Đề HSG Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó

NGỮ VĂN 10

Câu 1 (4,0 điểm)

        Nêu những cảm nhận và suy ngẫm của anh (chị) về ý kiến sau của R.Targore “Nếu bạn đóng cửa với mọi sai lầm, chân lý cũng bị bạn cho đứng ngoài cửa”

Câu 2 (6,0 điểm)

“Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. (Tố Hữu)

Bằng những hiểu biết về bài thơ đã đọc hoặc học, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về quan niệm trên.

 

_____ Hết_____

Họ và tên thí sinh: ………………………………………………. Số báo danh: ………….

F Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

 

ĐÁP ÁN KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10

 NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (4,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,… dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

  1. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề: Việc biết chấp nhận, thừa nhận sai lầm là cách tốt nhất để tìm ra chân lý trong cuộc sống. 0,5
2. Giải thích câu nói 0,5
  – Sai lầm: những thất bại, ngộ nhận, sai sót trong cuộc sống.

– Đóng cửa: Không chấp nhận, thừa nhận.

– Chân lý: Những nhận thức đúng đắn, có ý nghĩa lớn lao, quan trọng

=> Ý kiến của R.Targo muốn khẳng định về ý nghĩa của những sai lầm trong cuộc sống. Việc biết chấp nhận, thừa nhận sai lầm là cách tốt nhất để tìm ra chân lý trong cuộc sống.

0,25

 

 

 

0,25

3 Bình luận về ý kiến của R.Targo 2,5
  – Khẳng định ý kiến của R.Tagore là rất sâu sắc. vì:

+ Những chân lý trong cuộc sống thường gắn với những kiến thức phức tạp, những triết lí sâu sắc đòi hỏi một quá trình tư duy nghiền ngẫm dài nên không dễ gì để tìm ra chân lý. Việc mắc sai lầm trong quá trình đi tìm chân lí là điều khó tránh khỏi.

+ Sau mỗi lần thất bại nếu biết phân tích, tìm nguyên nhân, tìm cách khắc phục thì con người sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm quý báu để có thể thành công trong những lần sau.

+ Biết đối diện và vượt qua những sai lầm con người sẽ trở nên bản lĩnh, giàu kinh nghiệm sống. Đây là điều kiện quan trọng để có thể tìm được những chân lý có giá trị.

+ Mọi chân lý đều có tính tương đối, đến một thời điểm nảo đó sẽ trở nên lạc hậu hoặc không còn phù hợp vì vậy cần xác định tâm lí dám chấp nhận và vượt qua sai lầm thì con người mới có thể vượt qua chính mình tìm ra những chân lý mới.

(Trong quá trình bình luận học sinh cần đưa ra các dẫn chứng xác đáng, phù hợp để chứng minh).

– Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

4. Rút ra bài học nhận thức và hành động 0,5
  – Bài học về nhận thức: cần nhận thức được sai lầm, ngộ nhận là điều bình thường trong cuộc sống. Mắc sai lầm không có gì đáng xấu hổ mà điều quan trọng là cần rút kinh nghiệm để thành công. Mỗi người cần xác định tâm lý vững vàng để dám chấp nhận và vượt qua sai lầm của bản thân tránh rơi và tâm lí bi quan, hụt hẫng, sợ đối mặt với sai lầm.

– Bài học về hành động: Sau mỗi lần mắc sai lầm cần nghiền ngẫm, phân tích để xem mắc sai lầm ở đâu và tìm cách khắc phục. Cần mạnh mẽ và bản lĩnh để vượt qua sai lầm.

Phần liên hệ bản thân: khuyến khích những cảm xúc chân thành, những câu chuyện cảm động của bản thân học sinh

 

Lưu ý: thí sinh có thể có những cách lý giải, triển khai vấn đề khác đáp án nhưng hợp lý vẫn được ghi nhận.

Câu 2 (6,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

– Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  1. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ. 0,5
2. Giải thích nhận định 1,0
  – “Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm.

– “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc.

– “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ.

=> Quan niệm của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ.

0,5

 

 

0,25

 

 

0,25

3. Lí giải nhận định 1,5
  – Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc, rung động, những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ.

– Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc.

-Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm.

 

 

5. Chứng minh nhận định qua một tác phẩm văn học 2,5
  – Học sinh có thể đưa một tác phẩm thơ đã học để chứng minh.

– Học sinh trong quá trình phân tích phải làm nổi bật tiếng nói tình cảm, nội dung cảm xúc được thể hiện trong thơ.

 
6. Đánh giá, mở rộng:          0,5
  – Ý  nghĩa của câu nói đối với người làm thơ?

– Ý nghĩa của câu nói đối với người đọc thơ?

-Thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng tình cảm song để có thơ hay,  người làm thơ bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc, công phu trong lao động nghệ thuật. Đây là hai yếu tố không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca.

 

 

………………. Hết ………………..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *