Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn lớp 10

 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                      KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2017 – 2018
TP HỒ CHÍ MINH                                                  MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH                                       Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Không kể thời gian giao đề)
 
 
Câu 1 (4,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Trích Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)
Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?                               (0,5 điểm)
   Câu b. Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu Tác dụng của biện pháp tu từ ấy.                                                                                                                                         (1,0 điểm)
  Câu c. Nêu ý nghĩa của văn bản trên?                                                                                (1,0 điểm)
  Câu d. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời bằng một đoạn văn  khoảng từ 12 – 15 dòng)                                    (1,5 điểm)         
      
Câu 2 (6,0 điểm):  Phân tích tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau:
 
“…Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng…”.
(Trích Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn )
 
__________ HẾT __________
 
 
Họ và tên thí sinh: …………………………………………………………………… Lớp: 10ASBD: 107………………
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                     KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2017 – 2018
TP HỒ CHÍ MINH                                                  MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH                                       Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
  
 
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM (lớp 10)

Câu Nội dung đáp án Thang điểm
 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa… thì ngày đêm mong… thật sự sung sướng .
Tác dụng: giúp cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn. Thông qua mong ước của hạt lúa tác giả đã gửi gắm bài học làm người sâu sắc, không nên ích kỉ, sống là cống hiến, vì mọi người.
1,0
Ý nghĩa của văn bản: Từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời. 1,0
Viết đoạn NLXH:
*Yêu cầu về hình thức: đảm bảo cấu trúc đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chỉnh tả
* Nội dung:.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không nên chỉ thu mình trong vỏ bọc bình yên mà phải biết vươn ra, chấp nhận thử thách, chông gai để đóng góp cho cuộc đời
– Triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động… – Sự hi sinh của hạt lúa (nát tan trong đất) lại đem đến sự hồi sinh, mang lại cho đời vô số những hạt lúa mới; từ đó liên tưởng đến sự dấn thân, chấp nhận gian khó, thử thách, dám sống và hành động vì mục đích cao cả, tốt đẹp của con người.
– Phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân. – – Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời.
– Sáng tạo: HS có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ của bản thân, văn viết trong sáng, diễn đạt mạch lạ
– Chính tả, dùng từ, đặt câu: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
1,5
   
 2 Mở bài: Giới thiệu vấn đề:
– Giới thiệu tác giả, dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”
– Giới thiệu nội dung tác phẩm Chinh Phụ Ngâm + Đoạn trích
-Giới thiệu luận đề:  Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
-Trích dẫn đoạn thơ
0,5
 
 
 
 
 
 
Thân bài:
a.Nội dung: Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ được khắc họa qua thời gian:
– Từ láy “eo óc” + bút pháp lấy động tả tĩnh khắc họa tâm trạng trống vắng của người chinh phụ (2 câu đầu).
– Nghệ thuật so sánh phóng đại + từ láy “đằng đẵng”, “dằng dặc”: Thời gian với người chinh phụ lúc này trôi qua thật chậm chạp, trải dài ra vô tận “tựa miền biển xa” (2 câu tiếp).
– Điệp từ “gượng” + liệt kê các động từ “đốt hương”, “soi gương”, “gảy đàn”: Những hành động gắng gượng, người chinh phụ cố tìm cách xóa đi nỗi ưu phiền nhưng tất cả đều vô nghĩa mà trở thành nỗi lo sợ “dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng” (4 câu cuối).
 
 
 
 
3.0
-Tâm trạng cô đơn lẻ bóng, nỗi lo lắng, phấp phỏng cho tình yêu, hạnh phúc của người chinh phụ.
-Qua đó, ta thấy được lời tố cáo tội ác chiến tranh phong kiến phi nghĩa và tiếng lòng khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa
=>Giá trị nhân đạo của tác phẩm
1,0
b. Nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng  trưng, sử dụng điển cố, điển tích; khắc họa nội tâm nhân vật; sử dụng thành công từ láy; biên pháp so sánh, phóng đại, liệt kê …  
1,0
 
 
c. Kêt bài:
– Khẳng định lại tâm trạng của người chinh phụ và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
 
 
0,5

 
 
 
HẾT
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *