Đề HSG văn lớp 11 Bàn tay em” Xuân Quỳnh,bàn luận về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học

 

 

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

PHẦN I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

          Đọc văn bản sau

BÀN TAY EM

                           Xuân Quỳnh

Gia tài em chỉ có bàn tay
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy
Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy
Quá khứ dài là mái tóc em đen

Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em
Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng
Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng
Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

 

“Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả

Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ

Hái rau rền rau rệu nấu canh.

 

Tập vá may, tết tóc một mình.

Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ

Đường tít tắp, không gian như bể

Anh chờ em cho em vịn bàn tay.

 

Trong tay anh, tay của em đây

Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ

Trời mưa lạnh tay em khép cửa

Em phơi mền vá áo cho anh.

 

Tay cắm hoa, tay để treo tranh

Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc

Năm tháng đi qua mái đầu cực nhọc

Tay em dừng trên vầng trán lo âu.

 

Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau.

Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả

Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.

 

Lấy thời gian em viết những dòng thơ

Để thấy được chúng mình không cách trở…

Bàn tay em, gia tài bé nhỏ

Em trao anh cùng với cuộc đời em”.

1976

(Xuân Quỳnh, “Bàn tay em” – “Xuân Quỳnh, thơ và đời”,

NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2002, tr83)

Câu 1 : Xác định nhân vật trữ tình của văn bản?

Câu 2: Trong văn bản, những việc bàn tay em đã làm cho thấy “em” là người như thế nào?

Câu 3: Nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong các dòng thơ:

Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ

Lấy thời gian đan thành áo mong chờ.

Lấy thời gian em viết những dòng thơ

Để thấy được chúng mình không cách trở…

Câu 4 : Chỉ ra điểm gặp gỡ trong tâm trạng của nhân vật trữ tình giữa những dòng thơ: “Đường tít tắp, không gian như bể/Anh chờ em cho em vịn bàn tay”.

Với: “Cuộc đời tuy dài thế/Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa”

(Trích: “Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 11, Bộ Cánh diều, NXB Đại học Huế, tập 1, tr15)

PHẦN II. Viết (14,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm): Từ bài thơ Bàn tay em của Xuân Quỳnh, anh/chị hãy kết nối với cuộc sống và viết đoạn văn nghị luận về vai trò của tình yêu thương.

Câu 2 (8,0 điểm): Từ hình tượng đôi bàn tay trong bài thơ “Bàn tay em” của thi sĩ Xuân Quỳnh, hãy bàn luận về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

HDC ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11

PHẦN I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu 1 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “Em”

Hướng dẫn chấm

– HS trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

– HS không trả lời được hoặc trả lời sai: 0 điểm

1,0
Câu 2 – Những việc “bàn tay em” đã làm:

+ thuở nhỏ: “đánh chắt chơi chuyền”,“hái rau rền rau rệu nấu canh”, “tập vá may, tết tóc một mình”, “rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ”

+ khi lớn lên, có anh: “khép cửa”, “phơi mền vá áo cho anh”, “cắm hoa”, “treo tranh”, “thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc”, bàn tay “dừng trên vầng trán lo âu” – “nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau”; bàn tay “biết nhớ, lấy thời gian đan thành áo mong chờ”; bàn tay “viết những dòng thơ”

– Những việc bàn tay em đã làm cho thấy “em” là người:

+ Vất vả, lam lũ, đi qua tuổi thơ thiếu thốn, bất hạnh

+ Tảo tần, chịu thương chịu khó, đảm đang, tháo vát, khéo léo chu toàn, giàu đức hi sinh

+ Luôn chi chút từng niềm vui, biết vun đắp hạnh phúc đời thường, giàu niềm tin và khát vọng.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 2,0 điểm

– Trả lời tương đương như đáp án, diễn đạt còn sơ sài: 1.5 điểm

– Chỉ trả lời việc “bàn tay em” đã làm mà không chỉ rõ “em” là người  như thế nào hoặc chỉ trả lời đặc điểm của “em” mà không nêu rõ những việc em đã làm: 1,0 điểm

– Chỉ gọi tên và nêu 01 đặc điểm của “em”: 0,5 điểm

– Chỉ chép lại nguyên văn câu thơ hoặc các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: cho tối đa 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

* Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng bản chất vấn đề vẫn cho điểm tối đa.

2,0
Câu 3 – Chỉ ra được một biện pháp tu từ:

+ Điệp cấu trúc Lấy thời gian …

+ Hoặc nhân hóa: Bàn tay em biết nhớ

+ Hoặc có thể chọn hoán dụ “bàn tay em”/“áo mong chờ” chỉ nhân vật trữ tình “em” – người phụ nữ trong tình yêu, trong gia đình…

– Hiệu quả của biện pháp tu từ

+ Làm tăng tính liên kết cho lời thơ, giúp cho lời thơ sinh động hơn, hấp dẫn hơn, giàu sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ (nhân hóa, hoán dụ, điệp cấu trúc); giọng thơ tha thiết, nhịp thơ chậm rãi; tạo tính liên kết giữa các dòng thơ (điệp cấu trúc).

+ Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung da diết; niềm mong mỏi, đợi chờ; niềm tin vững bền vào tình yêu và niềm khát khao hạnh phúc của nhân vật trữ tình;

+ Khơi gợi thông điệp biết trân quý tình yêu, có niềm tin vào hạnh phúc…

 

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 2,0 điểm

+ Nêu đầy đủ một biện pháp tu từ cho 0,5 điểm

(Nếu chỉ gọi tên, không nêu biểu hiện cho 0,25 điểm)

+ Nêu tác dụng của biện pháp tu từ cho 1,5 điểm:

    ++ Ý 1: 0,5 điểm

    ++ Ý 2: 0,5 điểm

    ++ Ý 3: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

* Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng bản chất vấn đề vẫn cho điểm tối đa.

2,0
Câu 4 – Nhân vật trữ tình trong cả hai văn bản đều mang tâm trạng dự cảm, âu lo trước cuộc đời, trước sự mong manh của tình yêu.

– Dẫu âu lo nhưng nhân vật trữ tình luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu .

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 1,0 điểm

– Trả lời được 2  ý nhưng còn chung chung: 0,75 điểm

– Trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm

Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

* Lưu ý: Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo đúng bản chất vấn đề vẫn cho điểm tối đa.

1,0

 PHẦN II. Viết (14,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm): Từ bài thơ Bàn tay em của Xuân Quỳnh, anh/chị hãy kết nối với cuộc sống và viết đoạn văn nghị luận về vai trò của tình yêu thương. 

VIẾT 6,0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về vai trò của lòng yêu thương trong cuộc sống. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý. Các ý định hướng trong bài luận:

* Giải thích yêu thương: Là quan tâm, giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người đang gặp khó khăn, hoạn nạn.

* Phân tích: Vai trò của yêu thương với cs hiện nay

–  Biểu hiện:

+  Hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh.

+ Sẵn sàng chia sẻ và cảm thông  đến mọi người xung quanh

+ Biết hi sinh quyền lợi bản thân

-Vai trò:

+ Giúp mọi ng có sức mạnh vượt qua khó khăn, trở ngại

+ Tạo động lực thúc đẩy con người làm nhiều việc tốt

+ Giúp cho mình và mọi ng có nhiều niềm vui, hp..

+ Có lòng thương yêu sẽ được mọi ng yêu quý, kính trọng

+ Thúc đẩy xh phát triển, văn minh, hòa bình…

– Mở rộng, nêu phản đề

–  Bài học nhận thức, hành động.

+  Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống

+  Liên hệ bản thân

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Lưu ý: Học sinh  chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu trong đời sống xã hội làm sáng tỏ vấn đề nghị luận

Hướng dẫn chấm:

Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục: 4.25-5.0 điểm.

– Lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng hợp lý: 3.25- 4.0 điểm

– Luận điểm chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, dẫn chứng chưa phù hợp:1.53.0 điểm.

-Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0.5-1.25 điểm.

– Không làm bài/làm lạc đề: 0 điểm.

5.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

0,25

 

Câu 2 (8,0 điểm): Từ hình tượng đôi bàn tay trong bài thơ “Bàn tay em” của thi sĩ Xuân Quỳnh, hãy bàn luận về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

2 Từ hình tượng đôi bàn tay trong bài thơ “Bàn tay em” của thi sĩ Xuân Quỳnh, hãy bàn luận về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 8,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ hình tượng đôi bàn tay trong bài thơ “Bàn tay em” của thi sĩ Xuân Quỳnh, hãy bàn luận về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

– Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:  
–  Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 0,5
–  Giải thích hình tượng nghệ thuật: 0.5 điểm

+ Trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng hình tượng là hình thức đặc thù của tư duy nghệ thuật, là sự phản ánh hiện thực trong tính toàn vẹn, sinh động, cảm tính, cụ thể theo qui luật của cái đẹp.

–  Hình tượng đôi bàn tay trong bài thơ “Bàn tay em” : 3.0 điểm

+ Hình tượng đôi bàn tay trong bài thơ xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ, đó là tứ thơ gợi lên nhiều ý nghĩa khác nhau:

. Đôi bàn tay là cửa sổ tâm hồn của người phụ nữ, thi sỹ đã chuyển tải đến người đọc nhiều thông điệp quý giá về tâm hồn người phụ nữ

. Đôi bàn tay là người vợ đối với người chồng của mình khi anh chỉ hiểu mình qua những biểu hiện bề nổi thường ngày mà không nắm bắt một thế giới nội tâm mênh mông ở bên trong khi tất cả đều hiển hiện ở một thực thể gần gũi – bàn tay. Muốn hiểu được tâm hồn người phụ nữ phải nắm bắt từ thực tế hằng ngày.

. Đó là hình ảnh biểu tượng những vất vả, lo lắng, tần tảo sớm hôm.

. Đôi bàn tay trong bài thơ mang dáng dấp một người phụ nữ lặng lẽ, giàu tình cảm và tinh tế. Không biểu đạt tình yêu của mình bằng ngôn ngữ, bằng cảm xúc của ánh mắt, chị âm thầm thể hiện tình yêu bằng những việc làm giản dị qua sự ân cần của đôi bàn tay.

–  Bàn luận về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học: 2.0 điểm

+ Hình tượng nghệ thuật đối với tác phẩm văn học:

. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học có thể là con người, là nhân vật nhưng cũng có thể là những yếu tố khác.

. Văn học nói bằng hình tượng, hình tượng nghệ thuật là khối pha lê lấp lánh làm nên giá trị tác phẩm văn học.

. Hình tượng nghệ thuật trong văn học gắn liền với thực tế đời sống và mang tính biểu tượng. Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa. Thông qua hình tượng nghệ thuật để cảm nhận những ý niệm trong tư tưởng của nhà văn và ý nghĩa của tác phẩm.

+ Hình tượng nghệ thuật đối với nhà văn: “Nhà thơ tư duy bằng hình tượng” (Biêlinxki): Hình tượng nghệ thuật là con đẻ của sự sáng tạo của nhà văn, “không trộn lẫn” của từng ngòi bút khác nhau thể hiện tài năng của nhà văn. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn mạnh mẽ của chủ quan nhà văn, bộc lộ tiếng nói riêng, phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.

+ Hình tượng nghệ thuật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống trong tâm trí của người đọc (vấn đề đồng sáng tạo từ những hình tượng nghệ thuật được gợi ra từ tác phẩm)

Hướng dẫn chấm:

–  Phân tích đầy đủ, sâu sắc:5,0-5,5  điểm.

– Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 3,75 điểm –4,75điểm.

–  Phân tích chung chung, chưa  rõ: 2 điểm – 3,5 điểm.

– Phân tích chung chung, không rõ: 1 điểm – 1,75 điểm.

 

 

 

 

5,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ văn Xuân Quỳnh; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0.5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *