Đề đọc hiểu và nghị luận về Nàng Nga – Hai Mối, truyện thơ dân tộc Mường

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NGỮ VĂN 11

(Tự luận 100% – Dùng chung cho cả 03 bộ sách)

THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Tóm tắt: Nàng Nga là con của một lang cun3 rất giàu có, được cha cho phép mở hội kén chồng. Hai Mối là con của một lang cun khác, được cha mẹ cho phép đi tìm vợ. Nghe tin đồn nàng Nga đẹp người, đẹp nết, chàng tìm đến. Hai người gặp nhau, đem lòng yêu nhau, trao nhau của tin, hẹn sẽ thành vợ thành chồng. Chàng Hai Mối trở về, đem binh mường đi khai hoang mở ruộng, quyết làm cho đất mường giàu có, hẹn ngày đi cưới nàng Nga. Nhưng trong thời gian ấy, có vua nước Ao Ước giàu có, biết tiếng nàng Nga, đã đến ngỏ ý với gia đình xin cưới nàng Nga làm vợ. Bố mẹ nàng Nga vì tham giàu nên đã gả nàng cho vua nước Ao Ước. Nàng Nga nhắn tin cho Hai Mối đến cứu, nhưng tin nhắn đến chậm, mãi một năm sau Hai Mối mới biết tin. Chàng bèn một mình lặn lội sang nước Ao Ước, tìm gặp nàng Nga. Hai người quyết định cùng nhau chết đi để được sum họp ở mường ma.

[…]

Nàng Nga trong lòng cay đắng xót xa Than than thở thở:

“Thương quá, anh ơi, Thảm quá, anh à

Đánh trâu, trâu chạy vào bãi Đánh con, con chạy lại lòng. Dù chín nghìn lần trăng mọc Chục nghìn lần trăng tròn

Em vẫn chẳng khuây lời giao tiếng hẹn Cùng anh nên cửa nên nhà

Như bông liền hoa Như cây liền cội. Ai ngờ,

Bố nhà em đã vội

Tham cái tiếng cun sang lang cả đường xa. Em nói ra, lời tra roi đập

Mẹ em tham vàng tham bạc

Họ hàng chú bác tham uống tham ăn. Em chỉ còn trông còn đợi anh sang

Nhưng chỉ một thân một chiếc Đầu hôm, ngó sao đầu áng Sáng ra, ngóng sao đầu mường Thư gửi giấy vàng,

Thư sang giấy trắng.

Tin nhắn đi từ mùa năm ngoái, Tin nhắn lại từ mùa năm xưa.

3 Lang cun: người cai trị một mường (bản).

 

Ăn chực ngồi chờ Đã đau lưng mỏi gối Hết ngày lại tối

Sao chẳng thấy anh sang Mà chặt cây sậy giữa đàng Chặt cây xang giữa lối

Cho em khỏi nên rồ nên dại,

Cho em được trở lại cùng anh, hỡi anh?”. Bấy giờ chàng Hai Mối

Nghe dạ đã đành Nghe tình đã hối Mới hỏi nàng Nga:

“Thương em, em hỡi,

Quả em còn thương tới anh chăng?” Rồi hai người trò chuyện

Những tính cùng toan

Làm sao trọn đời lại chung ăn chung ở Chung cửa chung nhà.

[…]

Hai Mối bàn trước, bàn đã hết đàng Nàng Nga tính sau, tính đã hết lẽ Rối như canh hẹ

Chưa bề nào yên.

Nàng Nga mới khuyên:

“Anh ơi, ta hãy tạm dẹp lòng phiền Để em đi mua cơm mua cá

Ta ăn chợ ngồi hàng,

Rồi ta tính toán sau, anh hỡi”. Hai Mối bảo:

“Em mua cơm anh cũng không nhá, Em mua cá anh cũng không ăn

Hãy mua cho anh cái tấm lụa vàng Để ngày mai trở về, anh đi thắt cổ!”. Nàng can rằng:

“Thương mơi, anh ơi

Anh đừng ăn lá ngón làm chi hại vóc, Đừng thắt cổ làm chi hại mình”.

Nhưng Hai Mối khăng khăng:

“Thà anh đi biến một mình

Để em an lành ở lại

Làm bà làm mái Một kiếp giàu sang.

Rồi trời mưa, có nhớ đến anh chăng,

 

Em nhìn lên gốc mây trắng.

Trời nắng, nhớ đến anh chăng,

Nhìn rặng mây vàng.

Đêm trăng tròn trăng trong, nhớ đến anh chăng,

Em nhìn lên nhành mây sương gió”.

Nàng Nga nức nở:

“Em chẳng cho anh đi biến một mình

Em chẳng để anh đi riêng một kiếp.

Ta sống trên đời

Yêu thật thương thiết

Lại lắm kẻ dèm pha

. Cùng về bên ma Làm cửa làm nhà

Chẳng còn lo ai rình mà hại…”.

(Trích Nàng Nga – Hai Mối, truyện thơ dân tộc Mường, Minh Hiệu sưu tầm và biên dịch, in trong Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập V: Truyện thơ – Sử thi,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, Tr.862-865)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 3. Tìm trong đoạn trích những câu thơ nói về nguyên nhân khiến nàng Nga và Hai Mối không lấy được nhau? (0,5 điểm)

Câu 4. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: (0,5 điểm)

Dù chín nghìn lần trăng mọc Chục nghìn lần trăng tròn

Em vẫn chẳng khuây lời giao tiếng hẹn

Câu 6. Thông qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? (1,0 điểm)

Câu 7. Anh/ chị có đồng tình với cách làm của nàng Nga và Hai Mối, là cùng chết để được đoàn tụ ở thế giới bên kia không? Lí giải vì sao? (1,0 điểm)

Câu 8. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tự do hôn nhân. (1,5 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích trên.

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 6,0
  1 Đề tài: Tình yêu đôi lứa. 0.5
2 Đoạn trích trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể

chuyện ẩn danh).

0.5
3 Những câu thơ nói về nguyên nhân khiến nàng Nga và Hai Mối không lấy được nhau là:

Bố nhà em đã vội

Tham cái tiếng cun sang lang cả đường xa. Em nói ra, lời tra roi đập

Mẹ em tham vàng tham bạc

Họ hàng chú bác tham uống tham ăn.

0.5
4 Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ giữa chàng Hai Mối và nàng Nga, sau khi nàng Nga đã bị cha mẹ gả cho vua nước Ao Ước. Hai người bàn

tính, tìm cách để được sống bên nhau nhưng chưa biết thế nào.

0.5
5 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

Dù chín nghìn lần trăng mọc Chục nghìn lần trăng tròn

Em vẫn chẳng khuây lời giao tiếng hẹn

–  Phép điệp (chín nghìn lần trăng mọc, chục nghìn lần trăng tròn).

–  Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Là lời khẳng định tấm lòng chung thủy của nàng Nga dành cho chàng Bồng Hương: dù bao nhiêu năm tháng trôi qua đi nữa, nàng

vẫn sẽ luôn nhớ những lời đã thề hẹn cùng chàng.

0.5
6 Thông qua đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp:

–  Đã yêu nhau là phải luôn chung thủy, sắt son, không bao giờ quên những lời đã thề hẹn.

–   Phê phán tục hôn nhân ép buộc, thói tham giàu sang phú quý của các bậc làm cha làm mẹ, dẫn đến tước đoạt mất hạnh phúc của con cái mình.

–  Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do, hôn nhân tự do.

1.0
7 Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

–  Vừa đồng tình vừa không đồng tình.

–  Lí giải:

+ Đồng tình, vì theo quan niệm của người Mường thì chết không phải là hết. Khi chết đi, họ sẽ đến một mường khác, gọi là mường ma. Như

1.0

 

THỂ LOẠI TRUYỆN THƠ ĐÁP ÁN

 

 

    vậy, ý định tìm đến cái chết của đôi trai gái trong đoạn trích, nếu xét từ góc độ văn hóa tộc người, thì không hẳn là một hành động tiêu cực.

+ Không đồng tình, nếu xét từ góc độ đạo đức. Vì tự tìm đến cái chết là hành động tự hủy hoại thân xác cha mẹ ban cho, gây đau khổ cho

những người thân yêu, ruột thịt.

 
8 Trình bày suy nghĩ về vấn đề: Tự do hôn nhân.

–  Tự do hôn nhân có nghĩa là trai gái đến tuổi trưởng thành có thể tự do tìm hiểu và tự nguyện đến với nhau, trở thành vợ chồng.

–  Tự do hôn nhân sẽ giúp cho những người con trai và người con gái tìm được đúng người mà mình yêu mến, thấu hiểu, tin tưởng, từ đó đảm bảo một hạnh phúc gia đình dài lâu.

–   Tuy nhiên, tự do hôn nhân không đồng nghĩa với sự tùy tiện. Mỗi người khi tiến đến hôn nhân, phải tìm hiểu kĩ càng, tham khảo ý kiến của người lớn, để không dẫn đến những quyết định sai lầm, gây hậu

quả đáng tiếc về sau.

1.5
II   VIẾT 4,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề của đoạn trích.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:

1.  Khái quát tác phẩm:

–   Truyện thơ “Nàng Nga – Hai Mối” là một trong những truyện thơ đặc sắc của dân tộc Mường”.

–  Đoạn trích nêu trên kể về cuộc gặp gỡ giữa chàng Hai Mối và nàng Nga, sau khi nàng Nga đã bị cha mẹ gả cho vua nước Ao Ước. Hai người bàn tính, tìm cách để được sống bên nhau nhưng chưa biết thế nào.

2.  Chủ đề:

Đoạn trích cho ta thấy được mối tình éo le, ngang trái giữa nàng Nga và chàng Hai Mối. Qua đó, tác giả dân gian bày tỏ sự đồng cảm, thương xót với đôi tình nhân bất hạnh, đồng thời cũng cất lên tiếng nói phê phán sự ép uổng của mẹ cha đã làm tan nát hạnh phúc lứa đôi.

3.  Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Mối tình éo le, ngang trái: Họ yêu nhau sâu đậm, đã thề hẹn cùng nhau nên vợ nên chồng. Thế nhưng vì cha mẹ nàng Nga tham giàu sang phú quý, nên tình yêu của họ đã bị chia cắt. Toàn bộ đoạn trích

diễn tả tâm trạng đau khổ của nàng Nga và Hai Mối. Chàng Hai Mối

2.5

 

    ban đầu buồn và giận, vì nghĩ rằng nàng Nga đã phụ tình mình. Nàng Nga đau khổ kể lại cho chàng Hai Mối những duyên do éo le khiến nàng phải về làm vợ vua nước Ao Ước. Khi đã hiểu ra, Hai Mối thấy thương cho người mình yêu, thương cho tình yêu của hai người. Tâm trạng họ rối bời, vì không biết làm sao để thay đổi hoàn cảnh, để có thể đến được với nhau. Cuối cùng, tuyệt vọng vì không tìm ra cách, họ đã nghĩ đến cái chết để được đời đời bên nhau ở mường ma.

– Qua đoạn trích này, ta thấy sự đồng cảm, xót thương của tác giả dân gian đối với mối tình éo le ngang trái của chàng Hai Mối và nàng Nga. Sự đồng cảm, xót thương ấy được biểu hiện qua những từ ngữ trực tiếp miêu tả tâm trạng của nhân vật (Nàng Nga trong lòng cay đắng xót xa/ Than than thở thở; Nàng Nga nức nở); qua lời đối thoại thấm thía những nỗi u uất buồn đau. Ẩn đằng sau những lời đối thoại ấy, ta có thể thấy một người kể chuyện với cái nhìn đầy thương cảm, dõi theo những biến chuyển trong nội tâm đau khổ cũng như bi kịch tình yêu của nàng Nga và chàng Hai Mối.

– Tác giả dân gian cũng mượn lời nhân vật để cất lên tiếng nói phê phán tục hôn nhân ép buộc, lòng tham giàu có và quyền lực của gia đình nàng Nga: Bố nhà em đã vội/ Tham cái tiếng cun sang lang cả đường xa/ Em nói ra, lời tra roi đập/ Mẹ em tham vàng tham bạc/ Họ hàng chú bác tham uống tham ăn. Vì lòng tham mà gia đình nàng Nga đã đẩy đôi trai gái vào bi kịch, dẫn đến cái chết của cả hai người.

4. Một số nét về nghệ thuật:

–  Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thành công phép điệp cấu trúc.

–  Sử dụng ngôn ngữ đối thoại để làm nổi bật nội tâm của nhân vật.

–  Kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và trữ tình.

 
  d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn

phong trôi chảy.

0,5
Tổng điểm 10.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *