Đề HSG: Một nhà văn lớn quyết không thể chỉ mang một con dấu

Đề tham khảo số 07:

      ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI Trường TRƯỜNG…….……..                                             CẤP TỈNH NĂM 2024

                                                         MÔN NGỮ VĂN

                                                                     (Thời gian làm bài 180 phút)

 

Câu 1 (8,0 điểm).

Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh

(Lá xanh – Nguyễn Sĩ Đại)

Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong bài thơ trên.

Câu 2 (12,0 điểm).

     Nhà văn Pháp Buy – phông từng phát biểu:

    “Một nhà văn lớn quyết không thể chỉ mang một con dấu.”

(Dẫn theo: Lí luận văn học, tập 3 – Phương Lựu (chủ   biên), NXB Đại học sư phạm, 2009, tr.90).

Bằng hiểu biết của bản thân về văn học, anh/chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên.

__________ Hết ___________

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC SINH GIỎI

CẤP TỈNH NĂM 2024

MÔN NGỮ VĂN

Câu 1 (8,0 điểm)

Yêu cầu về kỹ năng (0,5 điểm)

– Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng.

– Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

Yêu cầu về kiến thức (7,5 điểm)

– Trên cơ sở hiểu ý nghĩa nhận định, bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng.

– Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng:

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích 1,5
  vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành: cách nói khoa trương để chỉ ước muốn làm những việc to lớn, phi thường của nhiều người.

chiếc lá: sự vật nhỏ bé, bình dị.

chỉ là chiếc lá: sự tự nhận thức về bản thân với ước mơ bình dị, khiêm nhường.

Việc của mình là xanh: ý thức được bổn phận, trách nhiệm của bản thân  phải sống có ý nghĩa, có ích cho đời.

à Bài thơ nêu lên một quan niệm sống tích cực, thể hiện ý thức về cái tôi cá nhân: dù chỉ là một cá thể nhỏ bé, không có những mơ ước phi thường nhưng vẫn muốn được cống hiến phần nhỏ bé của mình cho cuộc đời.

0,5

 

 

 

 

 

0,5

 

0,5

2 Bàn luận 5,0
      * Lý giải vấn đề:

Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của quan niệm sống trong bài thơ:

– Trong cuộc đời mỗi người đều có quyền có những mơ ước của riêng mình. Có người có những khát vọng kì vĩ, lớn lao dời non lấp bể, đắp lũy xây thành. Lại có người chỉ mơ ước bình dị, khiêm nhường chỉ là chiếc lá. Nhưng dù mơ ước lớn lao hay nhỏ bé thì mỗi người vẫn phải sống có ích cho cuộc đời.

– Ý thức về bản thân một cách đúng đắn là suy nghĩ tích cực. Suy  nghĩ ấy khiến con người không tự huyễn hoặc hay ảo tưởng về bản thân; không mơ ước xa vời, phù phiếm. Vì thế mơ ước ấy dễ trở thành hiện thực, mang đến niềm vui sống cho con người…

(Chứng minh bằng những mơ ước của bản thân và những người xung quanh: Dẫn chứng: Câu chuyện Ước mơ của cậu bé 14 tuổi vẽ tranh bằng miệng. Sinh ra trong một gia đình ngư dân nghèo, bị bại não, liệt tứ chi từ nhỏ, suốt 5 năm nay, cậu bé 14 tuổi La Văn Giúp miệt mài vẽ tranh bằng… miệng, với ước mơ làm được gì đó giúp gia đình bớt khổ; …). Lưu ý học sinh có thể lấy những dẫn chứng khác nhau để cho bài viết thêm sức thuyết phục.

* Mở rộng, phản đề:

– Có những cá nhân tự huyễn hoặc về mình, tự cao, tự cho mình làm nên những điều to lớn, nhưng lại chỉ là sự trống rỗng một cách vô nghĩa…

– Cần phê phán những người tự ti cho mình chỉ là chiếc lá nhỏ bé, thậm chí vô nghĩa giữa cuộc đời, nên chẳng cần phấn đấu… đã nhỏ bé, càng trở nên mờ nhạt và vô nghĩa hơn.

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

3 Bài học 1,0
  – Dù là ai trong cuộc đời cũng cần có sự tự ý thức về bản thân. Chẳng ai vô nghĩa giữa cuộc đời. Chỉ có người tự cho là mình vô nghĩa mà thôi.

– Hãy làm việc, hãy cống hiến bằng sức lực của mình. Hãy ước mơ và phấn đấu biến ước mơ thành hiện thực…

– Hãy làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa ở mọi nơi,

 
Tổng điểm (kiến thức 7,5 + kĩ năng 0,5)= 8,0 7,5

 

Hướng dẫn cho điểm câu 1:

– Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Bài viết giàu sức thuyết phục bởi bố cục hợp lí, nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, dẫn chứng sinh động, tiêu biểu. Có nhiều ý sáng tạo. Diễn đạt trong sáng, trôi chảy, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ

– Điểm 5 – 6: Đáp ứng được đa số các yêu cầu của đề bài. Bố cục nội dung tương đối hợp lí. Lập luận có sức thuyết phục, dẫn chứng đa dạng, chọn lọc. Diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài lỗi chính tả và diễn đạt.

– Điểm 3 – 4: Hiểu đúng ý nghĩa câu nói nhưng còn lúng túng trong bàn luận, diễn đạt chưa chặt chẽ, thuyết phục

– Điểm 1 – 2: Hiểu nội dung ý kiến nhưng còn nông, bài viết sơ sài, lan man, lập luận lộn xộn, dẫn chứng nghèo nàn, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.

– Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng

Câu 2 (12,0 điểm)

  1. Yêu cầu về kỹ năng (0,5 điểm)

– Nắm chắc phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

– Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học để giải thích, bàn luận, chứng minh vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.

– Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

  1. Yêu cầu về kiến thức (11,5 điểm)

  Thí sinh có thể trình bày, sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích 1,5
  Con dấu: Vật dụng tạo ra những dấu hiệu riêng để phân biệt giữa các tổ chức, cá nhân với nhau. Đây là cách nói ẩn dụ chỉ nét riêng, độc đáo, đậm nét, mang tính bản quyền của mỗi tác giả thể hiện trong sáng tác của họ. Đó chính là cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Không thể chỉ mang một con dấu: phong cách nghệ thuật của nhà văn không phải, không thể là bất biến mà cần có sự vận động, đổi mới, phát triển đa dạng.

=> Ý kiến của Buy – phông nhấn mạnh: Nhà văn lớn là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, không thể trộn lẫn; những nét phong cách đó vừa ổn định, thống nhất lại vừa đa dạng, phong phú, mới mẻ.

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

2 Bình luận 4,5
  – Vì sao nhà văn cần có phong cách riêng?

+ Do văn học nghệ thuật là hoạt động sáng tạo có tính chất cá thể. Nếu cá tính của nhà văn mờ nhạt, không tạo được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì tác phẩm sẽ không có chỗ đứng trong đời sống văn học.

+ Do mong muốn khẳng định cái tôi sáng tạo của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ ý thức được rằng việc tạo lập được một thế giới nghệ thuật mới mẻ, riêng biệt, độc đáo chính là cống hiến có giá trị của bản thân với cuộc đời, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho xã hội.

– Vì sao phong cách của một nhà văn cần có sự đổi mới, phát triển phong phú, đa dạng

+ Cũng do đặc trưng của văn học nghệ thuật, nếu việc lặp lại người khác là điều tối kị thì lặp lại chính mình cũng là điều độc giả khó chấp nhận: “Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc, thì câu hỏi không phải Anh ấy là người như thế nào? mà sẽ là: Nào, anh có thể cho tôi thêm một điều gì mới?” (L. Tônxtôi)

+ Do thế giới quan, nhân sinh quan, tư tưởng nghệ thuật, năng lực sáng tạo của nhà văn có sự biến đổi nên phong cách nghệ thuật của nhà văn cũng vận động, đổi mới theo.

+ Do ít nhiều chịu sự chi phối của phong cách thời đại nên phong cách nhà văn cũng có sự vận động, biến đổi.

– Sáng tạo vừa là yêu cầu, vừa làm nên vị trí danh dự của nhà văn, sức sống lâu bền của nhà văn trong lòng độc giả. Sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả làm nên tính phong phú, đa dạng, giàu bản sắc của các nền văn học. Và sự vận động, đổi mới của phong cách tác giả chính là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của lịch sử văn học.

+ Tác giả đó có phong cách nghệ thuật độc đáo như thế nào.

+ Sự vận động, đổi mới, phát triển trong phong cách nghệ thuật của tác giả đó.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

3 Chứng minh 4,0
  – Ví dụ: Nguyễn Tuân

+ Những điểm ổn định, nhất quán trong phong cách Nguyễn Tuân:

++ Quan sát, khám phá và diễn tả thế giới nghiêng về phương diện văn hóa thẩm mĩ;

++ Quan sát, khám phá và diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ;

++ Quan niệm cái đẹp là những hiện tượng gây ấn tượng sâu đậm, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ.

++ Sử dụng thể văn tùy bút hết sức phóng túng với  nhân vật chính là “cái tôi” rất mực tài hoa uyên bác.

++ Văn Nguyễn Tuân giàu hình ảnh, nhạc điệu với một kho từ vựng phong phú, chính xác; nhiều tìm tòi mới lạ trong cách dùng từ, đặt câu.

+ Sự vận động, đổi mới, phát triển trong phong cách Nguyễn Tuân:

++ Trước cách mạng: quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng, thuộc thời trước còn vương sót lại; tìm cảm giác mạnh ở quá khứ, ở chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy lạc…; thể văn tùy bút thiên về diễn tả nội tâm của “cái tôi” chủ quan.

++ Sau cách mạng: cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại cũng như tương lai và tài hoa có thể có cả ở nhân dân đại chúng; tìm cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng; thể văn tùy bút có pha chất kí với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân.

 
4 Đánh giá, mở rộng 1,5
  – Ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Nghệ sĩ lớn là người sở hữu phong cách nghệ thuật độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà luôn luôn đổi mới.

– Ngoài sự ổn định, độc đáo, phong phú, mới mẻ, phong cách nghệ thuật còn cần có phẩm chất thẩm mĩ, phải đem đến cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mĩ dồi dào trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Nếu không có phẩm chất này, sự thể hiện của nhà văn trên trang giấy chỉ là sự quái gở chứ không phải là cá tính sáng tạo.

– Ý kiến có ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cả người sáng tác và người tiếp nhận văn học:

+ Với nhà văn: Câu nói có ý nghĩa nhắc nhở người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải luôn chú ý hình thành và xây dựng phong cách nghệ thuật của riêng mình, luôn “làm mới” phong cách đó trong lòng độc giả, từ đó có những đóng góp riêng trên nhiều phương diện cho văn học, tạo nên một nền văn học phong phú, giàu giá trị cho dân tộc…

+ Với người đọc: Câu nói có ý nghĩa định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí quan trọng để thẩm bình các tác phẩm văn chương, để đánh giá một tác giả: nhà văn tài năng nhất định phải có phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ và phong phú, đa dạng.

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

Tổng điểm câu 2:  (kiến thức 11,5 + kĩ năng 0,5)= 12,0 11,5
Tổng điểm toàn bài: câu 1 + câu 2 20,0 điểm

 

Hướng dẫn cho điểm câu 2:

– Điểm 11 – 12: Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Bài viết giàu sức thuyết phục bởi bố cục hợp lí, nội dung chính xác, phong phú, lập luận chặt chẽ, khúc chiết, phân tích sắc sảo. Có nhiều ý sáng tạo. Diễn đạt trong sáng, trôi chảy, giàu chất văn, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ

– Điểm 9 – 10: Đáp ứng được đa số các yêu cầu của đề bài. Bố cục nội dung tương đối hợp lí. Lập luận có sức thuyết phục, phân tích khá sắc sảo. Diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một vài lỗi chính tả và diễn đạt.

– Điểm 7 – 8: Hiểu đề, lập luận khá chặt chẽ nhưng cảm nhận và phân tích chưa sâu sắc, một số câu văn diễn đạt chưa rõ ý, phần mở rộng, nâng cao thực hiện chưa thật tốt

– Điểm 5 – 6: Hiểu đề song phân tích còn nông, bài viết sơ sài

– Điểm 3 – 4: Hiểu chưa đúng trọng tâm đề, bài viết lan man, lập luận lộn xộn,

– Điểm 1 – 2: Chưa hiểu chính xác đề, phân tích thô vụng, dẫn chứng nghèo nàn, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.

– Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng.

———————————————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *