Đề nghị luận phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Kính gửi mẹ, Ý Nhi

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NGỮ VĂN 11

(Tự luận 100% – Dùng chung cho cả 03 bộ sách)

THỂ LOẠI THƠ TRỮ TÌNH

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau:

Con đã đi rất xa rồi

Ngoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố

Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cả Một ánh đèn sáng đến nơi con

Và lòng con yêu mến, xót thương hơn Khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ Khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé

Mẹ một mình đang dõi theo con

Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường Đã có lúc lòng con hờ hững

Thấy hạnh phúc của riêng mình quá lớn Ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi

Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi Đã có lúc lòng con đơn bạc

Quên cả những điều tưởng không sao quên được Như người no quên cơn đói của mình

Sao đêm nay se thắt cả lòng con Khi con gặp ánh đèn thành phố

Nơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổ Chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra

Sao đêm nay khi đã đi xa

Lòng con bỗng bồn chồn quay trở lại Bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi

Nỗi mất còn thăm thẳm trong tim

Đời mẹ như bến vắng bên sông

Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió Như cây tự quên mình trong quả

Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây

Như trời xanh nhẫn nại sau mây Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm

Con muốn có lời gì đằm thắm Ru tuổi già của mẹ tháng năm

 

(Kính gửi mẹ, Ý Nhi, in trong Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học, Hà Nội, 2006)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình trong bài thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Câu thơ Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây gợi anh/ chị nhớ đến câu tục ngữ nào trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam? (0,5 điểm)

Câu 4. Hình ảnh “ánh đèn thành phố” đã gợi cho người con suy nghĩ về những điều gì? (0,5 điểm)

Câu 5. Người con muốn bộc bạch điều gì qua hai khổ thơ (3) và (4)? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Đời mẹ như bến vắng bên sông

Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió Như cây tự quên mình trong quả

Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây

Như trời xanh nhẫn nại sau mây

Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm (1,0 điểm)

Câu 7. Từ những trăn trở của người con ở trong bài thơ, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (1,0 điểm)

Câu 8. Bài thơ kết thúc bằng một ước muốn: Con muốn có lời gì đằm thắm/ Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) để gửi những lời đằm thắm dành tặng cho người mẹ của mình. (1,5 điểm)

I.      LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ trên.

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình: xuất hiện trực tiếp, xưng

“con”.

0.5
2 Thể thơ: Tự do. 0.5
3 Câu thơ Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây gợi nhớ đến câu tục ngữ “Ăn

quả nhớ kẻ trồng cây”.

0.5
4 Hình ảnh “ánh đèn thành phố” đã gợi cho người con suy nghĩ về:

–  Cuộc đời của mẹ.

–  Nghĩ về sự hờ hững, đơn bạc của lòng mình.

0.5
5 Qua hai khổ thơ (3) và (4), người con thể hiện sự day dứt về bản thân mình:

–  Có những lúc đã sống quá ích kỉ, chỉ thấy hạnh phúc và nỗi đau của mình là quan trọng.

–   Có những lúc sống quá bội bạc, quên cả những thứ không được

phép quên.

0.5
6 Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ sau:

–  Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

–  Cho ta thấy được tấm lòng của người mẹ đối với con: là nơi chở che

con trong giông bão cuộc đời, là sự hy sinh quên mình để cho con khôn lớn, là nơi ấm áp yên vui mỗi khi con cất bước quay về.

1.0
7 Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là hợp lí và liên quan đến nội dung của bài thơ. Tham khảo:

–   Phải luôn ghi nhớ công ơn, trân trọng tình yêu của mẹ dành cho mình.

–  Phải luôn biết quan tâm, chăm sóc cho cha mẹ.

–   Phải luôn cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày, để xứng đáng với tình yêu thương và sự kì vọng của cha mẹ.

1.0
8 Học sinh tự suy ngẫm và viết những lời nhắn gửi chân thành đến

người mẹ của mình. Đó có thể là lời tri ân, lời hứa, lời xin lỗi,…

1.5
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ trên.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết

phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

2.5

 

THỂ LOẠI THƠ TRỮ TÌNH ĐÁP ÁN ĐỀ 1

 

1. Khái quát tác giả, tác phẩm:

–  Tác giả: Ý Nhi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam đương đại. Thơ của bà giàu hình ảnh, ngôn từ cô đọng, gợi nhiều tầng ý nghĩa. Những bài thơ tiêu biểu: Người đàn bà ngồi đan, Trong ánh chớp số phận, Dẫu chỉ là cơn mưa,…

–  Tác phẩm: Bài thơ Kính gửi mẹ được viết vào tháng 11 năm 1978, in trong Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học ấn hành, năm 2006.

2.  Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong thơ:

a. Cấu tứ của bài thơ:

Có thể hình dung hướng phát triển của bài thơ như sau: Người con đi xa – nhìn thấy ánh đèn thành phố – ánh đèn đó gợi người con nhớ về nơi mẹ ở – từ đó nghĩ về mẹ, nghĩ về mình – muốn gửi lời yêu thương đến mẹ.

–   Hình ảnh “ánh đèn thành phố” khơi nguồn cảm hứng cho bài thơ. Nó nhắc người con nhớ đến mẹ, bởi thành phố là nơi mẹ sống: mẹ một mình cô đơn trong căn nhà nhỏ, đang dõi theo từng bước chân của đứa con mình.

–  Khoảng cách không gian (đi xa) đã giúp người con lắng lòng lại để có những chiêm nghiệm về mình: đã có lúc hờ hững, ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình; đã có lúc đơn bạc, vô ơn, quên cả những điều không được phép quên.

–  Từ suy ngẫm về mình trong đối sánh với mẹ, người con thấy thương mẹ của mình: mẹ sống cô đơn, mỗi ngày một già thêm, vất phải nhọc nhằn dầu dãi, giấu kín những mất còn, những đau khổ của cuộc đời trong sâu thẳm trái tim mình.

–  Người con cũng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn, tình thương lớn lao mà mẹ đã dành cho mình: mẹ là nơi chở che con trong giông bão cuộc đời, là sự hy sinh quên mình để cho con khôn lớn, là nơi ấm áp yên vui mỗi khi con cất bước quay về.

–   Nỗi day dứt, nhớ thương và yêu mến dâng trào khiến người con muốn gửi đến mẹ những lời đằm thắm, và bài thơ này chính là “lời đằm thắm” đó, để an ủi, làm ấm lòng mẹ trong những ngày tháng già nua.

b. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ:

–   Như đã nói, hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho bài thơ chính là “ánh đèn thành phố”, hình ảnh biểu tượng cho nơi mẹ ở, và là nơi để người con dõi về, nghĩ về.

–   Hình ảnh “ánh đèn thành phố” đã dẫn dòng cảm xúc cho hai hình

ảnh xuyên suốt của bài thơ: đó chính là hình ảnh con và mẹ. Trong đó, hình ảnh người mẹ là hình ảnh trung tâm.

 

+ Hình ảnh người con gắn với hành trình đi xa, với những gì là hờ hững, là đơn bạc, là day dứt, và cả nỗi nhớ.

+ Hình ảnh người mẹ gắn với cô đơn, dãi dầu, già nua, gắn với tấm lòng yêu thương bao la, đức hy sinh to lớn. Xoay quanh hình ảnh trung tâm “mẹ”, nhà thơ sử dụng hàng loạt các hình ảnh phụ để làm nổi bật hình ảnh trung tâm này: hình ảnh “căn nhà nhỏ bé” gắn với nơi mẹ ở; hình ảnh “tóc cứ bạc thêm ra” gắn với tuổi già; các hình ảnh “bến vắng”, “cây”, “trời xanh”, “con đường” được dùng trong phép so sánh đã nói được một cách sâu sắc và thấm thía vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: mẹ – đó chính là nơi của bình yên, an ổn, hạnh phúc, là nơi chốn vững vàng để cho con trú ngụ trước mọi giông bão

của cuộc đời.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *