Đề minh hoạ môn văn theo cấu trúc thi tốt nghiệp 2025, đề số 85

ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ

Đề bài

ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Hà Lan là một cô bé dễ thương và đặc biệt duyên dáng. Nét duyên dáng của Hà Lan hoàn toàn bẩm sinh, nó không hề ý thức về những cử chỉ mềm mại và kiểu cách của mình. Ngược lại, tôi luôn luôn tò mò và thích thú quan sát những động tác “dễ ghét” của nó. Hà Lan thường đưa tay vén tóc một cách đặc biệt, nó lắc đầu cho tóc hất qua vai cũng đặc biệt không kém và những cú liếc xéo của nó bao giờ cũng khiến tôi trố mắt nhìn.

Nhưng sức mạnh chủ yếu của Hà Lan nằm ở đôi mắt. Đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Đôi mắt đó lúc bấy giờ đã khiến tôi buộc lòng đổi chỗ ngồi với thằng Ngọc và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm. Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt, những viên bi “quí tộc” chỉ có bọn học trò trường thầy Phu chúng tôi – những đứa trẻ chỉ quen chơi với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là những ước mơ. Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi tôi nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày xưa thơ dại.

Dù vậy, Hà Lan không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng. Có lúc nó tỏ ra cực kỳ bướng bỉnh. Nhiều lần, sự ngang ngạnh vô lý của Hà Lan khiến tôi giận phát khóc, tôi nghỉ chơi với nó cả tuần nhưng rồi sau đó, buồn bã và nhớ nhung, tôi lại làm lành với nó. Số tôi thế, yếu đuối và dễ mềm lòng ngay từ nhỏ tôi đã biết thế nào là… khổ vì phụ nữ. Lớn lên, tình trạng càng tồi tệ hơn.

Nhưng bất chấp tính khí thất thường của Hà Lan, tôi vẫn yêu mến nó, người bạn gái đầu đời của tôi, bằng một tình cảm trong trẻo và ấm áp.

(Trích Mắt biếc, Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2017, tr.45)

(Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam.  Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại. Mắt biếc được tác giả Nguyễn Nhật Ánh sáng tác vào năm 1990. 30 năm sau, câu chuyện ngây thơ tình si ngày nào của Ngạn và Hà Lan cuối cùng đã được lên màn ảnh rộng.)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định đề tài của truyện ngắn.

Câu 2. Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ai?

Câu 3. Theo anh/chị, nhân vật Hà Lan được hiện lên với những đặc điểm nào?

Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào về thái độ và tư tưởng của tác giả được thể hiện qua văn bản?

Câu 5. Tình cảm, mối quan hệ của các nhân vật trong truyện đã để lại cho anh/chị bài học nào sâu sắc nhất? Vì sao?

VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

 

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình

Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

(Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính)

Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ vẻ đẹp bức tranh mùa xuân được miêu tả trong bài thơ trên.

Câu 2: (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Trong cuộc đời hữu hạn, người được trải nghiệm nhiều hơn sẽ là người được sống nhiều hơn”

 

Hướng dẫn đáp án chi tiết  

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 4,0
  1 Xác định đề tài của truyện: tình yêu.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

0,5
2 Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn: đặt vào nhân vật “tôi”.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

0,5
3 Đặc điểm của nhân vật Hà Lan:

–          Dễ thương, đặc biệt duyên dáng

–          Có đôi mắt đẹp với hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác

–          Tính khí thất thường, đôi khi ngang ngạnh.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

1,0
4 Thái độ và tư tưởng của tác giả được thể hiện qua văn bản:

–          Trân trọng, ngợi ca những rung động hồn nhiên, trong sáng của con người.

–          Khẳng định giá trị của cái đẹp, vẻ đẹp bên ngoài và nội tâm bên trong của con người.

Hướng dẫn chấm

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

1,0
5 –          Học sinh nêu bài học sâu sắc nhất với bản thân (tình cảm trong sáng, chân thành; biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ,…)

–          Có lí giải phù hợp, thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án 1 ý:  0,5 điểm

– Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)

1,0
II   VIẾT 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân

0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm rõ vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân:

– Mùa xuân với vẻ đẹp trong sáng, tươi sáng, tràn ngập màu xanh của bầu trời trong trẻo, màu xanh của những tán lá cây, những chồi non mới nhú, một màu xanh non nõn chuối dù nhỏ bé nhưng tràn đầy sức sống. Màu xanh của những cánh đồng bát ngát mùi lúa mới, màu xanh của đồng cỏ bất tận.

Mùa xuân với vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc nơi làng quê, xứ sở. Tất cả các đường nét đều gợi ra không gian đặc trưng, quen thuộc của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ.

– Mùa xuân với vẻ đẹp ấm áp của tình người, sự duyên dáng, tươi trẻ của người con gái, những rung động, đợi chờ, mong ngóng của người con trai.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: ……

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.

0,25
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
  2 Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:. vai trò của trải nghiệm 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

Học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:

+ Giải thích: Ý nghĩa của ý kiến và từ đó nêu luận đề:

–          “trải nghiệm” là tổng hợp những tri thức, kĩ năng hoặc những quan sát được tích lũy thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với những sự vật, sự kiện

–          “sống”: không chỉ là tồn tại, mà còn là sống đúng giá trị, ý nghĩa của con người.

ð  Đề cao vai trò, ý nghĩa của những trải nghiệm thực tế trong đời sống.

+ Chứng minh: sử dụng linh hoạt, hiệu quả lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.

– Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

– Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.

– Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

– Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.

+ Bình luận:

– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

– Để có trải nghiệm chúng ta đừng ngại gian khổ, ngại hi sinh, thất bại bởi sau tất cả những khó khăn, thử thách trong hoạt động khám phá, dù không thành công chúng ta cũng đã tự tích lũy cho mình một vốn hiểu biết thật phong phú .

+ Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.

2.5
đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *