TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HẠ LONG ——————— ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề thi gồm 01 trang) |
KỲ THI CHỌN HSG
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: NGỮ VĂN Lớp 10 .Thời gian làm bài: 180 phút. (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1(8.0 điểm):
Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề: Tuổi trẻ cần biết trăn trở trước những vấn đề của thời đại.
Câu 2 (12.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Văn học nghệ thuật là nơi nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ, gìn giữ và phát triển chất nghệ sĩ nơi tâm hồn…
(Lí luận văn học, Nhiều tác giả, NXB ĐH Sư phạm, 2010, trang2017)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
|
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn này có 05 trang) |
CÂU/Ý | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1 | Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận với chủ đề: Tuổi trẻ cần biết trăn trở trước những vấn đề của thời đại. | 8.0đ |
I. Yêu cầu về kỹ năng
– Nắm chắc các thao tác nghị luận về một vấn đề xã hội. – Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt. – Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn giàu cảm xúc. |
||
II. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của nhận định, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: |
||
2. 1 | Giải thích – Trăn trở: suy tư, băn khoăn thường trực, không yên (đối lập với sự thờ ơ, dửng dưng, bàng quan) – Những vấn đề của thời đại: những hiện tượng, những vấn đề lớn, hệ trọng, ảnh hưởng đến không chỉ mỗi cá nhân, dân tộc mà cả nhân loại. -> Những người trẻ cần quan tâm, cần biết băn khoăn, suy ngẫm về những vấn đề hệ trọng của thời đại mình đang sống. |
1.5 |
2. 2 | Bàn luận
– Bất cứ thời đại nào cũng có vấn đề của thời đại ấy, dù có thể không giống nhau nhưng đều là những vấn đề lớn, ảnh hưởng đến số phận của mỗi con người cũng như sự phát triển, vận mệnh của dân tộc và cả nhân loại (hiện tượng tự nhiên/ vấn đề xã hội..). – Tuổi trẻ cần biết trăn trở trước những vấn đề của thời đại, bởi: + Mỗi con người, trong đó có người trẻ đều sống trong một thời đại nhất định. Sự tồn tại ấy khiến chúng ta không thể tách biệt mình khỏi thế giới đang từng ngày biến đổi bởi mọi vấn đề bức thiết của thời đại đều ảnh hưởng đến mỗi cá nhân. + Trăn trở trước những vấn đề của thời đại sẽ hình thành ở người trẻ lối sống tích cực, có ý nghĩa, biết quan tâm tới những gì diễn ra xung quanh mình, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. + Biết trăn trở trước những vấn đề của thời đại tạo động lực, tâm huyết, thôi thúc người trẻ không ngừng tìm ra cách thức giải quyết, khắc phục những vấn đề tồn tại, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. + Người trẻ biết trăn trở trước những vấn đề của thời đại sẽ truyền cảm hứng, tạo động lực cho cộng đồng để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp. |
5.0 |
2.3 | Đánh giá, mở rộng
– Cần tránh và phê phán những biểu hiện của sự dửng dưng, thờ ơ, vô cảm trước những vấn đề bức thiết của thời đại. – Sự suy ngẫm, trăn trở trước những vấn đề của thời đại mình đang sống thôi chưa đủ, tuổi trẻ cần không ngừng rèn luyện, hoàn thiện, nâng cao năng lực bản thân để góp phần tích cực vào sự giải quyết những vấn đề ấy. |
1.0 |
2.4 | Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi người trẻ cần nhận thức được vai trò của thế hệ mình, hiểu được vì sao tuổi trẻ cần biết trăn trở trước những vấn đề bức thiết của thời đại. – Tích cực rèn luyện; hoàn thiện bản thân, biến sự trăn trở trước vấn đề của thời đại thành những hành động cụ thể, thiết thực, có ý nghĩa. (Chú ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh phải liên hệ thực tế để đưa ra những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu và giàu sức thuyết phục). |
0.5 |
Câu 2 | Có ý kiến cho rằng: Văn học nghệ thuật là nơi nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ, gìn giữ và phát triển chất nghệ sĩ nơi tâm hồn…
(Lí luận văn học, Nhiều tác giả, NXB ĐH Sư phạm, 2010, trang2017) Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. |
12.0đ |
*Yêu cầu về kĩ năng
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về vấn đề lí luận văn học, trên cơ sở vận dụng được kiến thức lí luận về chức năng tình cảm thẩm mĩ của văn học, kiến thức về tác phẩm và những thao tác lập luận cần thiết để giải quyết vấn đề. – Bố cục bài viết rõ ràng, khoa học, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, trình bày. |
||
*Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: | ||
2.1 | Giải thích ý kiến
– Văn học nghệ thuật: là các tác phẩm văn học dùng chất liệu ngôn từ xây dựng các hình tượng nghệ thuật để phản ánh hiện thực cuộc sống, con người và thể hiện tâm tư, tình cảm của nhà văn. – là nơi nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ: văn học duy trì những tình cảm đẹp trong con người. – gìn giữ và phát triển chất nghệ sĩ nơi tâm hồn: văn học gìn giữ và làm phong phú hơn, dồi dào hơn sự nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, sâu sắc nơi tâm hồn độc giả, đánh thức sự tri âm, đồng điệu. à Nhận định đã đề cập đến chức năng tình cảm thẩm mĩ của văn học. Đó là khả năng của văn học giúp cho con người duy trì những tình cảm đẹp và giữ gìn, bồi đắp, làm giàu có thêm sự nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, sâu sắc, khả năng tri âm, đồng điệu trong tâm hồn. |
2.0 |
2.2 | Bàn luận. Ý kiến đúng
– Đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học là con người và cuộc sống. Văn học dành sự quan tâm đặc biệt trong việc phát hiện và miêu tả cái đẹp vô cùng phong phú, đa dạng vốn có trong tự nhiên và cuộc sống của con người để lưu giữ nó trong dòng chảy liên tục của thời gian. Văn học còn sáng tạo cái đẹp tưởng tượng, mơ ước, lí tưởng. Và thể hiện cái đẹp của con người và cuộc sống trong những hình thức nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ. – Văn học đã tác động, tạo nên những rung động, những xúc động thẩm mĩ kéo dài và định hình rõ nét trong mỗi con người. Như vậy văn học đã nuôi dưỡng – duy trì được những tình cảm đẹp trong con người. Nhờ tiếp xúc với văn học mà con người được rèn luyện, bồi đắp kinh nghiệm để nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá cái đẹp ngày một tinh tế, lãng mạn, sâu sắc hơn, dễ dàng tri âm, đồng điệu với nhà văn – gìn giữ và phát triển chất nghệ sĩ nơi tâm hồn. – Chứng minh: + Cái đẹp của cuộc sống, con người mà văn học phản ánh và những hình thức nghệ thuật đẹp của tác phẩm. + Cái đẹp trong văn học đã khơi dậy những tình cảm đẹp và chất nghệ sĩ nơi tâm hồn bạn đọc. |
3.0
5.0 |
2.3 | Đánh giá, mở rộng
– Đây là nhận định sâu sắc về chức năng tình cảm thẩm mĩ của văn học. Văn học cho dù viết về cái xấu, cái ác cũng là để hướng tới cái đẹp. Từ đó giúp con người hoàn thiện chính mình. – Ngoài chức năng này, văn học nghệ thuật còn nhiều chức năng khác: nhận thức, giáo dục, giao tiếp… – Bài học với người sáng tác và tiếp nhận: + Các nhà văn cần phải sống sâu sắc với cuộc đời, trau dồi ngòi bút của mình để có được những trang văn đẹp, khơi dậy những tình cảm thẩm mĩ và phát triển chất nghệ sĩ trong tâm hồn bạn đọc. + Người đọc có vốn sống, vốn hiểu biết để nhận ra và rung động với cái đẹp trên từng trang viết của các nhà văn và ngày càng phát huy chất nghệ sĩ trong tâm hồn khi nhìn nhận, đánh giá về cái đẹp của cuộc sống và con người. |
2.0 |