ĐỀ THAM KHẢO THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GD&ĐT
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC NGỮ VĂN 11
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Xó bếp
Nơi ấy
mẹ ta nhễ nhại mồ hôi
đàn con lóc nhóc khóc cười
buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội
bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
Nơi ấy
ta nướng khoai lùi sắn
xoa xít hít hà… thơm bùi cháy họng
lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng
lép bép lửa tàu cau
râu tôm nấu với ruột bầu
húp suông
Nơi ấy vùng ta còn đun rạ đun rơm
cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt
con cá kho dưa quả cà kho tép
việc vặt giúp bà ta từng quen tay
gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai
bà dạy ta chữa khê chữa nhão
ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu
âm ỉ lòng ta đến bao giờ
Nơi ấy
nhá nhem giữa quên và nhớ
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Mặt trận dời vào sâu
ngày mai ta dừng chân nơi nào
khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ
đâu biết những gì chờ ta đằng kia
chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy…
Mặt trận đường 9 – Nam Lào, 1971
(Trích Xó bếp, Tập thơ Mẹ và Em, Nguyễn Duy, NXB Thanh Hoá, 1987)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 ( trình bày ngắn gọn)
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ
Câu 2. Nêu những hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở nơi ấy trong khổ thơ thứ 3.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Nơi ấy
nhá nhem giữa quên và nhớ
đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ
mây chiều hôm gánh gạo đưa ta
tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Câu 4. Nhận xét cảm xúc nổi bật của nhân vật trữ tình qua văn bản
Câu 5. Qua văn bản anh/chị có cho rằng “Những vật bé nhỏ đôi khi lại có thể lưu giữ được những kỷ niệm tuyệt vời” không? Tại sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. ( 2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận ( Khoảng 200 chữ) làm rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ qua văn bản sau:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.
Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong.
Trường Sơn, 12/1974
(Lá đỏ– Nguyễn Đình Thi- Nguồn: Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)
Câu 2. ( 4.0 điểm)
Việc thể hiện lối sống trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi của cá nhân?
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị để trả lời cho câu hỏi trên
————————HẾT————————–
ĐÁP ÁN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4.0 | |
|
1 | – Nhân vật trữ tình: Tác giả | 0.5 |
2 | – Những hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt ở nơi ấy trong khổ thơ thứ 3: Đun rạ đun rơm; cơm nếp; canh cua; con cá kho dưa; quả cà kho tép; gạo chiêm ghế ngô; gạo mùa độn khoai; ngọn lửa giữ qua đêm trong trấu. | 0.5 | |
3 | – Biện pháp tu từ ẩn dụ: Nơi ấy, bóng bà và mẹ
– Tác dụng: + Làm nổi bật nơi nghèo khó, đơn sơ nhưng đầm ấm, yêu thương với bao tình cảm gia đình thiêng liêng để người lính chiến luôn hướng về với tất cả tin yêu. + Những vất vả, nhọc nhằn và những yêu thương vô tận của những người bà, người mẹ Việt Nam + Tạo sự diễn đạt sinh động, gợi hình gợi cảm, gợi sự sâu lắng, suy tư, trăn trở và gợi nhiều xúc cảm cho bạn đọc. |
1.0 | |
4 | Nhận xét cảm xúc nổi bật của nhân vật trữ tình qua văn bản:
– Cảm xúc của nhân vật trữ tình được gợi lên từ hình ảnh xó bếp nghèo nàn, đơn sơ, mà ấm áp yêu thương. Từ nỗi nhớ về xó bếp, lần lượt những kỉ niệm tuổi thơ nhọc nhằn bên mẹ, bên bà hiện về. Cũng chính từ những kí ức ấy gợi tác giả nghĩ về ngày mai nơi sa trường, nhưng không hề sợ hãi mà đầy động lực từ chính xó bếp đơn sơ. – Nhận xét về cảm xúc: Gia đình, quê hương chính là nơi ta được sinh ra, là nơi ta bắt đầu cuộc đời, là nơi ta thuộc về. Thức tỉnh trong mỗi chúng ta tình yêu, trách nhiệm với gia đình, quê hương,… |
1.0 | |
5 | – Nêu quan điểm của bản thân.
– Lí giải hợp lí: Chẳng hạn, sau đây là một định hướng lí giải (nếu đồng tình): + Vật bé nhỏ đó có thể gắn với những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời con người; + Vật bé nhỏ đó có thể là chứng nhân cho một tình huống mà con người ta không bao giờ có thể quên được; + Vật bé nhỏ đó có thể là vật có ý nghĩa quan trọng với thế giới tâm hồn của ai đó, cũng có khi lại là kỉ vật của một người thân yêu,… |
1.0 | |
II | VIẾT | 6.0 | |
|
1 | Viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 200 chữ) làm rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ qua bài thơ “Lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi | 2.0 |
a. Xác định được về hình thức, dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp; song hành hoặc móc xích. | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ | 0.25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
Xác định được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là: Bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời,… |
0.5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng hợp lý. |
0.5 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.25 | ||
g. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0.25 | ||
2
|
Việc thể hiện lối sống trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi của cá nhân?
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/ chị để trả lời cho câu hỏi trên |
4.0 | |
a. Đảm bảo đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Việc thể hiện lối sống trách nhiệm với cộng đồng có mâu thuẫn với quyền lợi của cá nhân? | 0.5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
– Xác định được ý chính của bài viết. – Xác định các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận. * Triển khai vấn đề cần nghị luận: – Giải thích: “Trách nhiệm” là điều mình cần làm; Sống trrách nhiệm với cộng đồng là điều cá nhân cần làm với cộng đồng, quốc gia mà mình đang sinh sống, quan tâm đến giá trị chung. Còn quyền lợi cá nhân là những lợi ích tinh thần và vật chất gắn liền với từng người – Bày tỏ quan điểm của người viết: + Cá nhân sống trách nhiệm với cộng đồng có ý nghĩa to lớn: ++ Sống có trách nhiệm với cộng đồng xã hội là lối sống cần thiết đáng được đề cao trong xã hội ++ Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách trưởng thành của một người, là nét đẹp, phẩm chất cần có của người trẻ hiện đại ++ Sống trách nhiệm với cộng đồng sẽ tạo được sức mạnh của tình đoàn kết, sự hòa nhập, hợp tác để cùng phát triển ++ Cá nhân sống trách nhiệm với cộng đồng sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng giàu tình yêu thương, lòng nhân ái, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn ++ Người có trách nhiệm với cộng đồng sẽ làm cho đất nước phát triển vững mạnh ++ Với cá nhân mỗi người: Sống trách nhiệm với cộng đồng sẽ tạo được mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với nhau, tạo nên được mối liêu hệ chặt chẽ về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Trách nhiệm với cộng đồng thể hiện tinh thần tự nguyện, dấn thân thực hiện các giá trị xã hội. Điều đó giúp cá nhân tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày, sống đẹp và có ý nghĩa… à Nêu quan điểm: Vì vậy việc thể hiện trách nhiệm với cộng đồng không mâu thuẫn với quyền lợi của cá nhân mà có quan hệ chặt chẽ gắn bó, mỗi cá nhân chính là một phần tử nhỏ tạo nên cộng đồng, một cộng đồng vững mạnh chính là sự gắn kết từ những việc làm nhỏ bé có ý nghĩa của mỗi cá nhân. Quyền lợi của cá nhân chỉ có khi được sự đồng thuận của cộng đồng… – Lấy được dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (trách nhiệm trong đại dịch covit 19…) – Mở rộng, bày tỏ quan điểm trái chiều, hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện hơn. +Phản biện: Vẫn có một số bộ phận không nhận thức được trách nhiệm công dân của mình. Điển hình là việc “trốn” nghĩa vụ quân sự hay sống sa ngã vào các thói hư tật xấu,… * Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân. – Liên hệ, đề xuất giải pháp lan tỏa ý nghĩa tích cực của vấn đề: Là học sinh cần chăm chỉ học tập và rèn luyện, sống có mục tiêu, nỗ lực vươn lên |
1.0
|
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Học sinh lựa chọn được 2 luận điểm để bày tỏ được quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt hợp lý để triển khai vấn đề. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng, bằng chứng hợp lý. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ quan điểm của cá nhân nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1.5 | ||
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết bài văn |
0.25
|
||
g Sáng tạo: Bài viết có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5
|
||
Tổng điểm | 10.0 |