Đề HSG môn văn Trại hè Hùng Vương 2023 THPT Vùng cao Việt Bắc

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

LẦN THỨ XVII

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

(Đề thi gồm 2 câu trong 01 trang)

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10

NĂM 2023

 Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

Câu 1: (8.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Sự sáng tạo đòi hỏi phải can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn”.

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2: (12.0 điểm)

Nhà văn – nhà triết học Denis Diderot từng nói:

“Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường”.

(Trích Mỹ học, Diderot, Phùng Văn Tửu giới thiệu và dịch,

NXB Khoa học Xã hội, 2006)

Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, anh/chị hãy viết bài văn với nhan đề Cái bình thường – cái phi thường trong văn học.

————– HẾT —————-

(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

 

                                 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII

Môn: Ngữ văn lớp 10

(HƯỚNG DẪN CÓ 04 TRANG)

Câu Ý Nội dung Điểm
1   Có ý kiến cho rằng: “Sự sáng tạo đòi hỏi phải can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn”.

Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

8.0
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

–       Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận xã hội.

–       Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.

1.0
*Yêu cầu về nội dung:

    Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng đến những ý sau:

7.0
1.1 Giải thích vấn đề

– “Sáng tạo”: Là tìm ra cái mới, cách làm mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ, cái đã có sẵn.

“Can đảm”: Thể hiện bản lĩnh, sự quyết đoán trong tinh thần và hành động.

– “Buông tay”: Từ bỏ một cách dứt khoát, không đi theo những lối mòn, thậm chí là đi ngược lại hoàn toàn với những gì đã quen thuộc.

– “Những điều chắc chắn”: Là những cái đã có sẵn, đã biết, đã được nhìn nhận, đã trở thành chân lí, thành thói quen, thành nếp nghĩ khó thay đổi.

=> Ý kiến đã nhấn mạnh sáng tạo là phải có bản lĩnh từ bỏ cái đã có, tạo ra những cái mới, có giá trị mang lại thành quả tốt đẹp cho cuộc sống của cá nhân, cộng đồng và xã hội.

2.0
1.2  Bàn luận, mở rộng vấn đề

– Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người không ngừng thiết lập các giá trị mới, những quan hệ mới. Vì thế, mỗi chúng ta luôn nỗ lực tìm tòi, làm mới mình, thay đổi bản thân từ suy nghĩ cho đến hành động kịp thời với sự phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

– Sáng tạo bao giờ cũng là con đường nhiều gian nan. Đi trên con đường này, con người phải có bản lĩnh vượt qua những tiền đề, những thuận lợi sẵn có để dấn thân và chấp nhận thất bại để vượt qua khó khăn và cả sự cô đơn…

– Khi dám can đảm buông tay khỏi những điều chắc chắn để sáng tạo chúng ta sẽ:

+ Có thể khám phá và tạo ra được giá trị mới cả về vật chất và tinh thần.

+ Có cơ hội đến với những thành công, những bước ngoặt lớn lao có thể làm thay đổi nhận thức, hành động của mỗi người, đem lại điều tốt đẹp cho xã hội.

– Tuy nhiên, muốn sáng tạo, ngoài sự can đảm, chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng và sự trải nghiệm thực tế để không vấp phải những sai lầm, thất bại.

– Sáng tạo không đồng nghĩa với việc liều lĩnh, bất chấp, không giống ai, sáng tạo cần dựa trên hành trang mà mỗi người có, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

– Phê phán những người không sáng tạo, không có tư duy sáng tạo, bản thân sẽ trở nên máy móc, lười biếng, thụ động.

(Lưu ý: HS có thể đưa ra những ý kiến khác nhau, miễn thuyết phục; cần chọn và phân tích sâu sắc dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm.)

4.0
1.3  Bài học nhận thức, hành động

– Khẳng định được ý nghĩa quan trọng của sáng tạo và bản lĩnh của con người trong cuộc sống.

– Thường xuyên tích lũy, trau dồi tri thức, rèn luyện ý chí, bản lĩnh và kĩ năng sống, dám nghĩ dám làm, dám thay đổi … để hoàn thiện bản thân và tạo lên những giá trị mới đáp ứng được sự phát triển của xã hội, đem lại những thành quả tốt đẹp cho xã hội.

1.0
2   Nhà văn – nhà triết học Denis Diderot từng nói:

 “Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường”

          (Trích Mỹ học, Diderot, Phùng Văn Tửu giới thiệu và dịch,       

                                            NXB Khoa học Xã hội, 2006)

         Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, anh/chị hãy viết bài văn với nhan đề “Cái bình thường – cái phi thường trong văn học”.

12.0
*Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:

–       Đáp ứng yêu cầu của bài làm văn nghị luận văn học.

–       Trình bày vấn đề một cách khoa học, hấp dẫn.

1.0
*Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đạt được những nội dung cơ bản sau đây:

11.0
2.1 Giải thích vấn đề

– Nhận định của nhà văn – nhà triết học Denis Diderot đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật: Người nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời, thấu đáo để phát hiện ra bản chất cuộc sống trong cái nhìn đa diện, đa chiều.

 Từ đó, để thấy rằng trong những sự vật bình thường sẽ tiềm tàng những giá trị thẩm mĩ sáng giá, trong những con người bình dị sẽ ẩn chứa những phẩm chất đáng quý, và ngược lại, bên trong những sự vật, những con người, những đối tượng cao đẹp, vĩ đại là những tính cách chân phương, bình dị, gần gũi, hợp lẽ nhân sinh …

– Nhận định của nhà văn – nhà triết học Denis Diderot chính là khẳng định những giá trị độc đáo, mới mẻ, sâu sắc mà tác phẩm mang đến cho con người trong quá trình tiếp nhận.

2.0
2.2 Bàn luận và chứng minh vấn đề

– Văn học tái hiện đời sống nhưng là quá trình tái hiện có chọn lọc và luôn đòi hỏi nhà văn phải có những phát hiện mới mẻ, độc đáo, khác lạ đối với các sự vật, hiện tượng, con người trong tự nhiên và đời sống xã hội; đồng thời phải có cái nhìn nhân bản, toàn diện đến từng ngõ ngách bên trong của đối tượng. Phát hiện ra cái phi thường trong cái bình thường và ngược lại chính là làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc, toàn diện, thú vị hơn, đồng thời thể hiện dấu ấn độc đáo và mới mẻ.

– Nhìn ở phương diện khác, đó chính là khả năng phản ánh cuộc sống một cách sâu sắc, chân thực bởi cuộc sống đa chiều, phức tạp, nếu nhà văn chỉ nhìn bằng đôi mắt đơn giản, hời hợt một chiều thì sẽ trở nên nông cạn, thiếu khái quát, thiếu chiều sâu.

– Nếu văn học chỉ nhận thức đời sống ở mặt kì vĩ, phi thường, tác phẩm sẽ sa vào lối tô hồng cuộc sống hoặc nhà văn chỉ nhìn cuộc sống ở khía cạnh xù xì, tầm thường, thấp hèn; làm cho tác phẩm bị méo mó, xa rời bản chất, quy luật cuộc sống.

 (HS chọn và phân tích một số tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề).

7.0
2.3 Mở rộng, đánh giá vấn đề

– Dù có cái nhìn toàn diện, độc đáo đên đâu với những cái phi thường – cái bình thường trong cuộc sống thì giá trị của tác phẩm vẫn phải thể hiện quá trình chân thực của sự phản ánh; qua những tình cảm nhân đạo, những giá trị cao đẹp mà nhà văn hướng tới.

– Để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của cái phi thường – cái bình thường trong văn học đồng thời có những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc người đọc phải có chiều sâu trong suy nghĩ và tình cảm, có tâm hồn hướng thiện, luôn khát vọng hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mĩ trong cuộc đời.

2.0
    TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20.0

Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về kĩ năng, hình thức và nội dung để cho điểm.

……HẾT……

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *