Đề nghị luận Chàng Lú – Nàng Ủa, truyện thơ dân tộc Thái

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NGỮ VĂN 11

(Tự luận 100% – Dùng chung cho cả 03 bộ sách)

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Tóm tắt: Then (chúa tể trên trời) sinh hạ được một cô con gái xinh đẹp và thông minh, tên là Cong Péng. Vì trên trời không ai xứng làm chồng nàng, nên Then cho nàng đầu thai xuống hạ giới, hẹn ba mươi năm sau sẽ cho trở về trời. Cong Péng đầu thai vào hai người con gái xinh đẹp dưới trần, sinh ra chàng Khun Lú và nàng Ủa. Hai người lớn lên và đem lòng yêu nhau, nhưng bị hai bên gia đình ngăn cấm. Chàng Khun Lú bị ép lấy vợ, nàng Ủa cũng bị ép lấy chồng. Cuối cùng, họ tìm đến cái chết để được mãi mãi bên nhau.

[…]

“Đôi ta xuống cùng một lối

Quấn theo nhau từ mẹ hoài thai

Đôi lứa hẹn thương từ trong địu, trên nôi

Bảo trời giúp ta nên chồng nên vợ, sao trời chẳng giúp?

Bảo mẹ cha nuôi dưỡng thương ta,

Sao gả em cho người đất lạ,

Không cho đôi trẻ chung nhà,

Sao ép buộc em yêu đến chết?

Nhớ lấy, em ơi, nhớ lấy!

Mẹ chẳng một em nhờ cậy

Sống nổi ư?

Thà chết cho rồi! Em lên trời, ngóng anh em đợi

Em yêu ơi, vợ quý anh ơi!

Đừng nghe lời ma xui quên bạn

Đừng vui vầy theo trai tạo mường trời

Đôi ta đã nguyện thề chung thủy

Anh khóc đưa em lên trời chờ nhau.

Nhớ thương anh, em đợi

Tết năm sau

Anh luyến tiếc chi đâu, cõi đời sầu thảm”.

Chàng Lú khóc héo tim vàng người:

“Em yêu ơi, bạn tình chung anh hỡi! Trộm nghĩ từ nhỏ dại ấu thơ,

Đôi ta hai lòng như một,

Sao bỗng lìa nhau chết uổng bơ vơ?

Nghĩ đến điều này anh lại càng cùng đường tắc lối,

Tưởng đâu như một giấc ngủ mơ!

Đau đớn nhỉ, chỉ gặp được em yêu khi chết!

Em thiêng quý,

Ủa yêu anh ạ!

Anh phải theo em lên trời

Không thể nuốt trôi cay đắng

Không thể cho thiên hạ người cười”.

Khấn nàng xong, quay gót,

Khun Lú trở lại bản nhà.

 

Chàng trở về nhà lệ đổ như lũ sa,

Phờ phạc đi vì phiền muộn,

Nhìn trời cao mây trắng xếp tầng,

Nỗi chàng buồn thương dằng dặc khôn cùng! […]

(Trích Chàng Lú – Nàng Ủa, truyện thơ dân tộc Thái, Mạc Phi dịch, in trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ – Sử thi,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, Tr.991-992)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định đề tài của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 3. Những câu thơ nào là lời thề hẹn của chàng Khun Lú nói với nàng Ủa? (0,5 điểm)

Câu 4. Tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 5. Qua đoạn trích, anh/ chị có nhận xét gì về tình yêu của nàng Khun Lú đối với nàng Ủa? (0,5 điểm)

Câu 6. Phân tích ngắn gọn tâm trạng của chàng Khun Lú ở đoạn trích trên? (1,0 điểm)

Câu 7. Theo anh/ chị, qua câu chuyện tình yêu của chàng Khun Lú và nàng Ủa, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm)

Câu 8. Cái kết của truyện thơ “Khun Lú – Nàng Ủa” có khác với cái kết của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” (đã được học trong chương trình Ngữ văn 11)? Anh/ chị thích cái kết nào hơn? Lí giải vì sao? (Viết khoảng 10 dòng). (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Từ đoạn trích trên, anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của tục hôn nhân sắp đặt.

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Đề tài: Tình yêu đôi lứa. 0.5
2 Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện

ẩn danh).

0.5
3 Những câu thơ là lời thề hẹn của chàng Khun Lú nói với nàng Ủa là: Anh khóc đưa em lên trời chờ nhau/ Nhớ thương anh, em đợi Tết năm sau/ Anh luyến tiếc chi đâu, cõi đời sầu thảm; Anh phải theo em lên trời/ Không thể nuốt trôi cay đắng/ Không thể cho thiên hạ người

cười.

0.5
4 Tóm tắt nội dung đoạn trích:

Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau khổ của chàng Khun Lú sau cái chết của nàng Ủa, cũng là lời thề hẹn của chàng Khun Lú, rằng sẽ chết theo nàng Ủa để được đoàn tụ ở trên trời.

0.5
5 Nhận xét gì về tình yêu của nàng Khun Lú đối với nàng Ủa:

Đó là một tình yêu sâu nặng, thủy chung: thể hiện ở nỗi đau khổ trước cái chết của người mình yêu; thể hiện ở lòng quyết tâm tìm đến cái chết để được cùng người yêu sum họp ở trên trời.

0.5
6 Phân tích ngắn gọn tâm trạng của chàng Khun Lú:

–  Tâm trạng đau khổ trước cái chết của người mình yêu.

–  Tâm trạng phẫn uất đối với hai bên gia đình đã ngăn cấm tình yêu của họ.

–  Lòng quyết tâm sẽ chết theo người yêu để được đoàn tụ trên trời.

1.0
7 Thông điệp của tác giả dân gian:

–  Lên án tục hôn nhân ép buộc.

–  Thể hiện khát vọng về tình yêu và hôn nhân tự do.

1.0
8 –  Sự khác nhau giữa cái kết của truyện thơ “Khun Lú – Nàng Ủa” và truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”: Truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” có cái kết có hậu (hai người sau bao thử thách cuối cùng được đoàn tụ với nhau ở cõi dương gian, còn truyện thơ “Khun Lú – nàng Ủa” có cái kết đau buồn: cả hai cùng chết, dù được đoàn tụ nhưng là đoàn tụ ở thế giới bên kia.

–   Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải thuyết phục. Tham khảo: thích cái kết của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”, vì họ đã không phải tìm đến cái chết thương tâm. Dù trải qua bao sóng gió,

nhưng cuối cùng họ cũng đã được sum vầy.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Từ đoạn trích trên, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về tác hại của tục hôn nhân sắp đặt.

0,5

 

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1.  Giải thích:

Hôn nhân sắp đặt là việc cha mẹ can thiệp và quyết định việc dựng vợ gả chồng đối với con cái của mình, không căn cứ trên tình yêu và sự tự nguyện của đôi trai gái.

2.  Phân tích vấn đề nghị luận trong tác phẩm:

a.  Biểu hiện:

Trong đoạn trích, tục hôn nhân sắp đặt được thể hiện ở việc cha mẹ hai bên gia đình chàng Khun Lú và nàng Ủa đã cấm đoán hai người yêu nhau và đến với nhau, bắt chàng Khun Lú và nàng Ủa lấy những người mà họ không yêu, dẫn đến cái chết thương tâm của đôi trai gái.

b.  Ý nghĩa của vấn đề trong tác phẩm:

–  Cất lên tiếng nói phản đối, lên án tục hôn nhân sắp đặt đã đẩy những đôi trai gái yêu nhau đến kết cục bi thảm.

–  Thể hiện niềm khát khao về tình yêu và hôn nhân tự do.

3.  Bàn luận về vấn đề trong đời sống:

a. Tác hại của tục hôn nhân sắp đặt:

–  Do không xuất phát trên cơ sở tình yêu, cơ sở tự nguyện nên dễ dẫn đến những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thậm chí tan vỡ.

–   Đẩy những đôi lứa yêu nhau vào hoàn cảnh éo le, có thể dẫn đến cái chết thương tâm.

–   Dẫn đến việc con cái oán hận bố mẹ, gây rạn nứt hoặc đổ vỡ các mối quan hệ ruột thịt.

–   Hôn nhân ép buộc không tạo ra một gia đình hạnh phúc, khiến những đứa con lớn lên có thể trở nên hư hỏng.

b. Nguyên nhân của tục hôn nhân ép buộc:

–  Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến lạc hậu: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.

–   Do cha mẹ tham giàu sang phú quý hoặc muốn gả con cho những gia đình môn đăng hộ đối.

–  Trong một số xã hội, tục hôn nhân sắp đặt có thể còn do luật pháp chưa nghiêm minh, chưa xử lý nghiêm những trường hợp cha mẹ ép buộc con cái.

c. Giải pháp:

–  Nâng cao ý thức của các bậc làm cha, làm mẹ, để họ thấy được hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu.

–  Mọi thành viên trong xã hội phải chung tay phản đối và bài trừ tục

hôn nhân sắp đặt.

2.5

 

    – Cần có những chinh sách về hôn nhân và gia đình hợp lí, nghiêm minh.

4. Rút ra bài học:

–  Nhận thức: Nhận thức được tác hại của tục hôn nhân sắp đặt.

–  Hành động:

+ Bản thân cần có những lời nói, hành động nhằm lên án, bài trừ tục hôn nhân sắp đặt.

+ Cần có thái độ và hành động đúng đắn, hợp lí để giữ vững tình yêu

của mình.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *