Đề kiểm tra về bài Mưa Xuân Nguyễn Bính chương trình SGK mới

ĐỀ VỀ THƠ LỚP 10

 I.ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

                                                MƯA XUÂN

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

Lòng thấy giăng tơ một mối tình.

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem

Em xin phép mẹ, vội vàng đi

Mẹ bảo em về kể mẹ nghe

Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách đó một thôi đê.

 

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm

Em mải tìm anh chả thiết xem

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

 

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng!

 

Mình em lầm lụi trên đường về

Có ngắn gì đâu một dải đê!

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya…

(Nguyễn Bính – Thơ tình Nguyễn Bính, NXB Văn hoá – Thông tin, 2000)

     

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Nhân vật trữ tình xuất hiện trong đoạn trích là ai? Nhân vật trữ tình xuất hiện dưới dạng thức nào?

Câu 3: Bài thơ được gợi cảm hứng từ đâu?

Câu 4: Theo tác giả vì sao nhân vật trữ tình lại đến Hội chèo thôn Đoài?

Câu 5: Đoạn trích đã thể hiện diễn biến tâm trạng của cô gái trong đêm xuân đi xem hội như thế nào?

Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “Lòng trẻ còn như cây lụa trắng.”

Câu 7: Những yếu tố nào trong bài thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính?

Câu 8: Từ đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì mối quan hệ giữa mùa xuân và tuổi trẻ? (Trình bày khoảng 5-7 dòng).

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ Mưa xuân (Nguyễn Bính).

 

Hướng dẫn chi tiết  

I.ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn

Câu 2. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong đoạn trích là cô gái. Nhân vật trữ tình xuất hiện dưới trực tiếp qua đại từ nhân xưng “em”

Câu 3. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương, dang dở của cô gái.

Câu 4. Nhân vật trữ tình đến Hội chèo thôn Đoài vì lời hẹn “năm tao bảy tuyết” của nhân vật “anh”

Câu 5. Đoạn trích đã làm nổi bật tâm trạng phức tạp của cô gái trong đêm xuân đi xem hội:

– Hồi hộp, hi vọng, háo hức trên đường đi xem hội để gặp người mình yêu thương.

– Khắc khoải trông ngóng, kiếm tìm, chờ đợi trong buổi xem hát.

– Buồn tủi, thất vọng, cô đơn khi không được đáp lại tình cảm, cuộc hẹn không thành.

Câu 6.

– Biện pháp nghệ thuật so sánh “Lòng trẻ với cây lụa trắng

– Tác dụng:

+ Làm nổi bật vẻ đẹp thuần khiết, trong trắng của cô gái thơ ngây.

+ Trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp tâm hồn của cô gái.

+ Làm câu thơ hấp dẫn, sinh động, gợi hình gợi cảm.

Câu 7: Những yếu tố thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính:

Nội dung: Tâm trạng tương tư- đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca.

-Nghệ thuật: thể thơ 7 chữ, địa danh, thành ngữ, giọng điệu tâm tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao…

Câu 8: Từ đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì mối quan hệ giữa mùa xuân và tuổi trẻ? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)

– Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời con người, là khảng thời gian quý giá nhất để con người thực hiện hoài bão ước mơ, khát vọng.

– Hãy biết trân trọng mùa xuân, biết tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

– Hãy trân trọng tuổi trẻ, biết tận dụng thời gian tươi đẹp trong cuộc đời để thực hiện ước mơ, hoài bão.

– Cần biết gìn giữ những tình cảm đẹp, biết học tập và cống hiến để cùng phát triển, điểm tô những mùa xuân tươi đẹp của đất nước.

  1. LÀM VĂN (Đảm bảo các luận điểm cơ bản dưới đây)

Dàn ý

  1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

Nguyễn Bính là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám. Giữa những giọng điệu mới lạ, thơ Nguyễn Bính vẫn giữ được âm hưởng gần gũi với ca dao dân ca, giản dị hồn nhiên mà ngọt ngào, thắm thiết. Bài thơ Mưa xuân in trong tập Lỡ bước sang ngang, xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Mưa xuân được xem như một sáng tác đầu tiên trong quá trình sáng tác của ông. Bài thơ là tâm tư, là nỗi lòng thầm lặng của cô gái quê khi phải lòng một chàng trai quê. Một câu chuyện tình nơi thôn quê, chân thành và sâu sắc.

  1. Thân bài: Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ:

* Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

(Chủ đề, mạch cảm xúc, hình ảnh, điểm nhìn…)

– Nhân vật trữ tình: Nguyễn Binh đã nhập vai một cô gái thôn quê để kể về lần lỗi hẹn đầu tiên với một chàng trai trong hội chèo làng Đặng.

– Cảm xúc chủ đạo: Bài thơ là nỗi tủi phận, tủi duyên, là nỗi lỡ làng của cô gái dưới đêm mưa. Những hạt mưa đầu xuân, những cảm xúc luyến ái đầu lòng, những mơ mộng chớm hé về cuộc hò hẹn đầu đời đã gặp sự phụ phàng đầu tiên… lại chính là ngọn nguồn sầu tủi của cô gái.

* Phân tích đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của các phương diện ngôn từ.

– Sự phát triển của hình tượng chính

+ Bài thơ như một câu chuyện kể về cái lần lỗi hẹn đầu đời của một cô gái chân quê. Chuyện xảy ra ở một làng Đặng nào đó nơi xứ Bắc. Cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đêm hát chèo của làng. Cô đã xốn xang chờ đợi, bươn bả đến nơi hẹn, đã hồi hộp bồn chồn ngóng tìm … Nhưng cuối cùng chàng trai kia quên mất lời hẹn. Cô gái một mình trở về dưới đêm mưa trong nỗi sầu tủi cực lòng. … Đó là cốt truyện, làm nên cấu trúc tự sự cho thi phẩm. Cái khéo của Nguyễn Bính là nhập vai cô gái kia để câu chuyện thành tự truyện. và cũng vì thế mà lời tự sự, tự kể kia có cơ hội thấm đẫm màu sắc tự tình, tự vãn một cách tự nhiên.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh người con gái ấy:

“Em là cô gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ con như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.”

Người con gái ấy sống bên mẹ mình bằng nghề dệt vải, hình ảnh một người con gái dịu dành tóc rủ bên thềm ngồi miệt mài trước khung cửi, cô gái ấy như “cây lụa trắng” tức là vẫn rất tho mộng,chớm tuổi xuân đến. “Chưa bán chợ làng xa” tức là cô vẫn chưa được gả đi. Ngay câu đầu vẻ đẹp của người con gái đã được hiện lên một cách tự nhiên với câu thơ của tác giả.

Rồi người con gái ấy, thì ra cũng đang mang trong mình một mối tình thầm kín với chàng trai làng bên. Mùa xuân đến, hội hè bắt đầu, cũng là cơ hội tốt để hai người được gặp nhau…

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

…………………………………………

Có lẽ là em nghĩ đến anh”.

+ Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình:

+/ Tâm trạng vui, háo hức, phấn chấn, chờ mong: Cô gái ra đi xem hội chèo với một niềm tin yêu phấn chấn đầy hăm hở:

“Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một thôi đê”.

“Thôi” cũng như “hồi” là đơn vị chỉ thời gian ngắn, cách nói của dân quê. “Thôi đê” trong câu thơ Nguyễn Bính chỉ một đoạn đê ngắn, con đường đi tới thôn Đoài. Đến thôn Đoài để nghe hát chèo và cái chính để tìm gặp người yêu. Con đường ấy có gì xa cách, đâu phải là “đầu sông – cuối sông”, mà chỉ có một “thôi đê” ngắn ngủi.

+/Tâm trạng buồn tủi, sầu thương:

Bài thơ bắt đầu là tâm trạng “xăm xăm băng nẻo”, “đánh đường tìm hoa” của cô gái. Phần sau là tâm trạng tủi phận, tủi duyên. Phần đầu đầy ánh sáng và hơi ấm, phần sau đầy lạnh lùng và tối tăm.

– Hội chèo thôn Đoài đối với mọi người càng đông càng vui bao nhiêu, thì trái lại, với “em” lại càng buồn tủi bấy nhiêu. Cô gái nhẹ trách người yêu lỗi hẹn. Khi đi xem hội, thiếu nữ vội vàng, hăm hở với bao hi vọng thì giờ đây tâm trạng cô như chùng xuống, thất vọng, buồn tủi đáng thương:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!.

Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng “chờ mãi” như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ “nhỡ nhàng!” trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự “nhỡ nhàng” tình duyên cả một thời son trẻ: “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”. Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào!

– Tính độc đáo của các phương diện ngôn từ: \

+ Bài thơ đậm chất dân gian trước hết bởi thế giới ngôn từ tái hiện rõ nét khung cảnh thôn quê.

+ Nhiều câu thơ tác giả nhập thân vào nhân vật, nên ngôn ngữ thể hiện rõ nét những cug bậc tâm trạng cô gái, bài thư như lời tự tình của cô gái vậy.

* Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

– Đề tài, chủ đề:

Cũng là đề tài tình yêu, cụ thể hơn là lỗi hẹn, lỡ hẹn nhưng “Mưa xuân” mang đến những ấn tượng độc đáo, khó phai. “Mưa xuân” là nỗi buồn lỡ hẹn trong mối tình đầu của cô gái quê ngày xưa. Mỗi câu thơ là một tiếng lòng. Có bâng khuâng, hăm hở. Có xao xuyến đợi chờ.

– Nghệ thuật:

+ Không gian nghệ thuật dân dã thân thuộc, bình dị, mến thương để diễn tả những rung động vui buồn, xôn xao trong tâm hồn thiếu nữ giữa những ngày hội xuân, những ngày khao khát yêu thương.

+ Nét đặc sắc và độc đáo của bài thơ Mưa xuân là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Năm lần Nguyễn Bính nói đến mưa xuân, nhưng mỗi lần một vẻ, mang sắc thái biểu cảm vui, buồn khác nhau theo mạch thời gian và tâm trạng.

+ Ngôn từ sáng tạo và tinh luyện, đậm đà màu sắc đồng quê: thoi xinh / thoi ngà; khung cửi/ giường cửi; thôi đê / dải đê; Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn; Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy / Hoa xoan đã nát dưới chân giày; v.v…

  1. Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

–  Giá trị nhân bản của bài thơ “Mưa xuân” là niềm hi vọng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được san sẻ mà thi sĩ Nguyễn Bính gieo vào lòng ta.

– Bài thơ tiêu biểu cho những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Cùng với các bài thơ khác, “Mưa xuân” đã thổi vào thơ mới cái “Hồn quê” thật đáng yêu, đáng nhớ !

Bài viết tham khảo

Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, trong bài thơ “ Nghĩ lại về Pautopxki”, nhà thơ Bằng Việt có viết: “ Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ/ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Quả thật, có những tác phẩm văn học ra đời rồi chìm vào lãng quên ngay sau đó trong cái ồn ào, náo nhiệt của buổi chợ văn chương nhưng lại có tác phẩm “suốt đời đi vẫn nhớ” in dấu, chạm khắc trong tâm khảm mỗi người đọc. Những tác phẩm ấy đã  vượt qua sự băng hoại của thời gian để trở thành “bài ca đi cùng năm tháng”. Một trong số đó phải kể tới bài thơ “Mưa xuân” của Nguyễn Bính.  Bài thơ Mưa xuân in trong tập Lỡ bước sang ngang (1940). Mưa xuân được xem như một sáng tác đầu tiên trong quá trình sáng tác của ông. Bài thơ là tâm tư, là nỗi lòng thầm lặng của cô gái quê khi phải lòng một chàng trai quê. Một câu chuyện tình nơi thôn quê, chân thành và sâu sắc.

Nguyễn Bính đã nhập vai một cô gái thôn quê để kể về lần lỗi hẹn đầu tiên với một chàng trai trong hội chèo làng Đặng. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi tủi phận, tủi duyên, là nỗi lỡ làng của cô gái dưới đêm mưa. Những hạt mưa đầu xuân, những cảm xúc luyến ái đầu lòng, những mơ mộng chớm hé về cuộc hò hẹn đầu đời đã gặp sự phụ phàng đầu tiên… lại chính là ngọn nguồn sầu tủi của cô gái.

Bài thơ như một câu chuyện kể về cái lần lỗi hẹn đầu đời của một cô gái chân quê. Chuyện xảy ra ở một làng Đặng nào đó nơi xứ Bắc. Cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đêm hát chèo của làng. Cô đã xốn xang chờ đợi, bươn bả đến nơi hẹn, đã hồi hộp bồn chồn ngóng tìm … Nhưng cuối cùng chàng trai kia quên mất lời hẹn. Cô gái một mình trở về dưới đêm mưa trong nỗi sầu tủi cực lòng. … Đó là cốt truyện, làm nên cấu trúc tự sự cho thi phẩm. Cái khéo của Nguyễn Bính là nhập vai cô gái kia để câu chuyện thành tự truyện. và cũng vì thế mà lời tự sự, tự kể kia có cơ hội thấm đẫm màu sắc tự tình, tự vãn một cách tự nhiên.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh người con gái ấy:

“Em là cô gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ con như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.”

Người con gái ấy sống bên mẹ mình bằng nghề dệt vải, hình ảnh một người con gái dịu dành tóc rủ bên thềm ngồi miệt mài trước khung cửi, cô gái ấy như “cây lụa trắng” tức là vẫn rất tho mộng,chớm tuổi xuân đến. “Chưa bán chợ làng xa” tức là cô vẫn chưa được gả đi. Ngay câu đầu vẻ đẹp của người con gái đã được hiện lên một cách tự nhiên với câu thơ của tác giả.

Rồi người con gái ấy, thì ra cũng đang mang trong mình một mối tình thầm kín với chàng trai làng bên. Mùa xuân đến, hội hè bắt đầu, cũng là cơ hội tốt để hai người được gặp nhau…

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

…………………………………………

Có lẽ là em nghĩ đến anh”.

Diễn biến tâm trạng của cô gái được bắt đầu với tâm trạng vui, háo hức, phấn chấn, chờ mong. Cô gái ra đi xem hội chèo với một niềm tin yêu phấn chấn đầy hăm hở:

“Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một thôi đê”.

“Thôi” cũng như “hồi” là đơn vị chỉ thời gian ngắn, cách nói của dân quê. “Thôi đê” trong câu thơ Nguyễn Bính chỉ một đoạn đê ngắn, con đường đi tới thôn Đoài. Đến thôn Đoài để nghe hát chèo và cái chính để tìm gặp người yêu. Con đường ấy có gì xa cách, đâu phải là “đầu sông – cuối sông”, mà chỉ có một “thôi đê” ngắn ngủi.

Từ tâm trạng vui, háo hức, phấn chấn, chờ mong nhưng cô gái càng chờ chàng trai vẫn không đến, lòng cô gái buồn tủi, sầu thương

Bài thơ bắt đầu là tâm trạng “xăm xăm băng nẻo”, “đánh đường tìm hoa” của cô gái. Phần sau là tâm trạng tủi phận, tủi duyên. Phần đầu đầy ánh sáng và hơi ấm, phần sau đầy lạnh lùng và tối tăm.

Hội chèo thôn Đoài đối với mọi người càng đông càng vui bao nhiêu, thì trái lại, với “em” lại càng buồn tủi bấy nhiêu. Cô gái nhẹ trách người yêu lỗi hẹn. Khi đi xem hội, thiếu nữ vội vàng, hăm hở với bao hi vọng thì giờ đây tâm trạng cô như chùng xuống, thất vọng, buồn tủi đáng thương:

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!.

Chàng trai lỗi hẹn hay đã thay lòng đổi dạ? Phải chăng niềm thương yêu, tin cậy và chung thuỷ của thiếu nữ đã bị chàng trai bội bạc phũ phàng? Hai tiếng “chờ mãi” như một tiếng thở dài mà không thể kìm nén. “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng” là một lời than thân, nghẹn ngào, nuối tiếc. Đâu chỉ “nhỡ nhàng!” trong một đêm hội xuân. Như một dự cảm trong lòng thôn nữ về sự “nhỡ nhàng” tình duyên cả một thời son trẻ: “Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!”. Tiếng thở, lời than ấy vừa ngậm ngùi xót xa, vừa thể hiện tình yêu đối với cô gái hệ trọng biết nhường nào!

Bài thơ không chỉ ấn tượng về nội dung mà còn thể hiện tính độc đáo của các phương diện ngôn từ

Bài thơ đậm chất dân gian trước hết bởi thế giới ngôn từ tái hiện rõ nét khung cảnh thôn quê. Nhiều câu thơ tác giả nhập thân vào nhân vật, nên ngôn ngữ thể hiện rõ nét những cug bậc tâm trạng cô gái, bài thư như lời tự tình của cô gái vậy.

Không gian nghệ thuật dân dã thân thuộc, bình dị, mến thương để diễn tả những rung động vui buồn, xôn xao trong tâm hồn thiếu nữ giữa những ngày hội xuân, những ngày khao khát yêu thương.

Nét đặc sắc và độc đáo của bài thơ Mưa xuân là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Năm lần Nguyễn Bính nói đến mưa xuân, nhưng mỗi lần một vẻ, mang sắc thái biểu cảm vui, buồn khác nhau theo mạch thời gian và tâm trạng.

Ngôn từ sáng tạo và tinh luyện, đậm đà màu sắc đồng quê: thoi xinh / thoi ngà; khung cửi/ giường cửi; thôi đê / dải đê; Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn; Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy / Hoa xoan đã nát dưới chân giày; v.v…

 

Nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

Cũng là đề tài tình yêu, cụ thể hơn là lỗi hẹn, lỡ hẹn nhưng “Mưa xuân” mang đến những ấn tượng độc đáo, khó phai. “Mưa xuân” là nỗi buồn lỡ hẹn trong mối tình đầu của cô gái quê ngày xưa. Mỗi câu thơ là một tiếng lòng. Có bâng khuâng, hăm hở. Có xao xuyến đợi chờ.

Có ý kiến cho rằng: “Đọc một bài thơ hay không bao giờ chúng ta đọc một lần mà bỏ xuống được”. Mưa xuân của Nguyễn Bính thực sự là bài thơ gây được ấn tượng với người đọc, ấn tượng bởi ngòi bút của nhà thơ, bởi câu chuyện mà ông xây dựng, cô gái bên khung cửi với tình yêu chân thành với chàng trai làng bên. Đặc biệt việc miêu tả cụ thể những cảm xúc của cô trong từng chặng đường tới gặp chàng trai. Đây quả thực là một bài thơ hay, tạo nên sự khác biệt của hồn thơ Nguyễn Bính. Bài thơ đã thể hiện giá trị nhân bản sâu sắc, đó là niềm khao khát về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn.

 

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *