Đề HSG chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Khi chiều giăng lưới

Đề ôn luyện HSG lớp 11

Câu 1 (8,0 điểm). Nghị luận xã hội

Hãy là chính bản thân bạn bởi vì cuộc sống quá ngắn để là một ai khác” đây là một câu nói cực kỳ hay của bộ phim Step Up 2: The Streets – Vũ điệu.

Viết một bài luận khoảng 600 chữ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2 (12,0 điểm). Nghị luận văn học

Viết một bài luận (khoảng 600 chữ) đánh giá nội dung, chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Khi chiều giăng lưới” (Xuân Diệu):

Nguồn: Xuân Diệu, Gửi hương cho gió, NXB Hội nhà văn, 1992

Từ đó anh/chị hãy rút ra bài học lý luận về thi ảnh/ hình ảnh trong thơ.

ĐÁP ÁN 

CÂU 1.

CÂU Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM
    Hình thức, kĩ năng 1,0
  1 Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội. 0,5
    Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn. 0,5
  2 Nội dung 7,0
  2.1 Giải thích 1,5
1   –  chính bản thân bạn: sống thật với bản thân, sống là chính mình.

–  cuộc sống quá ngắn ngủi: lời chiêm nghiệm, nhận định về cuộc sống.

1,0
  là một ai khác: sống không thật với bản thân, là bản sao của người  
  khác.  
  => Hãy là chính bản thân bạn bởi vì cuộc sống quá ngắn để là một ai 0,5
  khác: thể hiện thông điệp nhắn nhủ về lối sống là chính mình, mỗi người  
  hãy sống thật với bản thân thay vì là một bản sao của người khác.  
  2.2 Bàn luận 4,0
  a. * Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta hãy sống là chính mình thay vì “là một ai khác”?

–   Mỗi người sinh ra đều đã là một bản thể có nét cá tính, đặc điểm riêng không ai giống ai và đều có những giá trị riêng mà không một ai có thể thay thế được.

–  Sống thật là chính mình là một lối sống tích cực, cần thiết trong thời đại bão hòa như hiện nay khi mà phẫu thuật thẩm mỹ trở nên phổ biến hơn, khi các trang mạng xã hội khiến con người ta trở nên đắm chìm mù quáng và hiện tượng không xa lạ: “sống ảo” trong thế giới thực.

–  Sống là chính mình sẽ giúp con người trở nên tự tin, cảm thấy thoải mái hơn thay vì gò ép, khuôn phạm bản thân mình để năng lực bản thân có thể phát huy tối đa.

–  Đôi khi, chỉ cần sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời này cũng đã mang lại niềm tin, sự sống, niềm hạnh phúc cho người khác.

(Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)

*Tại sao tác giả lại cho rằng cuộc sống quá ngắn ngủi để ta là một ai khác?

–   Sinh, lão, bệnh tử, mỗi chúng ta khi sinh ra đều tuân theo quy luật ấy của tạo hóa. Sự sống ngay từ khi bắt đầu đã tiềm tàng sự kết thúc. Đời người dù dài bao nhiêu, mấy mươi năm hay trăm năm thì sẽ đến lúc sự sống khép lại.

–   Bản thân mỗi người cũng cần sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Vì vậy sống cho cuộc đời mình mới làm cho cuộc đời trở nên ý nghĩa.

2,0
   

 

 

 

 

 

b.

 

 

 

 

 

 

1,0

  c. * Làm gì để sống là chính mình thay vì là bản sao của một ai khác? 1,0
    – Mỗi người không nên cố tạo dựng hình mẫu bề ngoài không thực với  
    chính mình, yêu bản thân mình, tập cách nói “không” với những điều mà  

 

    mình không muốn nói “có”…

– Là một người trẻ lại cần có ý thức về giá trị riêng của bản thân của mình; sẵn sàng mang đến những hành động, thái độ sống đẹp khi là chính mình, biết yêu phẩm chất độc đáo, riêng biệt của bản thân….

(Chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, thuyết phục)

 
2.3 Liên hệ, mở rộng 1,5
  –    Sống là chính mình không có nghĩa khước từ vẻ đẹp của mọi người xung quanh mình. Bản thân mỗi người phải biết học hỏi những điều tốt đẹp từ cộng đồng xung quanh để trở nên hoàn thiện, toàn diện hơn. Chúng ta hòa nhập chứ không hòa tan.

–   Những con người có mặt trên thế gian này với lối sống lừa dối chính mình, bắt chước người khác như chú tắc kè hoa, làm cho bản thân mình trở nên mờ nhạt, sống một cuộc đời vô nghĩa….là những người đáng bị lên án, phê phán và bài trừ ra khỏi xã hội.

–   Bên cạnh đó, trong thời đại bão hòa ngày nay với nhiều áp lực của cuộc sống hiện đại, cũng có nhiều người trẻ tự ti, đánh mất chính bản thân mình. Như thế, ý kiến trên chính là một lời khuyên nhủ, khích lệ để họ

dám vượt qua rào cản và dám sống với những giá trị riêng của chính mình thay vì bắt chước, là bản sao của người khác.

 

Câu 2.

    LÀM VĂN 12,0
    a.Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; Thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; Kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

0,25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5
c.Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 
A.Mở bài:

-Lời dẫn: Octaviopaz – tác giả đã từng đoạt giải Nobel văn chương coi “cái cô đơn là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người” và nhấn mạnh “Con người là sinh vật duy nhất cảm thấy mình đơn côi”. Bài thơ “Khi chiều giăng lưới” của Xuân Diệu đã thể hiện nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ nói riêng, của những cái tôi Thơ mới trước Cách mạng nói chung.

-Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+Tác giả (2 thông tin): Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”(Hoài Thanh). Thơ Xuân Diệu có hai

cảm hứng lớn: đó là tình yêu mãnh liệt với cuộc đời và nỗi cô đơn lẻ

0,5

 

    loi.

+Tác phẩm (2 thông tin): Mang đậm âm hưởng Thơ mới: nỗi buồn. Đây là cái tôi cô đơn rất điển hình của cái tôi Thơ mới trước Cách mạng, bơ vơ không tìm thấy lối đi.

-Giới thiệu nội dung và nghệ thuật chủ đạo của bài thơ (chỉ viết mỗi phương diện 1 ý), sau đó dẫn lược bài thơ: Tâm trạng bơ vơ, lẻ loi, lạc lõng của nhà thơ qua những hình thức độc đáo:

Khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây,

Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối.

 
B.Thân bài:

1.Về phương diện nội dung, chủ đề:

4,5
a.Khổ 1: Khung cảnh chiều tà u ám, ảm đạm:

Khi chiều giăng lưới qua muôn gốc cây, Khi con chim én tìm không ra bầy,

Khi nước suối đã lờ đờ khép mắt, Khi lá lìa, mặt đất cũng buồn lây, Và trên trời mờ ảnh một làn mây;

–   Hình ảnh buổi chiều, con chim én, nước suối, lá, mặt đất, trời, mây

=> những hiện tượng tự nhiên

–  Biện pháp:

+ Nhân hóa “chiều giăng lưới”, “nước suối đã lờ đờ khép mắt”, “mặt đất cũng buồn lây”=> những hiện tượng tự nhiên ấy không hề vô tri vô giác mà như có linh hồn, cũng biết hành động, biết cảm xúc như con người.

+ Điệp từ “Khi” nhấn mạnh khung cảnh thiên nhiên buổi chiều ngày càng u ám, ảm đạm cùng cảnh vật hoang sơ.

–   Gieo vần “ây” tạo sự nhịp nhàng, ngân nga cho câu thơ, tạo sự sâu lắng đối với người đọc.

=>Nội dung của khổ thơ đầu: diễn tả khung cảnh thiên nhiên u ám, hiu quạnh, hoang vắng. Ẩn sau đó là nỗi buồn thẳm, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.

 
b.Khổ 2: Nỗi cô đơn, lạc lõng toát lên từ cảnh vật: Khi rừng vắng bơ vơ trong gió rộng,

Khi gió đơn lưu lạc giữa rừng gầy; Mắt ngơ ngác, và thân hình ảo mộng,

Có con nai thành tượng giữa chiều xây…

– Hình ảnh: rừng vắng, gió đơn, con nai=> khung cảnh thiên nhiên mịt mờ, nhưng ở đó nổi bật hình ảnh chú nai lẻ loi.

-Từ láy: “bơ vơ”, “lưu lạc”, “ngơ ngác” thể hiện trạng thái bất định, vô phương, không tìm thấy lối thoát và đặc biệt là lẻ loi cô độc.

 

 

    => Khổ 2 đã miêu tả rõ nét sự bơ vơ, lạc lõng không lối đi của chú nai trong không gian mênh mông rộng lớn hiu quạnh. Qua đó thấy được

tâm trạng bơ vơ lẻ loi của nhà thơ khi không tìm thấy lối đi.

 
c.Khổ 3: Hình ảnh chú nai cô đơn lạc lõng trong buổi chiều hôm: Chân vướng rễ rây,

Lòng vương muôn giây, Có con nai hiền,

Đôi sừng thơ ngây,

Chân hững hờ, và hồn khẽ ngạc nhiên Không hiểu sao buồn chở một hồn đầy…

-Hình ảnh chú nai “chân vướng rễ rây”: gặp khó khăn

-Từ “buồn chở một hồn đầy”: nỗi buồn da diết, dai dẳng, kéo dài thăm thẳm, sững lại trước vạn vật; Từ láy “hững hờ” kết hợp “ngạc nhiên” diễn tả trạng thái đi từ sững sờ. khựng lại đến bất ngờ khi lòng tràn ngập nỗi cô đơn buồn thẳm.

-Gieo vần “ây” một lần nữa tạo sự ngân vang, sâu lắng cho câu thơ.

=> Khổ 3 đã thể hiện được tâm trạng cô đơn của chú nai khi đối diện với hoàn cảnh một mình, vì vậy mà trở nên buồn thẳm. Đó cũng chính là tâm trạng của tác giả khi không tìm được lối đi.

 
d.Khổ 4: Tâm trạng lẻ loi, lạc lõng, cô đơn trước thực tại

Sương lan dần, còn biết ngõ nào đây? Chiều tứ bề, không phá nổi trùng vây…

– Tôi là con nai bị chiều đánh lưới, Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối.

-Hình ảnh “sương”, “bóng tối” thể hiện sự mịt mờ, bế tắc, thăm thẳm không tìm thấy lối thoát.

-Từ “trùng vây” là sự bao vây, vây kín không cho thoát ra khỏi. Câu thơ “Chiều tứ bề, không phá nổi trùng vây” đã đặc tả không gian bao quanh rợn ngợp, bí bách, hoang vu, tối tăm bế tắc không thể thoát ra khỏi.

-Biệp pháp tu từ nhân hóa “chiều đánh lưới” gợi sự vây hãm, bao kín của buổi chiều hôm u ám, ảm đạm lên chú nai. Chú nai vì vậy mà vô phương bất định, không tìm thấy lối thoát cho mình, chỉ biết đứng “sầu” buồn trong bóng tối rợn ngợp ấy. Khác với “con nai vàng ngơ ngác-đạp trên lá vàng khô” trong thơ Lưu Trọng Lư, trong thơ Xuân Diệu là “con nai bị chiều đánh lưới”, không có lối thoát cho số phận của mình, trở nên tách biệt, cô đơn lạc lõng.

=> Khổ 4 đã diễn tả được tâm trạng lẻ loi, bế tắc trước thực tại không lối thoát của chú nai. Qua đó có thể hiểu rằng thi nhân cảm thấy mình thật bé nhỏ, cô đơn, lạc lõng tội nghiệp trước cuộc đời. Đó chính là cái Tôi cô đơn lạc lõng không tìm thấy lối đi của nhà thơ trong phong

trào Thơ mới.

 

 

    2.Về nghệ thuật:

– Xuân Diệu đã sử dụng thể thơ 8 chữ kết hợp 4 chữ để thể hiện mạch

2,0
cảm xúc, tạo sự liên kết giữa các câu thơ. Qua đó thấy được sự nhuần  
nhuyễn trong sáng tác nghệ thuật của ông.  
– Tác giả chủ yếu sử dụng từ ngữ theo hướng hiện đại, thể hiện cái tôi  
Thơ mới của mình.  
– Nhà thơ linh hoạt sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp từ.  
Biện pháp nhân hóa được sử dụng nhiều lần thể hiện nỗi cô đơn, lẻ loi  
của cảnh vật. Qua đó gián tiếp thể hiện nỗi cô đơn, lạc lõng, bế tắc  
của chính mình.  
=> Xuân Diệu rất tài tình trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua  
những hình thức nghệ thuật đặc sắc, tạo sự sâu lắng trong người đọc.  
Lưu Trọng Lư từng nói: “Một câu thơ hay là câu thơ có sức gợi”  
3.Đánh giá:

Bài thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên chiều tà u ám ảm đạm

0,5
cùng nỗi cô đơn, lạc lõng của chú nai trước cảnh vật. Qua đó cũng thể  
hiện được tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả trước thực tại-cái tôi cô  
đơn của Thơ mới trước Cách mạng.  
– Tác giả đã thể hiện tài năng nghệ thuật qua việc xây dựng hình ảnh  
thơ phù hợp khung cảnh thiên nhiên u ám gợi buồn. Giọng điệu sâu  
lắng chứa chan nỗi cô đơn lạc lõng. Ngôn ngữ thơ gợi hình gợi cảm-  
gợi nỗi cô đơn bế tắc trước cuộc đời.  
-Qua đó thấy được vị thế của tác giả trong phong trào Thơ mới, ngoài  
niềm khát khao giao cảm với cuộc đời còn có nỗi cô đơn lẻ loi trước  
thực tại.  
  3.Rút ra vấn đề lí luận – thi ảnh / hình ảnh trong thơ:

Mỗi một thờ i đại thi ca lại tạo cho mình một hệ thống thi ảnh. Bởi lẽ, thi ảnh “không chỉ là đối tượng mô tả trong thơ mà còn là phương tiện

 
để biểu đạt tình cảm, tư tưởng trong thơ” (Nguyễn Hưng Quốc).
-Hình ảnh chính là một trong những yếu tố góp phần tạo dựng cho cái tôi trữ tình một khoảng không gian và thờ i gian thể hiện, một nhịp điệu vận động, một quan hệ với thế giới. Hình ảnh làm sống dậy những cái phi vật thể, khó nắm bắt. Hình ảnh giúp tái tạo và khái quát hiện thực trong dòng cảm xúc, xây dựng môi trườ ng và ấn tương trữ tình.

=>Do đó hình ảnh không chỉ là những ấn tương đờ i sống chân thực

mà còn là sự khách thể hóa những rung động nội tại để cái tôi trữ tình nhìn thấy chính mình. Hơn thế nữa, hình ảnh trong thơ còn là sự xác

nhận một cảm quan của cái tôi về thế giới.

-Với các nhà thơ Mới, thiên nhiên như một cõi đi về để hồn thơ neo
đậu. Đến với thiên nhiên, sống trong thiên nhiên, thế giới tâm hồn

 

    cảm xúc của các nhà thơ Mới dễ dàng đươc̣   bộc bạch, thổ  lộ. Mươṇ thiên nhiên, qua thiên nhiên, bằng thiên nhiên, các nhà thơ Mới đã

giãi bày đươc̣ tâm trạng của mình trước thế giới.

 
  d.Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với bài làm mắc từ 5 lỗi trở lên.

0,25
e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận; diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *