Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ngày 26/3/2016)
Câu 1: Trong đoạn (1), người viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 2: Những quan điểm chủ yếu của người viết trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Theo anh/ chị các ý kiến sau có mâu thuẫn hay không: “tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp” và “Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn” ? Nêu lý giải của anh /chị.
Câu 4: Anh/chị có lời khuyên nào dành cho những bạn trẻ vẫn còn “cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian”.
 

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học được nêu trong hai câu đầu của văn bản Đọc hiểu: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng”.
Câu 2 (5 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, trang 89, NXB Giáo dục Việt Nam.)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ đến bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu (SGK Ngữ văn 12, tập 1) để nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 
HẾT
HỌ VÀ TÊN THÍ SINH:…………………………………………………       SBD:…………………………………………..LỚP:……………………
 
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM                                     ĐỀ THI THỬ
TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG                          MÔN: Ngữ văn – KHỐI 12                                   
                   —————                                                  Thời gian làm bài: 120 phút                         
  
GỢI Ý ĐÁP ÁN

Phần ĐÁP ÁN ĐIỂM
I
(3 điểm)
Câu 1:   Thao tác bình luận, bác bỏ.
Câu 2:  Các quan điểm:
Tuổi xuân của con người rất đáng quý.
Phải biết làm những việc có ý nghĩa.
Cần chuẩn bị nền tảng mọi mặt cho tương lai.
Tích lũy tri thức, xây dựng cái chuẩn mực.
Câu 3:
– Không mâu thuẫn
–Vì: Tri thức và thực tiễn đều là những điều cần thiết cần chuẩn bị. Nhưng tri thức và hoạt động thực tiễn phải đi liền với nhau.
Câu 4 : Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các nội dung sau:
– Phải biết quý trọng tuổi trẻ vì tuổi trẻ rất ngắn ngủi và sẽ phải nuối tiếc nếu để tuổi trẻ trôi qua.
– Đừng lãng phí thời gian cho những việc vô bổ, hoài phí.
– Cần ra khỏi không gian riêng để tham gia hoạt động xã hội.
 
0.5
 
 
1.0
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
1.0
II
(7điểm)
 
Câu 1. (2 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học được nêu trong hai câu đầu của văn bản Đọc hiểu: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng”.
 
a.   Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
–    Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ
–  Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ
b.Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Giải thích:
Tuổi trẻ là khoảnh khắc tươi đẹp tràn đầy khát vọng, cũng là thời gian sống tận hưởng và cống hiến. Nhưng tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi và khi trôi đi sẽ để lại nhiều luyến tiếc. Vì vậy mỗi người phải khao khát sống hết mình, sống chủ động.
Phân tích:
– Cuộc sống một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.
– Cần theo đuổi hy vọng, ước mơ, hoài bão phía trước.
– Đừng chờ đợi mà phải biết nắm bắt cơ hội và những điều thú vị.
– Trân trọng những mối quan hệ tình cảm cao quý.
Bàn luận:
– Đừng để hối hận vì lối sống buông thả không suy tính.
– Tránh lối sống vị kỷ cho riêng bản thân, lối sống thích hưởng thụ.
– Hành động và ứng xử chủ động, hợp lý với cuộc sống.
– Không đợi chờ mà phải tự mình đem đến những thành quả.
Bài học:
– Đừng quá vội vã mà quên mất tận hưởng cuộc sống.
– Dành chút thời gia quan tâm hơn đến gia đình.
– Đôi lúc cần phải sống chậm lại, lắng sâu suy nghĩ.
– Sống trọn từng khoảnh khắc, hướng về tương lai.
Câu 2. (5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Hình ảnh người lính trong đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
 
1.  Giới thiệu vấn đề, đoạn thơ và tác giả, tác phẩm.
Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí.
Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng.
Đoạn trích tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến được hiện diện với vẻ đẹp hào hoa, hào hùng và bi tráng.
2.      Giải quyết vấn đề:
2.1 Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến
a. Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác và hình ảnh người lính Tây Tiến.
Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Chân dung người lính Tây Tiến thực ra ẩn hiện trong suốt bài thơ.Người lính Tây Tiến phần đông là trí thức Hà Thành nên mãng sẵn trong mình nét hào hoa, lãng mạn. Họ có nhiệm vụ với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Địa bàn hoạt động của những người lính Tây Tiến được trải rộng từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía tây Thanh Hoá. Trong tám câu thơ, Quang Dung đã miêu tả trực diện người lính của đoàn binh Tây Tiến từ diện diện mạo đến tâm hồn và khí phách, thái độ trước sự sống và cái chết. Dù ở thái cực nào thì chân dung người lính vẫn toát lên vẻ đẹp hào hoa bi tráng.
b. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trên đường hành quân:
Chân dung của người lính Tây Tiến trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Chiến sĩ Tây Tiến hiện lên với diện mạo khác thường: Không mọc tóc, xanh màu lá. Hình ảnh không mọc tóc khắc hoạ nét dị thường của người lính. Các anh phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà với giặc nhưng phần lớn là do căn bệnh sốt rét. Căn bệnh hiểm nghèo đã làm rụng tóc và cướp đi cả bao tính mạng.
gĐó là hiện thực nghiệt ngã và khốc liệt ở chiến trường nhưng dưới cái nhìn của người lính Tây Tiến, những khó khăn ấy được cảm nhận dưới con mắt đầy thi vị và lãng mạn. Dù không mọc tóc, dù quân xanh màu lá nhưng ở họ vẫn toát lên thần thái, khí phách: dữ oai hùm.
Ẩn sau cái vẻ ngoài mạnh mẽ, đầy khí phách là vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà Thành:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+ Ánh mắt trừng là cái nhìn thẳng, mạnh mẽ bộc lộ khát vọng chiến thắng. Trong ánh mắt có nét kiêu dũng, có sự oai phong lẫm liệt của người anh hùng thời loạn.
+ Ý chí mạnh mẽ nhưng tâm hồn lại mộng mơ, mơ về Hà Nội dáng kiều thơm. Hình ảnh thơ gợi lên liên tưởng thi vị, dáng kiều thơm vừa là cách nói ngợi ca vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng của Hà Nội cũng vừa là hình ảnh gợi nên cả vóc dáng, sắc hương của những thiếu nữ Hà Nội trong nỗi nhớ nhung của người lính.
g Quang Dũng đã diến tả rất tinh tế, biện chứng tâm hồn người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng và người lính trong các cuộc chiến tranh li tán nói chung. Bởi trong các anh, ai ũng có một trái tim biết yêu tha thiết đất nước, quê hương, một trái tim biết căm thù quân xâm lược. thật đẹp, thật hào hùng và lãng mạn.
Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong chiến đấu và hi sinh:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+Người lính Tây Tiến ra đi vì nghĩa lớn, mộng chiến trường là khát vọng và lí tưởng bởi thế mà họ sẵn sàng dâng hiến phần đời xanh – quãng đời đẹp nhất của mình – cho đất nước.
+Hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi biên cương xa xôi, lạnh lẽo, cô quạnh gợi cho người lính nỗi bi thương và xót xa.
g Cái chết của người lính trong thực tế ở chiến trường gian khổ được miêu tả ở nấm mồ đắp vội, thậm chí không có cả manh chiếu gói thân nhưng qua cái nhìn lãng mạn của nhà thơ, sự hi sinh của người lính giống như một hành trình trở về với đất mẹ và mãi bất tử trong lòng đất mẹ.
Hình tượng sông Mã trở lại đoạn này thật bi tráng:
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
+ Dòng sông như một khúc tráng ca đưa người lính về với đất, với cõi vĩnh hằng. Trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết của người lính không bi luỵ mà thấm đẫm chất anh hùng của thời đại.
+ Những từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, độc hành… mang sắc thái cổ kính, trang trọng như xoa dịu đi nỗi đau mất mát và nỗi bi thương để tạo nên không khí bi tráng cho cả khổ thơ.
2.2 Liên hệ đến hình ảnh người lính trong bài thơ Việt Bắc:
Tố  Hữu  là  nhà  thơ  lớn  của  dân  tộc,  thơ  của  ông  song  hành  cùng  những  chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Hai từ láy “điệp điệp” và “trùng trùng” đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi lên hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của một đoàn quân.
Hình ảnh “Ánh sao đầu súng” có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, “ánh sao đầu súng” ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi.
Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn” tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động. Dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sương dày” nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tác giả Quang Dũng và Tố Hữu đều nêu lên cái nhìn khái quát chung về hình ảnh người lính và cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc:
Nét chung:
–         Hình ảnh người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp đều được tái hiện bởi vẻ đẹp hào hùng, bởi lý tưởng cao đẹp và ý chí kiên cường bất khuất trong cái gian nan, hiểm nguy, thiếu thốn nơi chiến trường.
–         Cả hai đoạn thơ đều mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn khi tái hiện không khí kháng chiến sục sôi trên các ngả đường đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
Nét riêng:
Về nội dung:
–          Người lính trong thơ Quang Dũng là Người lính hào hoa, phóng khoáng, được tái hiện trong khung cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc, trong đói khổ, thiếu thốn và căn bệnh sốt rét hoành hành mà vẫn hiên ngang, bất khuẩt..
–         Trong khi đó, Tố Hữu chủ yếu ngợi ca sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, hình ảnh người lính hiện ra giản dị, nhưng dũng cảm, hiện ra trong đoàn quân đông đảo, hào hùng.
Về thể thơ và nghệ thuật:
–         Nếu Quang Dũng dùng thể thơ thất ngôn với nhiều từ ngữ Hán – Việt: đoàn binh, biên giới, kiều thơm… tạo nên không khí hùng tráng phảng phất không khí thời xưa, giọng thơ cổ điển mà hiện đại.
–         Còn Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát truyền thống, bằng những từ láy tượng thanh, gợi cảm, ngôn ngữ sử thi hùng tráng, giọng thơ sôi nổi hào hùng.
Lý giải:
Có những nét khác biệt ấy là do hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật khác nhau của hai tác giả.
–         Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Hồn thơ ông mang nét phóng khoáng, tài hoa, lãng mạn.
–         Còn Tố Hữu viết Việt Bắc trong thời kì thắng lợi, giải phóng miền Bắc, lịch sử bước sang trang mới, nên thơ ông có phần lạc quan và có niềm tin hơn. Bên cạnh đó, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị, do đó, ông thiên về ngợi ca lòng tin với cách mạng, với chiến thắng dân tộc.
3.      Kết luận:
Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực để khắc họa hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đó là sự bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến  sĩ  giải  phóng  quân  kiên cường  trong  cuộc  kháng  chiến  chống  Mỹ  sau  này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Từ hình tượng người lính có thể khắc họa lên một đất nước với nhiều đau thương mà anh dũng:
Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
7.0
2.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5.0
 
0.25
 
 
0.25
 
 
 
 
 
 
0.5
 
 
 
 
 
 
3.5
2.5
0.25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.25
 
1.25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *