Đề liên hệ Ai đã đặt tên cho dòng sông và Đây thôn Vĩ Dạ

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
 
 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 4
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Thù hận có thể khiến con người mờ mắt. Có người vì lời thề trả thù mà bất chấp cả sinh mệnh, phải trái, đúng sai. Nhưng điều đó chỉ khiến “oan oan tương báo” chẳng bao giờ dứt, hận thù sẽ chỉ nối dài bằng thù hận.
“Có thù không trả không đáng mặt anh hùng” vốn chỉ là một lý luận cực đoan, hết sức cực đoan. Kẻ anh hùng thực sự thì lấy đức báo oán, vị tha, bao dung, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, dùng ân huệ để cởi bỏ thù hận.
Nếu trong tâm mãi ôm giữ mối hận, bạn chẳng thể nào mong cầu một phút bình an, hạnh phúc. Dẫu kết liễu kẻ thù, rửa nhục báo oán được chăng nữa, liệu người ta có cảm thấy thoải mái hay lại chuốc thêm một nỗi sợ hãi khác: Sợ mình sẽ lại bị trả thù? Con người nếu chỉ biết đối đãi với nhau bằng bạo lực, hận thù, liệu thế giới này sẽ đi về đâu?
Chỉ có tha thứ, bao dung mới là cách hoá giải những mối hận. Bao dung, tha thứ kẻ thù, trước hết là tự cứu vớt chính mình. Tâm oán hận là một con quái vật. Càng nuôi dưỡng nó nhiều, rồi sẽ có một ngày nó quay lại làm hại chính chúng ta. Lòng bao dung có thể giải trừ nó, tưới mát những mảnh hồn trước đó đã khô cằn vì thù hận, và giúp bạn thăng hoa.
                                              ( Theo Văn Nhược– Đại kỷ nguyên, mang tới giá trị cuộc sống)
 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
Câu 3:  Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: Con người nếu chỉ biết đối đãi với nhau bằng bạo lực, hận thù, liệu thế giới này sẽ đi về đâu?
Câu 4:  Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Oán thù nên cởi, không nên buộc hay không ? Vì sao?
Làm văn: ( 7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến:  Tha thứ không phải là nhu nhược, mà là đặt mình ở vị thế cao hơn.
Câu 2( 5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian địa lý   (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, ngữ văn 12, tập 1). Từ đó hãy liên hệ với Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2) để thấy sự khác biệt của hai nghệ sĩ khi hướng về sông Hương xứ Huế.
 
————- HẾT ————
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ tên học sinh………………………………………….Số báo danh……………………….
 

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I
 
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI  THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 4. NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN 12
 (Đáp án gồm 4 trang)

 

                                                  Đáp án Điểm
Phần I   3,0
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị Luận 0,5
Câu 2 Văn bản đề cập đến vấn đề:  Hậu quả, tác hại của sự thù hận ; cách hóa giải hận thù ( là phải biết tha thứ và bao dung). Từ đó khuyên con người hãy sống bao dung 0,5
Câu 3 Câu văn: Con người nếu chỉ biết đối đãi với nhau bằng bạo lực, hận thù, liệu thế giới này sẽ đi về đâu?
Là 1 câu hỏi thể hiện sự xót xa của người viết  khi hình dung về vấn đề: Nếu con người sống chỉ biết đối xử với nhau bằng bạo lực, hận thù. Cuộc sống sẽ có rất nhiều mâu thuẫn xung đột, chiến tranh tang thương đổ máu chết chóc thảm thiết. Cuộc sống sẽ trở nên bế tắc, nặng nề ,chật hẹp, tình người sẽ độc ác hơn…Thế giới là tử địa.
– Là 1 câu hỏi thể hiện sự trăn trở của người viết: Cần có 1 giải pháp nào để hóa giải điều đó. Và đó chính là sự tha thứ , bao dung
0,5
 
 
 
 
 
 
0,5
Câu 4 HS có cách kiến giải riêng, miễn là hợp lý và thuyết phục.
Gợi ýĐồng tình vì nếu có oán thù mà luôn buộc chặt ( ghim mãi, giữ mãi) lúc nào cũng có suy nghĩ tiêu cực tìm mọi cách để trả thù, để hại lại người; tâm trạng không được thanh thản, lúc nào cũng day dứt….  để rồi có những hành động tiêu cực đối với người gây cho mình thù oán. Và rất có thể chuốc vạ vào thân, có khi dẫn đến cảnh gậy ông lại đập lưng ông. Nên cần cởi bỏ thù hận
1,0
Phần II   7,0
Câu 1
 

Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến:  Tha thứ không phải là nhu nhược, mà là đặt mình ở vị thế cao hơn.

 
Yêu cầu:
– HS nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề:
– Lập luận thuyết phục, có lý lẽ và dẫn chứng cụ thể
– Đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ
– Có thể trình bày theo quy nạp, diễn dịch, song hành, Tổng- phân –Hợp…
– Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu….
 
Gợi ý:  
a.Giải thích: Tha thứ là thái độ bỏ qua, không trách cứ hay trừng phạt những người đã phạm sai lầm, làm điều có lỗi với mình=>Ý kiến.”” khẳng định: Tha thứ không làm mình trở nên kém cỏi, hèn nhát, bạc nhược mà làm cho mình được tôn cao hơn. Tha thứ là phẩm chất tốt đẹp của con người.
b. Luận bàn
Tại sao lại cần có tha thứ? Con người không có ai hoàn hảo, ai cũng đã từng ít nhất một lần phạm sai lầm, gây tổn thương cho người khác. Lúc đó, ai cũng mong minh được tha thứ, được xóa tội.
Tha thứ không phải là nhu nhược mà là đặt mình ở vị thế cao hơn.Vì:
+ Việc bỏ qua lỗi lầm cho người khác không có nghĩa là mình mềm yếu, không dám có những phản ứng khi cần thiết, không hiểu, không biết chuyện gì đang xảy ra; hoặc đang dung túng tội lỗi, hoặc giả vờ như chưa hề có lỗi, để người khác lợi dụng mình, bỏ qua không có lý do chính đáng… Mà muốn cho người khác cơ hội để sửa chữa những sai sót, lỗi lầm khiếm khuyết, từ đó mà vươn lên. Giống như Vanvenargues đã nói: “Sự tha thứ khuyến dụ những tâm hồn ngoan cố, nó làm dịu những di hận và những cơn phẫn nộ, nó bảo tồn sự đoàn kết và sự an vui trong đời sống dân dã hằng ngày”.
+ Tha thứ cho người khác cũng là giúp cho cuộc sống xung quanh ta tốt đẹp hơn, mọi người hiểu nhau và yêu thương nhau góp phần tạo nên một cộng đồng đoàn kết, gắn bó bền chặt.
+ Tha thứ là tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể tha thứ. Chúng ta chỉ có thể tha thứ khi thấy được sự ăn năn, hối hận của người mắc lỗi. Tha thứ phải xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng nhân hậu, sự tha thứ không đi kèm những điều kiện ràng buộc.….
c.      c.Bài học: Tha thứ là món quà ta dành cho người khác nhưng tha thứ chính là món quà ta dành cho chính mình.
0,25
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
0,75
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
 
0,25
 
 
 
0,25
 
2 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian địa lý   (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, ngữ văn 12, tập 1). Từ đó hãy liên hệ với Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2) để thấy sự khác biệt của hai nghệ sĩ khi hướng về sông Hương xứ Huế. 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
              
0,25
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian địa lý. Liên hệ với Đây thôn Vĩ Dạ để thấy sự khác biệt của hai nghệ sĩ khi hướng về sông Hương xứ Huế.
 
0,25
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Sông Hương trong không gian địa lý.
Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn:
+Mang vẻ đẹp hoang dại, bí ẩn, dữ dội, được tác giả ví “như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, nhưng cũng có lúc lại dịu dàng, hiền lành, trữ tình như người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở;
+Vẻ đẹp của dòng sông Hương được HPNT so sánh với vẻ đẹp của người con gái Di-gan, đó là vẻ đẹp ẩn chứa cái phóng khoáng, man dại đầy hấp dẫn, khó cưỡng chế mà thực thu hút; đó là vẻ đẹp bản năng, hoang sơ.
-Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong cuộc hành trình đến với “người tình” Huế:
+Sông Hương rời nguồn và bắt đầu tìm đến với “thành phố tương lai của nó”. Rời núi Trường Sơn, sông Hương uốn chuyển mình khoe những đường cong mềm mại, dịu dàng, nữ tính: “Nhưng ngay từ đầu vừa rời khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc đột ngột uốn mình theo những đường cong mềm mại”.
+Sông Hương lúc thì có vẻ đẹp sắc màu biến ảo với sắc nước xanh, vàng, tím, in hình nền trời Tây Nam thành phố, khi thì lại mang vẻ đẹp ưu tư, thâm nghiêm, hoài cổ lặng lẽ chảy qua lăng mộ của các vua chúa, lúc lại mang vẻ đẹp mơ màng khi ngang qua Vĩ Dạ.
-Vẻ đẹp sông Hương trong lòng “người tình” Huế:
+Khi chạm mặt người tình tại cồn Dã Viên, “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ”, đường cong ấy “như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Giây phút ban đầu e lệ mà nhẹ nhàng đến thế.
+Khi trong lòng Huế, dòng sông Hương như muốn chậm khẽ, giống điệu slow nhẹ nhàng, khẽ khàng từng nhịp, “đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
-Vẻ đẹp của sông Hương khi rời xa “người tình” Huế:
+ Cuộc hội ngộ nào rồi cũng tới lúc giã biệt, “rồi như sực nhớ lại một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối”. Cái gặp lần cuối ấy nói lên bao lưu luyến của con sông dành cho người tình xứ Huế này
+Nhà văn đã ví sông Hương như nàng Kiều lưu luyến tìm Kim Trọng nói lời tạm biệt, “một lời thề” trước khi xuôi về biển cả.
=> Bằng những nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa rất phong phú, độc đáo. Câu văn gợi hình, gợi cảm, lối hành văn hương nội, mê đắm, tài hoa được viết bởi một ngòi bút đậm chất thơ: ngôn ngữ (nhiều tính từ), hình ảnh, giọng điệu… Vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực.=> Vẻ đẹp của sông Hương trong không gian địa lý được kiến tạo mang đậm dáu ấn cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là cái tôi giàu cảm xúc, cái tôi trí tuệ và uyên bác, cái tôi tài hoa tinh tế lãng mạn , giàu trí tưởng tượng.
Qua lăng kính t/y của HPNT, ta thấy thủy trình sông Hương là hành trình tìm kiếm có ý thức với người yêu nơi miền tình cố đô nổi bật ở vẻ đa tình, quyến rũ.
3.3. Nét khác biệt của HPNT và HMT khi hướng đến sông Hương
– Cả 2 tác giả cùng làm nổi bậtvẻ đẹp và thơ của sông Hương xứ Huế, vừa thể hiện tài –tâm của người nghệ sĩ với con người-Đất nước-quê hương.
– Song dù cùng hướng về 1 đối tượng nhưng 2 nghệ sĩ đã thể hiện sự khác biệt tạo nên tính hấp dẫn riêng:
+ Nếu như ĐTVD- HMT hướng về sông Hương xứ Huế với những mảng kí ức của những vẻ đẹp lung linh huyền ảo, nằm ngoài tầm với, vụt khỏi tầm tay để giãi bày tâm trạng đau đáu mặc cảm chia lìa, xót xa trước mối tình đơn phương. Từ đó bộc lộ niềm khát sống, khát yêu của 1 con người đang cầm tấm vé tàu để ngày mai đi vào cõi chết nhưng vẫn níu đời, tiếc đời. Sông Hương xứ Huế chỉ là cái cớ để thi nhân bộc lộ tâm trạng. Thì HPNT hướng về sông Hương xứ Huế để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo, phong phú , đa dạngdầy biến ảo và vô cùng quyến rũ của sông Hương. Qưua đó người đọc thấy được vẻ đẹp con người Huế trong chiều sâu văn hóa và lịch sử cùng tình yêu sự gắn bó máu thịt của tác giả với sông Hương xứ Huế quê mình.
+ Nếu như ĐTVD, HMT dùng thơ để bộc lộ cảm xúc tâm trạng với những vần thơ tài hoa thì hình tượng sông Hương trong không gian địa lý ở Ai đã đặt tên cho dòng sông, HPNT đã dùng thể loại bút ký thiên về thể hiện sự vật khách quan bằng những trang văn có sự kết hợp giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, huy động vốn kiến thức phong phú, nhiều mặt nhưng cũng đậm chất thơđể làm nổi bật sông Hương và con người Huế.
 
 
 
0,5
2,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
 0,25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)
 0,25

Lưu ý:

  • Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

     –   Đây là đáp án mở, nhất là câu 2, phần II. Giám khảo linh hoạt khi chấm bài. Thưởng điểm cho bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *