Đề HSG Nếu bạn chinh phục được chính mình, bạn có thể chinh phục được cả thế giới

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

“Nếu bạn chinh phục được chính mình, bạn có thể chinh phục được cả thế giới.” (Trích “Nhà giả kim”)

Trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

 

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Đọc bài thơ hai-ku của Basho (Nhật Bản):

Tiếng vượn hú não nề

hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ? gió mùa thu tái tê.

Từ đó, anh/ chị cho rằng tố chất quan trọng nhất của nhà văn là gì? Qua truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, anh/ chị hãy làm sáng tỏ một tố chất quan trọng đó.

ĐÁP ÁN 

Câu 1.

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
    Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 7,0
2.1 Giải thích 1,5
  Chinh phục: là một hành động thể hiện sức mạnh và sự quyết m để tác động đến đối phương đạt được mục đích kỳ vọng mà ông hề hề dễ dàng.

Nếu bạn chinh phục được chính mình: Vượt qua vùng an toàn là làm chủ chính mình, thay đổi và phát triển bản thân để từ đó hướng đến phiên bản hoàn hảo hơn.

Bạn có thể chinh phục được cả thế giới: thay đổi được thế giới, khám phá kho tàng bao la của nhân loại.

 

1,0

  => Thể hiện quan niệm: muốn khai mở, chiếm lĩnh được mục đích, khát vọng lớn thì trước hết phải nhìn nhận mình để hoàn thiện và phát triển bản thân mình. 0,5
2.2 Bàn luận 4,0
a Tại sao tác giả lại nói nếu chinh phục được bản thân mình thì bạn sẽ chinh phục được cả thế giới?

Xét theo góc độ thực tế cuộc sống, để có thể làm việc lớn mình cần làm từ việc nhỏ nhất, dễ nhất trước tiên. Đó là đòn bẩy giúp mình bật xa hơn, hướng đến mục tiêu lớn một cách dễ dàng, hiệu quả. Tại nhận định này, tác giả muốn gửi gắm rằng chỉ khi mình đủ nỗ lực để thay đổi chính bản thân mình – điều nhỏ nhất thì mình hãy nghĩ về việc thay đổi thế giới – điều vĩ đại, lớn lao nhất.

Chinh phục được bản thân là một quá trình đầy chông gai cần nhiều thời gian bởi nó đòi hỏi sự nhẫn nại, nỗ lực, kiên trì để dần hướng đến điều tích cực (ví dụ: từ bỏ thói quen xấu như trì hoãn,…), biết vì ước mơ được vạch ra mà phấn đấu mỗi ngày, luôn theo lý tưởng sống của mình.

Quá trình đấu tranh ấy là đòn bẩy hướng mình lên cao hơn,

giúp mình đủ sức mạnh, quyền năng để gặt hái bất kể đỉnh cao nào của cuộc sống thậm chí là chinh phục vẻ đẹp của thế giới.

2,0

 

    (Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)  
b Làm gì để có thể chinh phục được bản thân mình ?

Mỗi người cần không ngừng nỗ lực, thay đổi và hoàn thiện ính bả bản thân mình để trở nên tốt đẹp hơn, để có thể trở thành iên bả bản tốt nhất của chính mình. Phải biết sống hết mình, át huy tối tối đa khả năng của chính mình trước mọi nghịch cảnh a cuộc s sống.

Là một người trẻ bản thân cần có ý thức phát triển bản thân mình sao cho không bị đi lùi với bước tiến nhảy vọt của thời hiện đại ngày nay – cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0, luôn tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới lạ, mở rộng lòng mình để chiếm lĩnh vẻ đẹp của thế giới ngoài kia dẫu có đầy rẫy thách thức.

 

(Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)

2,0
  2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  Để có thể chinh phục được thế giới thì chinh phục chính mình thôi là chưa đủ mà phải nghĩ đến nhiều mặt khác: tính khả thi, điều kiện vật chất, tinh thần và suy xét xem mục đích ấy thật sự chính đáng chưa hay chỉ là mơ mộng hão huyền.

Cất lên tiếng nói không đồng tình với sự tự ti, rụt rè, sợ hãi, không dám vượt qua bản ngã của mình để dám mơ lớn, hướng về mục đích vĩ đại hơn.

Bên cạnh đó, với guồng quay áp lực của cuộc sống hiện đại nhiều người trẻ mất niềm tin vào chính mình. Như thế, ý kiến là một lời động viên, khích lệ để họ dám vượt qua rào cản và dám “thay đổi thế giới”.

 
Tổng điểm câu 1 8,0

 Câu 2.

 

 

2

1 Hình thức, kĩ năng 1,0
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học. 0,5
Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
2 Nội dung 11,0
2.1 Giải thích 2,0
  *Tóm tắt một số ý từ bài thơ hai-ku của Basho (Nhật Bản):

Tiếng vượn hú não nề

 

 

    hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ? gió mùa thu tái tê.

+ Bài thơ được cảm nhận bắt đầu từ giác quan thính giác. Tai nghe tiếng vượn hú rồi nhà thơ liên tưởng đến một điều có tính chất bức thiết trong cuộc sống con người (hay tiếng trẻ bị bỏ rơi). Đây không phải là sự chuyển đổi giữa nghe và nghĩ mà là một sự chuyển động giữa động và tĩnh: âm thanh bên ngoài, tiếng lòng sâu lắng của nhà thơ.

+ Hai chi tiết tiếng vượn hú tiếng trẻ bị bỏ rơi giữa cơn gió mùa thu tạo cho người đọc cảm nhận được một bức tranh trong bài thơ vừa thật vừa ảo. Cái ảo là khoảng âm thanh không rõ ràng trong nhất thời, cái thực là chính là tiếng lòng của con người với thời cuộc nhân sinh tồn tại vĩnh hằng trong cuộc đời vốn có nhiều điều chưa nói hết. Bài thơ giản dị trong sáng nhưng ý nghiã tư tưởng lại vượt ra ngoài lớp vỏ ngôn từ chật hẹp gò bó khô khan.

*Liên hệ đến một tố chất quan trọng của nhà văn: Tấm lòng nhân đạo, hướng về những vấn đề nhân sinh nhất thuộc về con người.

 
2.2 Bàn luận 2,5
  Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan ( hiện thực đời sống ) và chủ quan ( tình cảm người viết ).

+ Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Điều thu hút độc giả chính là sự chân thật. Sự chân thật ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc đời họ mà thôi.

+ Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm máu” người nghệ sĩ.

– Khi bàn về văn học M. Goor – ki nói “văn học là nhân học” như một chân lý về nghệ thuật. Sê-khop khẳng định “nhà văn nhân đạo là nhà văn từ trong cốt tủy”, đó là yêu cầu cần có của một nhà văn, yếu tố căn cốt của một người cầm bút. Sê khop coi tình cảm phải có chiều sâu.

+ Trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân đạo. Một nghệ sĩ chân chính nhất thiết phải là một nhà nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ.

+ Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy, và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa của cái nền tảng nhân đạo ấy.

– Vấn đề đặt ra là tại sao Tâm lại được xem là gốc của văn, lòng nhân

 

 

    đạo lại là nền tảng của sáng tạo? Một người có tình thương mở rộng giới hạn sống cho con người. Nó giúp con người có thể đồng cảm được với những nông nỗi của người khác, chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ, được – mất, thành – bại… với người khác.

– Vậy là nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ có thể sống nhiều cuộc

đời. Nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ thấy được thực chất văn là đời – văn chương là tiếng đời.

 
2.3 Chứng minh 4,5
  Thí sinh chọn được dẫn chứng phù hợp; kết hợp với kiến thức lí luận và tác phẩm thơ để làm rõ các luận điểm sau:

*Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng trỗi dậy ở họ. “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau năm 1975.

-Truyện “Vợ nhặt” có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Thông qua tình huống “nhặt vợ” tác giả đã cho ta thấy nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói năm 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao ở họ.

-Nhà văn bộc lộ niềm xót xa đối với cuộc sống thê thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945.

-Thể hiện ý thức bám lấy sự sống của con người (3 nhân vật).

*Nhà văn đã thể hiện ở lòng tin sâu sắc vào sự đổi đời, vào lòng nhân hậu của con người.

=>Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nét mới mẻ, làm nên chiều sâu trong sáng tác của Kim Lân.

 
2.4 Mở rộng, bài học 2,0
  Với nhà văn: “Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá trị. Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi” (Thạch Lam), nhà văn không chỉ thành thực với chính mình mà còn phải thành thực với cuộc đời, sống sâu sắc với cuộc đời, hiểu người để mỗi trang văn là một thân phận người được chưng cất thành lời.

-Với người đọc: hiểu được trái tim người nghệ sĩ, thấu hiểu những lẽ đời mà nhà văn thể hiện nhưng cao hơn là thấu hiểu tấm lòng của người nghệ sĩ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *