ĐỀ MINH HỌA
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Đồng quê (1)
Trần Đăng Khoa (2)
Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no cỏ thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm
Luống cày còn thở sùi tăm
Sương buông cho đống hoang nằm chiêm bao
Có con châu chấu phương nào
Bâng khuâng nhớ lúa đậu vào vai em…
1974
(Thơ Trần Đăng Khoa, trang 290, 291, NXB Thanh niên, 1999)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5
Câu 1. Xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ.
Câu 2. Chỉ ra các hình ảnh đồng quê trong khổ thơ sau:
Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no cỏ thả rông bên trời
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu sau:
“ Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm”
Câu 4. Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện trong bài thơ.
Câu 5. Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân.
PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.
Câu 2. (4,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải biết sống có trách nhiệm.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ MINH HỌA
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Đáp án: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là chủ thể trữ tình trực tiếp: em
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt ý tương đương cho 0,5 điểm. – Học sinh trả lời chủ thể trữ tình trong bài thơ là tác giả cho 0,25 điểm. – Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai cho 0,0 điểm. |
0,5 | |
2 | Đáp án: Các hình ảnh đồng quê trong bài thơ : Lúa, gốc rạ, đồng, trâu.
Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương cho 0,5 điểm – Học sinh trả lời đúng 3/4 ý cho 0,5 điểm. – Học sinh trả lời đúng 2/4 ý cho 0,25 điểm. – HS trả lời sai hoặc không trả lời cho 0,0 điểm. |
0,5 | |
3 | Đáp án:
– Biện pháp tu từ: Nhân hóa “chạm”, “đứng soi” – Tác dụng: + Nhấn mạnh hình ảnh thiên nhiên có hành động e lệ, duyên dáng giống với con người. Qua đó thấy được sự cảm nhận bức tranh thiên nhiên rất tinh tế của nhà thơ. + Làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, gợi cảm Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương, phù hợp cho 1.0 điểm – Học sinh nêu được biệp pháp tu từ cho 0.25 điểm – Học sinh nêu được hiệu quả của biện pháp tu từ cho 0.75 điểm. – Học sinh nêu được một hiệu quả về giá trị nội dung cho 0.5 điểm – Học sinh nêu được một hiệu quả về giá trị nghệ thuật cho 0.25 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời cho 0,0 điểm |
1,0 | |
4 | Đáp án
– Bức tranh “đồng quê” thanh bình thơ mộng. – Tình quê được thể hiện hết sức hồn nhiên, trong sáng mà chan chứa, thấm đẫm hồn quê. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương cho 1,0 điểm. (mỗi ý :0,5 điểm) – Học sinh trả lời đúng 1 ý cho 0,5 điểm. – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời cho 0,0 điểm. |
1,0 | |
5 | Đáp án:
– Học sinh rút ra được một bài học có ý nghĩa đối với bản thân. – Học sinh phải lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội. Sau đây là một số gợi ý bài học cuộc sống từ văn bản: + Bài học trân trọng khoảng khắc, bình dị trong cuộc sống. + Bài học về tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ản gần gũi, giản dị thương.. + Bài học yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó với làng quê. + ….. Hướng dẫn chấm: – Học sinh nêu được cảm xúc phù hợp với bài thơ 0,5 điểm. – Học sinh cảm nhận có cảm xúc, sáng tạo cho 0,5 điểm. – Học sinh cảm nhận còn sơ sài, lan man cho 0,25 điểm. – Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai cho 0,0 điểm. |
1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ vai trò của vần và nhịp trong bài thơ. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Hướng dẫn chấm: – Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn cho 0,25 điểm. – Xác định sai yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn cho 0,0 điểm. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.
Hướng dẫn chấm: – Xác định đúng vấn đề cần nghị luận cho 0,25 điểm. – Xác định sai vấn đề cần nghị luận hoặc không xác định vấn đề nghị luận cho 0,0 điểm. |
0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Sau đây là một vài gợi ý:
Vần lưng: ôi – ơi, không – rông, tăm – năm, nào – vào Vần chân: đông – không, trời – người, đầm – tăm, bao – nào. Nhịp: chẵn 2/2/2, 4/4 Tác dụng: vần và nhịp làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, tạo nhạc điệu nhẹ nhàng cho bài thơ. Đồng thời, vần và nhịp giúp chủ thể trữ tình bộc lộ những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của đồng quê Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời đúng gợi ý hoặc có cách diễn đạt tương đương cho 0,5 điểm. – Học sinh trả lời đúng vần có nêu biểu hiện giống đáp án cho 0,5 điểm; không nêu biểu hiện của vần 0,25 điểm – Học sinh trả lời đúng nhịp có nêu biểu hiện giống đáp án cho 0,5 điểm; không nêu biểu hiện của nhịp 0,25 điểm – Học sinh trả lời đúng tác dụng cho 0,5 điểm (Mỗi ý 0,25 điểm). Lưu ý: Ý 1 là trọng tâm. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: …… – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Hướng dẫn chấm: – Xác định đúng yêu cầu của đoạn văn cho 0,25 điểm. – Xác định sai yêu cầu của đoạn văn cho 0,0 điểm. |
0,25 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Hãy viết một bài văn nghị luận(khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh chị với chủ đề: sự cần thiết phải biết sống có trách nhiệm. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải biết sống có trách nhiệm. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
– Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Giải thích trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm là gì? – Sự cần thiết phải sống có trách nhiệm: + Thể hiện khả năng, bản lĩnh của mỗi cá nhân. Dẫn chứng + Khẳng định vai trò, sự đóng góp của mỗi cá nhân với cuộc sống. Dẫn chứng + Tạo niềm tin, sự trân trọng với những người xung quanh là một trong những điều kiền cần để thành công. Dẫn chứng ……. – Phê phán những người sống vô trách nhiệm với bản thân và xã hội. Dẫn chứng * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân |
1,25 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
Tổng điểm | 10,0 |