SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I HỌC SINH GIỎI LẦN 1 – MÔN: NGỮ VĂN
Năm học 2023 – 2024
(Thời gian: 150 phút)
PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng, quyết định là ở bạn. Muốn có điều gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Vì sau tất cả, chẳng ai quan tâm.”
(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu“, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn – 2016)
- Hãy nêu phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên? (1.0đ)
- Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng? (1.0đ)
- Theo anh/ chị, thế nào là không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở? (2.0đ)
- Đoạn trích trên đem lại lời khuyên nào cho tuổi trẻ? (2.0đ)
PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4đ):
“Hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.” (Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu“, Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn – 2016).
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) nêu ý kiến của mình về thông điệp trên.
Câu 2: (10đ)
Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T.S Eliot cho rằng: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính”…
(Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ, theo Tri thức trẻ – 2013)
Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua đoạn trích “Việt Bắc” (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu) hãy làm sáng tỏ điều đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Nội dung | Điểm |
1. Phương thức biểu đạt: nghị luận.
Phong cách ngôn ngữ: chính luận. 2. Biện pháp tu từ chính: Phép điệp từ ngữ/ điệp cấu trúc. Tác dụng: Tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng cho câu, tăng giá trị biểu đạt; nhấn mạnh ý mà nhà văn muốn thể hiện, đó là vai trò của mỗi cá nhân trong việc quyết định cuộc sống của bản thân. 3. Không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở: Chỉ lối sống thiếu ý chí, lười biếng, bỏ qua những cơ hội học tập, thay đổi bản thân theo hướng tích cực, không chịu phấn đấu để thực hiện ước mơ, sống theo lối mòn nhạt nhẽo. 4. Lời khuyên: Tuổi trẻ phải biết sống tự lập, mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình, tự xây dựng cuộc đời theo những cách sống đúng đắn mà mình lựa chọn. |
1.0đ
1.0 đ
2.0 đ
2.0 đ |
|
Chú ý: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được các ý trên đây. | ||
LÀM VĂN
(14.0Đ) |
Câu 1: Viết đoạn nghị luận khoảng 200 từ về câu: “Hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.”. (4.0đ) | 4.0đ |
1 | a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý chính sau đây. |
|
Giới thiệu trích dẫn thông điệp (câu văn trên) | 0,5đ | |
– Giải thích các ý: làm những điều bạn thích tức là biết sống với những đam mê lành mạnh, đi theo tiếng nói trái tim tức là cách sống chân thật với chính bản thân mình, yêu ghét rõ ràng, sống theo cách bạn cho là mình nên sống hàm chứa ý nghĩa về việc chọn lựa cách sống đúng đắn, sống để tuổi trẻ trở nên có ý nghĩa và giá trị.
– Bàn luận: về ý nghĩa của lối sống; dẫn chứng… |
2.0 đ | |
– Suy nghĩ: Chọn cách sống đúng đắn không chỉ đáp ứng cái tôi vị kỉ mà cần phải biết sống vì những lẽ sống cao đẹp, sống đúng trong nhân cách làm người và quan niệm về hạnh phúc chân chính. | 1.0 đ | |
– Liên hệ ngắn gọn về bản thân. | 0.5đ | |
2 | Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T.S Eliot cho rằng: Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính…
(Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ, theo Tri thức trẻ – 2013) Anh / Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu) hãy làm sáng tỏ điều đó. |
14,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0,5 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng cơ bản của thơ: cảm xúc mãnh liệt và cá tính sáng tạo, chứng minh qua đoạn trích Việt Bắc. | 0,5 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: | ||
c.1. Giải thích | ||
* Cắt nghĩa ý kiến:
– Vòng quay chậm rãi của cảm xúc: biểu hiện cảm xúc một cách đều đều, mờ nhạt không có ấn tượng, không thăng hoa mãnh liệt – Lối thoát của cảm xúc: cảm xúc được cởi thoát, tuôn trào mãnh liệt, hướng tới sự tri âm, đồng điệu. – Tính cách: là tổng hợp những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của con người; Cá tính: là nét riêng biệt, diện mạo riêng của một người, làm nên đặc trưng của người đó để phân biệt với cộng đồng. Trong nghệ thuật, cá tính được biểu hiện là phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. – Lối thoát cho cá tính: sự bộc lộ nét độc đáo, sáng tạo của nhà thơ (thông qua nội dung và hình thức của tác phẩm). → Ý cả câu: Nhận định của Eliot đã khẳng định được những đặc trưng cơ bản của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc và khát khao mong muốn được giãi bày, mong nhận được sự tri âm ở người đọc một cách sôi nổi, mãnh liệt. Đồng thời thơ ca là nơi người nghệ sĩ khẳng định cá tính qua sự độc đáo về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. * Lí giải ý kiến: – Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc: + Thơ là thể loại trữ tình, điểm xuất phát hay đích đến đều là tình cảm, cảm xúc. Thơ ca là nơi người nghệ sĩ bộc lộ thế giới tình cảm bên trong vốn vô cùng phức tạp, tinh vi, luôn biến đổi không ngừng; nơi nhà thơ thăng hoa cảm xúc, giải thoát những cảm xúc (vốn dồn nén, giấu kín…). Họ làm thơ như là để “gửi hương cho gió”, để tìm kiếm những tâm tình chia sẻ. Thơ là giải thoát cho tâm tình, điệu hồn đi tìm đồng điệu. + Tình cảm, cảm xúc trong thơ không phải là thứ tình cảm bàng bạc, nhạt nhẽo, đơn điệu mà phải chân thành, phải được đẩy lên ở một “trạng thái cao trào, tràn đầy và mãnh liệt”. Tình cảm trong thơ nhất định phải đạt đến trạng thái đỉnh điểm của cảm xúc, trở thành cảm hứng hoặc thần hứng. Có như vậy, tiếng thơ ấy mới tìm được sự đồng điệu nơi độc giả. – Thơ không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng là một lối thoát cho cá tính: + Tính cách thể hiện bản chất xã hội của nhà thơ nhưng cá tính mới là dấu ấn riêng biệt để nhà thơ khẳng định cái “tôi” riêng của mình. Trong thơ ca việc khẳng định cái tôi, cái riêng ấy chính là cá tính sáng tạo, là “cái không lặp lại của nghệ thuật”. + Xuất phát từ bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo. Sáng tạo phải thông qua sự độc đáo, mới lạ trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó có thể là đóng góp mới trong quan niệm, cảm xúc, cách nhìn,… của nhà thơ; có thể là cách nói mới về những điều đã cũ, đã quen;cũng có thể là sự phá vỡ những khuôn mẫu, những hình thức có tính chất ổn định trước đó như hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu… – Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ. Tuy nhiên, mọi “lối thoát” của cảm xúc hay cá tính trong thơ đều phải gắn với ý nghĩa phổ quát, động chạm tới cái chung trong tâm hồn con người, trở thành tiếng lòng của nhiều người. |
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25 |
|
c.2. Chứng minh qua đoạn trích Việt Bắc (Tố Hữu) | ||
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Việt Bắc – “lối thoát của cảm xúc” – cuộc chia tay đầy bịn rịn, lưu luyến giữa người đi và kẻ ở trong tám câu thơ đầu. – Việt Bắc còn là “lối thoát cho cá tính” Tố Hữu: Thí sinh chỉ ra được cá tính sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua nội dung, hình thức của tác phẩm: + Nội dung tư tưởng: • Nỗi nhớ của chủ thể trữ tình về thiên nhiên Việt Bắc vừa êm đềm, thơ mộng vừa hùng vĩ, hiểm trở; con người Việt Bắc với những nét đẹp đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc người Việt; cuộc sống, chiến đấu ở Việt Bắc hào hùng, sôi động,… • Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, đã đưa những tư tưởng, tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc. + Nghệ thuật: Thể thơ lục bát kết hợp với giọng điệu cổ điển và dân gian, thể hiện những nội dung và tình cảm cách mạng mà có gốc rễ trong truyền thống tinh thần dân tộc; từ ngữ và lối nói quen thuộc nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại; hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu cảm hơn là giá trị tạo hình; Tố Hữu có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh điệu… |
4.0 | |
c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề | ||
– Khẳng định ý kiến xác đáng, đúng đắn của Eliot về cảm xúc và cá tính sáng tạo trong thơ.
– Ý nghĩa: + Đối với nhà thơ: Cần sâu sắc, mãnh liệt, chân thành trong từng cảm xúc. Đồng thời phải luôn không ngừng sáng tạo để đem đến sự độc đáo, mới lạ cho tác phẩm. + Người đọc trong quá trình tiếp nhận thơ cần nhận ra và trân trọng cái “vân chữ” của mỗi nhà thơ. Đọc không chỉ thấy được cái hay của câu chữ mà còn phải đồng điệu, tri âm ở tâm hồn. |
0,75
0,25
0,5
|
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0.5 | |
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 |