Đề HSG môn văn Trại hè Hùng Vương 2023 trường Chuyên Hoàng Văn Thụ

TRƯỜNG THPT

 CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ (HÒA BÌNH)

 

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 0

NĂM 2023

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

( Đề thi gồm 01 trang)

 

Câu 1. (8, 0 điểm)

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất sét.

  • Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người – Ngài hỏi?

Con người suy nghĩ một lúc. Có vẻ như đã đủ đầu, tay, chân. Con người bèn

nói:

  • Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hạnh phúc là gì.

Ngài trao cục đất cho con người và nói:

  • Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập hai, NXB Công an nhân dân)

Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của mình.

Câu 2. (12, 0 điểm)

Bàn về văn chương, Nazim Hikmet có ý kiến cho rằng

Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người.

Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến của Nazim Hikmet?

————HẾT————

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10

(Hướng dẫn chấm gồm 8 trang)

  1. YÊU CẦU CHUNG
  • Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng lịnh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
  • Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
  • Điểm bài thi làm tròn đến 0, 25 điểm.
  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Ý Yêu cầu cần đạt Điểm
1   Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất sét.

–         Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người -Ngài hỏi?

Con người suy nghĩ một lúc. Có vẻ như đã đủ đầu, tay, chân. Con người bèn nói:

–         Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

–         Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập hai, NXB Công an nhân dân)

Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của mình.

 

8,0
    * Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 
    * Yêu cầu về kiến thức  
  1.1. Giải thích

Hạnh phúc: cảm giác thỏa mãn, sung sướng, hài lòng với những điều mà mình đạt được.

Tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc: sự tự lực, độc lập, nỗ lực tự tìm kiếm – xây dựng – phát triển hạnh phúc của mỗi một cá nhân.

=> Chốt: Tóm lại, câu chuyện Chúa nặn ra con người đã truyền tới một chân lí vĩnh viễn đúng, là chìa khóa để tạo ra hạnh phúc đích thực cho loài người. Ấy là phải tự tay mỗi con người kiến tạo, vun đắp cho hạnh phúc của đời mình.

1,5
  1.2. Bàn luận

* Tại sao hạnh phúc của con người lại phải do chính đôi bàn tay họ tạo dựng?

– Quan niệm và thước đo hạnh phúc của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Chỉ bản thân ta mới biết thứ gì phù hợp với chính ta.

– Nếu hạnh phúc được mua bằng tiền, sự đổi chác hay do người khác đem lại thì những hạnh phúc này rất mong mạnh, không bền vững.

– Hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một quá trình giúp ta trưởng thành. Và trên hành trình ấy ta sẽ biết trân trọng hạnh phúc, học được cách bảo vệ hạnh phúc của bản thân. Nhờ vậy họ mới cảm nhận được hết giá trị của hạnh phúc.

* Nếu hạnh phúc là do tự tay con người tự tạo dựng?

 – Con người sẽ có một cuộc sống thật sự có ý nghĩa khi biết đích đến, mục tiêu của đời mình là gì, cần làm gì và như thế nào chứ không rơi vào trạng thái hoang mang, bị động.

– Có khả năng cải tạo thay đổi lại những thiệt thòi kém may mắn của số phận, thậm chí là tạo ra kì tích cho bản thân và xã hội.

– Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, con người sẽ tích lũy được vô vàn những bài học, kinh nghiệm quý báu giúp bản thân trưởng thành hoàn thiện, có khả năng không ngừng nắm bắt những hạnh phúc trong cuộc đời.

* Cần làm gì để con người có thể tự tìm kiếm, xây dựng được hạnh phúc cho đời mình?

– Có niềm tin vào giá trị, nội lực của bản thân mình, không bao giờ có ý nghĩ buông xuôi đầu hàng số phận

– Luôn vận động và học hỏi có chọn lọc những kiến thức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân ứng phó với mọi biến động của cuộc đời.

– Hạnh động và hành động ngay từ bây giờ để có những đổi thay trong cuộc đời chứ không mong cầu, dựa dẫm vào một thế lực ngoài mình.

(Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục)

5,0
  1.3. Mở rộng

– Lên án phê phán những kẻ có suy nghĩ đánh đổi, trông chờ, dựa bám vào người khác vì đó là hạnh phúc không chân chính.

– Việc tự lực kiến tạo hạnh phúc cho mình không đồng nghĩa với việc đơn độc, khép lòng, không cần sự tư vấn nhờ cậy sự giúp đỡ từ bên ngoài.

– Tìm kiếm hạnh phúc cho mình không phải chỉ là góp nhặt vun vén cho bản thân mà cần có sự trao đi, chia sẻ với cộng đồng.

1,5
2         Bàn về văn chương, Nazim Hikmet có ý kiến cho rằng

     Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người.

     Bằng trải nghiệm văn học, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến của Nazim Hikmet?

12
    * Yêu cầu về kĩ năng

– Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học; biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả – tác phẩm để làm bài.

– Vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học; văn viết có cảm xúc, giọng điệu riêng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

 
    * Yêu cầu về kiến thức  
  2.1. Giải thích

Lắng nghe: mở lòng để đón nhận, rung động, phản ánh, thấu hiểu, khám phá lí giải những thanh âm vang động của thế giới hiện thực và cuộc sống con người.

Nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt: sự đau khổ, bất hạnh, bi kịch của muôn kiếp sinh linh.

Nỗi buồn của con người: những dằn vặt đau đớn, thống khổ, trái ngang, bi kịch mà cuộc đời con người phỉa trải qua có thể là mặt thể xác lẫn tinh thần.

è Nhận định đề cập tới đặc trưng đối tượng – nội dung của văn học: văn học có khả năng khắc họa thế giới hiện thực rộng lớn ở mọi đối tượng – mọi cung bậc cảm xúc, đặc biệt nhạy cảm với nỗi đau của con người.

 

1,0
  2.2. Bàn luận

* Tại sao văn học phải lắng nghe nỗi buồn của cuộc đời, của vạn vật hoa lá chim muông: Bởi hiện thực cuộc sống đâu chỉ có niềm vui và hạnh phúc sung sướng mà còn có cả những bi kịch, nỗi đau đớn. Phản ánh đầy đủ chân thực mọi góc độ khiến cho văn học phản ánh khách quan toàn diện chân dung cuộc đời.

* Tại sao trước hết văn học phải lắng nghe nỗi buồn của con người?

– Con người là trung tâm của quá trình khám phá nhận thức hiện thực cuộc sống của văn học, dù nhà văn viết về cái gì thì cũng đều đặt trong mối quan hệ với con người. Thấu hiểu con người ở những tầng sâu khuất lấp giúp văn học ngụp sâu vào hiện thực rộng lớn, có điểm tựa để nhìn ra và thấu hiểu thế giới.

– Nếu tác phẩm văn học không lắng nghe, phản ánh được những góc khuất đau đớn, nỗi buồn niềm đau bị chôn giấu của con người thì sẽ chỉ phản ánh được những thứ dễ dãi, thoáng qua, khó nhận được sự đồng điệu tìm đến của độc giả.

– So với niềm vui, thành công, hạnh phúc thì nỗi buồn là thứ gây được những rung động mãnh liệt, ấn tượng lâu dài, đồng điệu thương cảm hơn hẳn. Nhờ thế sức sống lâu bền của một tác phẩm cũng được gia tăng. Chiêm nghiệm nỗi buồn niềm đau cũng là con đường để độc giả tự nhận thức – tự giáo dục bản thân một cách sâu sắc.

Thí sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề nghị luân:

– Trước hết, thông qua việc lắng nghe những nỗi buồn của con người, nhà văn đã đem đến một bức tranh chân thực về hiện thực cuộc sống đương thời.

– Song nhà văn khắc họa nỗi buồn của con người không phải để than vãn, bi ai mà là cái nền để đậm tô vẻ đẹp của con người, gửi gắm những tư tưởng cao đẹp về nhân sinh.

Khi phân tích dẫn chứng cần kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức nghệ thuật.

9,0
  2.3. Đánh giá mở rộng

– Văn học có thể phản ánh nỗi buồn nhưng không thể là tiếng nói chán nản, buông xuôi, tiêu cực mà phải hướng con người chiêm nghiệm – vượt thoát nỗi buồn để trưởng thành những giá trị nhân tính bên trong.

– Một tác phẩm văn học chân chính có thể là tiếng lòng của một cá nhân ở một cảnh ngộ bi kịch riêng, có thể viết về một mảnh đời cụ thể nhưng thông điệp mà nó hướng tới phải có tính xã hội phổ quát, thậm chí là tính nhân loại thì mới có sức sống lâu bền.

– Bài học cho người cầm bút và bạn đọc.

 

2,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *