ĐỀ KHỐI 11
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:ghiệm người mẹ macxim gorki
Hai tuần sau ngày bố chết, vào một ngày Chủ nhật, Paven Vlaxôp uống rượu say mềm, trở về nhà. Anh lảo đảo bước vào căn phòng giữa và cũng như bố trước đây, đấm tay lên bàn quát mẹ:
– Cho ăn đây!
Bà mẹ đến gần ngồi xuống một bên, đưa tay choàng lấy con, kéo đầu con vào lòng. Nhưng anh đưa tay ấn vào vai mẹ đẩy bà ra, và hét:
– Này mẹ, nhanh lên chứ…
– Thằng con dại dột của mẹ!
Bà cất giọng buồn rầu và âu yếm, cố giữ lấy tay con.
– Tôi hút thuốc đây! Mẹ đưa cái điếu của bố đây cho tôi… – Paven nói làu nhàu, khó khăn, lưỡi líu lại.
Đấy là lần đầu tiên anh say rượu. Rượu đã làm cho người anh yếu đi, nhưng chưa làm cho anh mất trí; một câu hỏi cứ đập vào đầu óc anh: Ta say ư?… Ta say ư?…
Những cái vuốt ve âu yếm của mẹ làm anh xấu hổ, và đôi mắt lo buồn của bà khiến anh động lòng. Anh muốn khóc, và để tiếng khóc khỏi bật lên, anh làm ra bộ say nhiều hơn là say thật.
Bà mę vừa vuốt đầu tóc rối bù và ướt đẫm mồ hôi của con, vừa nói dịu dàng:
– Lẽ ra con không nên…
Paven thấy buồn nôn. Sau khi anh nôn dữ dội một chập, bà mẹ dìu anh lại giường và đắp lên trên trán tái nhợt của con một chiếc khăn ướt. Paven tỉnh lại một ít; nhưng chung quanh mọi vật đều quay tít, mi mắt nặng trĩu, miệng thấy đắng và lờm lợm; Paven nhíu qua hàng mi khuôn mặt như to hơn thường của mẹ, và anh có mấy ý nghĩ không mạch lạc: “Đối với mình, như thế này là sớm quá… Người khác uống không sao, mà mình uống vào thì buồn nôn…”.
Tiếng nói dịu dàng của bà mẹ lại cất lên, xa xăm:
– Con lâm vào cảnh rượu chè… thì làm sao còn nuôi nổi mẹ?
Paven nhắm mắt lại và nói:
– Ai cũng uống cả…
Bà mẹ thở dài. Paven nói đúng. Bà cũng hiểu rõ rằng ngoài quán rượu ra, người ta không có chỗ nào để tìm vui nữa, song bà vẫn trả lời:
– Con thì con không nên uống! Bố con trước kia đã uống luôn cả cho phần con rồi, đã làm khổ khá nhiều rồi… Con cũng phải biết thương mẹ với chứ…
Paven nghe những lời nói buồn rầu và dịu dàng đó; anh nhớ lại cuộc đời âm thầm và lặng lẽ của mẹ, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đánh đập. Trong thời gian vừa qua, Paven ít ở nhà để tránh gặp mặt bố; anh đã có phần quên mẹ. Và giờ đây, dần dần tỉnh rượu, Paven nhìn mẹ chăm chú.
Bà cao lớn và lưng hơi còng; vì suốt ngày làm lụng vất vả lại thường bị chồng đánh đập hành hạ, nên bà đi lại lặng lẽ người hơi né sang một bên, như sợ chạm phải vật gì. Trên khuôn mặt còn chằng chịt vết nhăn và hơi sưng; ánh lên đôi mắt âm u, buồn nản và lo âu như hầu hết những người đàn bà vùng ngoại ô. Một cái sẹo sâu hoắm làm cho lông mày bên phải hơi xếch lên, và tai bên phải giương cao hơn tại bên trái: hình như lúc nào bà cũng sợ sệt lắng nghe. Trên mái tóc đen dày, ánh lên những cụm hoa râm. Bà là hiện thân của sự dịu dàng, buồn bã, nhẫn nhục,…
Trên đôi gò má bà, nước mắt từ từ chảy xuống.
Paven nói nhè nhẹ:
– Mẹ đừng khóc nữa! Mẹ cho con uống nước đi!
– Mẹ đi lấy nước có đá cho con nhé…
Nhưng khi bà trở lại thì Paven đã ngủ rồi. Bà đứng lặng yên một lúc nhìn con, bình nước run run trong tay, những cục nước đá chạm vào miệng bình khẽ kêu lanh canh. Bà đặt bình lên bàn, và lặng lẽ quỳ xuống trước tượng thánh. Các ô cửa kính rung lên vì những tiếng kêu thét của những người say rượu. Trong đêm thu tối mịt đầy sương mù, rên rỉ tiếng đàn ăc-coóc-đê-ông. Có người nào hát gào lên, có người văng tục; có những giọng bực bội mệt mỏi của những người đàn bà vang lên lo lắng…
(Trích “Người mẹ”, Go-rơ-ki, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, trang 31 – 33)
Chú thích:
Tiểu thuyết “Người mẹ” được viết xong năm 1906 dưới ảnh hưởng trực tiếp của Cách mạng 1905. Hình tượng trung tâm là bà mẹ Ni-lôp-na. Theo sát con trai mình là Paven trên hành trình giác ngộ và hoạt động cách mạng. Ni-lôp-na từ một người bị đánh đập, hành hạ như con vật, lúc nào cũng cam chịu, sợ sệt, suốt đời quanh quẩn ở xó bếp, cuối cùng đã trở thành một người hoạt động xã hội, một chiến sĩ cách mạng gan dạ và nhiệt tình. Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của cuốn tiểu thuyết.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 2. Trong đoạn trích, người mẹ hiện lên như thế nào trong cảm nhận của Paven khi anh chăm chú nhìn bà?
Câu 3. Xác định ngôi kể trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.
Câu 4. Nhận xét về nhân vật người mẹ trong đoạn trích?người mẹ macgorki
Câu 5. Qua đoạn trích, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng người mẹ trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ MINH HỌA
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Lần say rượu đầu tiên của Paven và nỗi lòng của người mẹ.
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 | |
2 | Người mẹ hiện lên trong cảm nhận của Paven khi anh chăm chú nhìn bà: Vất vả, khổ cực, luôn buồn bã, nhẫn nhục nhưng hết mực dịu dàng.
Hướng dẫn chấm: – Trả lời như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 0,25 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
0,5 | |
3 | Ngôi kể trong đoạn trích: ngôi kể thứ ba – người kể chuyện toàn tri, tạo sự khách quan và có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1,0 | |
4 | Nhận xét về nhân vật người mẹ trong đoạn trích:
– Tính cách dịu dàng, nhẫn nhịn, yêu thương và chăm lo cho coc. – Người mẹ vừa đáng thương vừa đáng khâm phục. Người mẹ là yếu tố quan trọng tạo nên sự trưởng thành của đứa con. Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 – 0,75 điểm – Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 – 0,5 điểm – Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | Hs có thể rút ra một bài học cho bản thân. Chẳng hạn như:
– Nhận thức được công lao to lớn và thấu hiểu nỗi lòng người mẹ. – Biết ơn công lao của mẹ, yêu thương mẹ. HS có nhiều cách lí giải, miễn là hợp lí, logic. Hướng dẫn chấm: – Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm – Trả lời tương đương như đáp án, lí giải chưa thật thuyết phục: 0,75 điểm – Trả lời tương đương như đáp án, lí giải chưa thuyết phục: 0,5 điểm – Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm. (Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm) |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng người mẹ trong đoạn trích ở phần đọc hiểu. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
hình tượng người mẹ trong đoạn trích. |
0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
– Giới thiệu khái quát về đoạn trích và nêu vấn đề cần nghị luận. – Trình bày cảm nhận về hình tượng nhân vật qua các phương diện được nhà văn khắc hoạ: + Hoàn cảnh: người phụ nữ có số phận đáng thương, suốt ngày làm lụng vất vả, luôn bị chồng đánh đập, hành hạ khi ông ta còn sống. + Ngoại hình: in đậm dấu ấn cuộc đời cơ cực, vất vả và nét tính cách nhẫn nhục. + Lời nói, thái độ, hành động, cư xử với con trai khi con say rượu trở về: yêu thương, dịu dàng, chăm sóc cho con hết mực, dùng lời hay lẽ phải để khuyên răn con. + Nội tâm với những suy nghĩ, cảm xúc tinh tế: lo lắng, yêu thương, nhẫn nại với con. – Đánh giá: + Đó là hình tượng một người mẹ đáng yêu, đáng kính: dù vất vả vả, khổ cực, nhưng luôn nhẫn nhục và hết mực dịu dàng, luôn vị tha, yêu thương gia đình, nhất là đối với đứa con trai. Tác giả đã thể hiện thái độ ngợi ca, kính phục người mẹ – đó chính là nguồn yêu thương to lớn, tạo động lực và tiếp thêm sức mạnh cho con trai trên chặng đường đấu tranh cách mạng về sau. + Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật đặc sắc: Hình tượng nhân vật được hiện lên rõ nét qua các yếu tố như ngoại hình, lời nói, hành động, nội tâm và qua sự cảm nhận của con trai. |
1,0 | ||
d.Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
, | 2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ. | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội; đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. |
0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Khẳng định gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ. – Lập luận: Vai trò quan trọng của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ: + định hình và phát triển nhân cách cho giới trẻ + giữ gìn nhân cách gốc cho mỗi đứa trẻ + giúp ứng xử với các quan hệ gia đình và dần mở rộng ra các quan hệ xã hội + chiếc cầu nối để tiếp nhận và hòa nhập vào thế giới xung quanh + bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng + tạo ra các thế hệ tương lai có ích cho gia đình và đất nước… – Bàn luận mở rộng và rút ra bài học: + Cần phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của giới trẻ + Muốn có một nhân cách tốt thì ngay từ khi lọt lòng, trẻ nhỏ cần được tiếp nhận sự giáo dục ngay từ các thành viên khác trong gia đình + Chăm lo giáo dục nhân cách cho trẻ là công việc thường xuyên, suốt đời trong mỗi người, mỗi thành viên (cha – mẹ, ông – bà…) – Liên hệ mở rộng |
2,5 | ||
d. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25
|
||
Tổng điểm | 10,0 |
===HẾT===