Đề HSG môn văn trại hè Hùng Vương lần thứ XVI trường chuyên Lê Quý Đôn

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

LAI CHÂU

ĐỀ ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10

Thời gian làm bài: 180 phút

(Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1: (8,0 điểm)

Ôi! Tuổi trẻ, tuổi trẻ! Có lẽ toàn bộ bí mật kì điệu của bạn không ở chỗ có thể làm ra mọi thứ, mà ở chỗ hi vọng làm ra mọi thứ. (Khuyết danh)

Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

Câu 2: (12,0 điểm)

Umberto Eco- nhà văn, nhà kí hiệu học nổi tiếng người Italia đã viết: “Tác giả nên biến mất sau khi viết xong để khỏi làm phiền bước đi của văn bản”.

Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên.

 

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

LAI CHÂU

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10

 

Hướng dẫn chấm có 03 trang

Câu 1: (8,0 điểm)

Ý Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng Thang điểm
1 Giải thích

Ôi! Tuổi trẻ, tuổi trẻ! Có lẽ toàn bộ bí mật kì điệu của bạn không ở chỗ có thể làm ra mọi thứ, mà ở chỗ hi vọng làm ra mọi thứ.

 

 

2.0 điểm

Tuổi trẻ: là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai. Tuổi trẻ là những người chủ tương lai đất nước, làm chủ thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ

Bí mật kì diệu: Điều được giấu kín làm người ta phải ca ngợi, thán phục.

Làm ra mọi thứ: Thực hiện được mọi điều, mọi việc.

Hi vọng: Tin tưởng, mong chờ, kì vọng về những điều tốt đẹp sẽ diễn ra. Niềm hi vọng nảy sinh từ những mong muốn mãnh liệt của con người.

Ý nghĩa câu nói: Niềm hi vọng có vai trò quan trọng, giúp tuổi trẻ làm nên những điều kì diệu.

2 Bàn luận  

4.0 điểm

 

 

 

 

 

 

* Biểu hiện của niềm hi vọng:

– Luôn có niềm tin vào cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp.

– Sống tích cực, lạc quan.

– Mang sự tích cực lan tỏa đến cộng đồng.

– Không vì khó khăn mà nản lòng.

– Luôn nỗ lực, cố gắng cho tương lai.

* Vai trò, ý nghĩa của niềm hi vọng:

– Mang đến sức mạnh để con người vững tin vào hành trình phát triển của bản thân.

– Tạo ra và lan tỏa sự lạc quan về cuộc sống.

– Loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực không đáng có.

– Tạo động lực thúc đẩy con người hành động để vươn tới thành công.

– Định hướng con người và xã hội đến tương lai tốt đẹp.

HS lấy dẫn chứng phù hợp, phân tích làm rõ.

3 Phản đề  

1.0 điểm

– Phê phán những con người sống không có hi vọng:

+ Tự vây hãm bản thân trong sự tiêu cực, bi quan, chán nản.

+ Bỏ lỡ nhiều cơ hội, đánh mất ý nghĩa của cuộc sống.

– Đặt quá nhiều hi vọng dẫn đến ảo tưởng, mơ mộng viển vông:

+ Hi vọng xa rời thực tế khiến bản thân trở nên mơ mộng quá mức.

+ Dễ gây thất bại, kéo lùi quá trình phát triển của bản thân.

 

4 Bài học nhận thức và hành động

 

 

1.0 điểm

Cần trau dồi đầy đủ về nhận thức, đạo đức để không bị cuốn vào sự tiêu cực hay tình trạng mơ mộng.

Nuôi dưỡng hi vọng một cách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

Mạnh mẽ thực hiện, theo đuổi ước mơ, hi vọng của mình bằng những hành động thực tế, cụ thể.

* Học sinh cần biết sử dụng các thao tác lập luận, lấy được các dẫn chứng sinh động, sâu sắc, cần có những phản đề sắc sảo…

* Thực hiện hợp lý các bước của một bài NLXH

* Đánh giá cao những bài viết có giọng điệu riêng, lối viết riêng, diễn đạt tốt.

 

Câu 2: (12.0 điểm)

Ý Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng Thang điểm
1 Giải thích:

– “Tác giả nên biến mất sau khi viết xong”: Tác giả, “cha đẻ” của văn bản có vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra văn bản, nhưng khi văn bản đã có hình hài trọn vẹn thì tác giả nên “biến mất: không tham gia vào quá trình định hướng, diễn giải ý nghĩa của văn bản.

– “bước đi của văn bản”: Đề cập đến sự tiếp nhận của người đọc, với sự tiếp nhận đó, văn bản sản sinh ra nghĩa và trở thành tác phẩm. Sự tiếp nhận của người đọc độc lập với chủ ý của tác giả

=>  Ý kiến của nhà văn Umberto Eco bàn về tình độc lập của văn bản trong mỗi quan hệ với các “cha đẻ” của nó là tác giả. Đời sống của một tác phẩm tuỳ thuộc vào của yếu tố tự thân của nó và sự tiếp nhận của độc giả. Độc giả chính lá người tạo nghĩa cho văn bản.

 

 

2.0 điểm

2 Bàn luận.

– Trong quá trình sáng tác, những trải nghiệm phong phủ của bản thân tác giả được thể hiện trong văn bản. Tác giả gửi gắm hiểu biết về hiện thực đời sống, con người và tình cảm, thái độ, thông điệp của mình qua các tầng lớp ý nghĩa của văn bản. Chủ ý của tác giả nằm sâu bên trong các yếu tố của văn bản. Tuy nhiên, văn bản khi có đã có sự sống (được tiếp nhận) thì nó lại độc lập với tác giả. Khi đẻ, tác giả không còn tác động đến tác phẩm. Tự thân tác phẩm cỏ các yếu tố quy định cách hiểu về này và nó có đời sống riêng, không còn phụ thuộc vào định hưởng của tác giả.

– Xuất phát từ đặc trưng của văn học là nghệ thuật ngôn từ và mang tính đa nghĩa.

– Khi văn bản đến với người đọc, việc người đọc tiếp nhận văn bản với tất cả trải nghiệm của bản thân sẽ khởi động quá trình tạo nghĩa của văn bản. Người đọc bằng sự tích lũy văn hóa, bằng vốn sống, bằng gu thẩm mỹ riêng (phần mềm)… sẽ có được tác phẩm cụ thể của mình, không phải ai cũng giống ai, và càng không cần thiết phải giống với dự đồ ý nghĩa của chính tác giả.

– Song, ý nghĩa của tác phẩm cũng không hoàn toàn được người đọc tuỳ tiện áp đặt mà nó phải dựa trên các yếu tố tự thân (phần cứng) của văn bản quy định.

– Đời sống độc lập của một tác phẩm và sự tiếp nhận khác nhau giữa cả thế hệ, các cá nhân….tạo nên ý nghĩa hết sức đa dạng và phong phủ của tác phẩm.

 

3.0 điểm

3 Thí sinh lấy dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ cho phần bình luận

– Thí sinh cần lựa chọn được những dẫn chứng  tiêu biểu. Thông qua việc phân tích tác phẩm cụ thể, học sinh chứng minh:

+ Tác phẩm văn học vừa bộc lộ tâm tư, tình cảm, thái độ,….của tác giả, vừa có đời sống độc lập với chủ ý của người tạo ra nó.

+ Người đọc với sự tiếp nhận của mình đã làm giàu có, phong phú thêm cho ý nghĩa của tác phẩm; tạo nên sức sống mãnh liệt của mỗi tác phẩm.

– Việc phân tích dẫn chứng cần tập trung vào hai phương diện được nhắc đến trong đề bài, tránh bình tán chung chung.

 

6.0 điểm

4 Đánh giá nâng cao

    –  Ý kiến của nhà văn Umberto Eco thể hiện cái nhìn khách quan, đúng đắn về vai trò của tác giả – tác phẩm – độc giả, mỗi yếu tố đều quan trọng và góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm.

– Bài học cho những người cầm bút: Sáng tạo nghệ thuật bằng cả tâmtài của mình để cuộc đời có thêm những tác phẩm nghệ thuật chân chính, có giá trị cả về hình thức thể hiện lẫn nội dung, tư tưởng , tồn tại lâu bền với dòng chảy thời gian. Người nghệ sĩ cần sáng tạo nên những tác phẩm văn chương chân chính, một tác phẩm văn chương giống như tảng băng trôi, có cấu trcs gợi mở để tạo nên sức hấp dẫn, đánh thức niềm khát khao khám phá của người đọc.

– Ý kiến này còn định hướng cho độc giả về hoạt động tiếp nhận văn học: Người đọc cần trân trọng và cảm nhận tác phẩm của nhà văn bằng toàn bộn vốn sống, tâm hồn, trái tim để có thể đánh giá đúng giá trị của tác phẩmvà đem đến cho tác phẩm những đời sống mới.

 

1.0 điểm

* Học sinh cần có kiến thức vững vàng về lý luận, kiến văn phong phú, khả năng lựa chọn, phân tích dẫn chứng sắc sảo.

* Học sinh cần biết sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, so sánh…

* Bố cục bài có thể linh hoạt, trình bày xen kẽ lý luận và kiến thức tác phẩm.

* Điểm các phần có thể linh hoạt để chọn học sinh có khả năng tư duy logic; diễn đạt, cảm thụ tinh tế.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *