Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
   THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                              Môn: Ngữ văn 11 – Thời gian: 90 phút
TRƯỜNG THCS-THPT BẮC SƠN                                Năm học 2017 – 2018
               TỔ NGỮ VĂN                                                             
 
 
Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Giống như Đác- uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay, đó là con người trước hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v…, vì vậy, việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp, và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra cơ sở để người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền…”
(Trích “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”- Ăng-ghen, Ngữ văn 11, trang 93, Nxb Giáo dục, 2006)

  1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0.5 điểm)
  2. Đoạn văn trên có thể xếp vào văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm)
  3. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng (1 điểm)
  4. Nêu ý nghĩa của đoạn văn. (0,5 điểm)
  5. Anh / chị hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên. (0,5 điểm)

 
Câu 2 (2 điểm) Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”
 
Câu 3 (5 điểm) Phân tích hai khổ đầu của bài thơ “Từ ấy” để thấy được niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
 
SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH                 ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN                     Môn: Ngữ văn 11 – Thời gian: 90 phút
     TỔ NGỮ VĂN                                                          Năm học: 2017– 2018

                                                          Đáp án  
Điểm
Câu 1 Câu 1 (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Giống như Đác- uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay, đó là con người trước hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v…, vì vậy, việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp, và mỗi giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra cơ sở để người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền…”
(Trích “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”- Ăng-ghen, Ngữ văn 11, trang 93, Nxb Giáo dục, 2006)
a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0.5 điểm)
b. Đoạn văn trên có thể xếp vào văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm)
c. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng (1 điểm)
d. Nêu ý nghĩa của đoạn văn. (0,5 điểm)
e. Anh / chị hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên.(0,5  điểm)
3.0 điểm
a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn: nghị luận. 0.5  điểm
b. Đoạn văn trên có thể xếp vào văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 0.5 điểm
c. Những biện pháp nghệ thuật và tác dụng:
-Biện pháp so sánh: “Giống như Đác- uyn … lịch sử loài người”: Đặt Mác bên cạnh Đác-uyn, tác giả làm nổi bật công lao to lớn của Mác: tìm ra quy luật phát triển của loài người.
-Biện pháp liệt kê, tăng tiến: “con người trước hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo”: Khẳng định việc con người cần giải quyết những nhu cầu vật chất thiết thân trước rồi mới đến nhu cầu về tinh thần.
1,0 điểm
 d. Ý nghĩa đoạn văn: Đoạn văn đã chỉ ra con đường biện chứng trong tư tưởng của Mác, nó là tiền đề cho mọi lý luận cách mạng. 0.5 điểm
e. Đặt tên: “Công lao đầu tiên của Mác” hoặc “Bí mật của mọi cuộc cách mạng” 0.5 điểm
Câu 2 Nghị luận xã hội:  Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của mình về bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”  2.0 điểm
A. Mở đoạn:
Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận
0.25 điểm
B. Thân đoạn:
  1. Giải thích:
-“Tôi đã khóc”: chỉ sự mềm yếu, đau khổ, bế tắc, đau khổ của con người
–  “Không có giày để đi”: tượng trưng cho sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất
® Con người thường có tâm trạng đau buồn trước hoàn cảnh sống nghèo khổ của bản thân
–  “Không có chân để đi giày”: chỉ nỗi bất hạnh của người khác còn nghiệt ngã hơn bội phần.
– Hàm ý của câu nói: cuộc sống còn tồn tại muôn vàn khổ đâu bất hạnh; sự thiếu thốn, nghèo khổ của bạn chẳng thấm vào đâu khi so sánh với nỗi bất hạnh về thể xác lẫn tâm hồn của nhiều người khác. Hãy nhớ mình là người còn may mắn để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, đừng tuyệt vọng mà phải biết chia sẻ nỗi đau với người khác
 
 
 
0.5 điểm
 
 
 
 
 
2.Chứng minh
Học sinh phân tích ngắn gọn bất kỳ dẫn chứng nào cho là thuyết phục nhất.
0.25 điểm
 
3. Bàn về lời tâm sự của HenLen Keller
–  Nữ sĩ khóc vì hoàn cảnh túng thiếu của mình .
–  Sau đó bà mới nhận ra mình còn may mắn hơn nhiều người khác.
–  Thiếu thốn về vật chất ( nghèo khổ ) không đau khổ bằng mất mát về thể xác và tâm hồn.
+ Nếu đôi giày là ước mơ của bạn thì đôi chân là ước mơ của người khác. Vì vậy phải biết hài lòng với những gì mình đang có và phải biết chia sẻ trước nỗi đau bất hạnh của người khác ( lấy dẫn chứng từ thực tế để minh họa )
0.5 điểm
 
C. Kết đoạn:
Bài học rút ra từ cuộc sống: không bi quan, chán nản trước nghèo khó mà phải biết rèn luyện, phấn đấu để vươn lên, đồng thời phải biết chia sẻ trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác.
Liên hệ bản thân
0.5 điểm
Lưu ý Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo đủ các thao tác và phải thể hiện rõ quan điểm đối với vấn đề
 
 
Câu 3 NLVH: Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu 5.0 điểm
A. Mở bài: giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm, đưa yêu cầu đề vào.
 
0.5 điểm
B. Thân bài:
1. Phân tích khổ 1: Niềm vui sướng của nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng Đảng
Cần làm rõ một số từ ngữ và hình ảnh:
–         Từ ấy: Mốc thời gian quan trong trong cuộc đời cách mạng và cuộc đời htơ của Tố Hữu
–         Hình ảnh:
+Ẩn dụ “nắng hạ” + “mặt trời chân lí”
–         Từ ngữ:
+Bừng
+Chói
àSức mạnh diệu kì của lí tưởng Đảng
–         Hình ảnh:
+Vườn hoa lá
+Đậm hương, rộn tiếng chim
è Lí tưởng Đảng biến đổi tâm hồn nhà thơ.
2. Phân tích khổ 2: Nhận thức về lẽ sống mới
Phân tích một số từ ngữ để làm rõ nhận định trên: buộc; trang trải; hồn tôi- hồn khồ; khối đời..
è Nhà thơ hướng về cuộc đời không chỉ bằng nhận thức mà bằng tình cảm hữu ái giai cấp.
 
0,5 điểm
0,5 điểm
 
 
 
 
 
1,5điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5điểm
 
C. Kết bài:
– Khẳng định tài năng của tác giả
-Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật.
– Đưa ra bài học của bản thân thông qua thông điệp mà tác giả gởi gắm.
0.5 điểm
Lưu ý – Thí sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Khuyến khích những bài sáng tạo, thể hiện sự cảm thụ sâu sắc vấn đề.

 
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *