Đề tham khảo số 23:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (LỚP 11 THPT)
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (8 điểm):
Bạn cũng biết rồi đó, cái tên đôi khi được cha mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên, nhưng chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng cất cái tên của mình qua năm tháng, giúp nó tỏa hương”. (Nguyễn Nhật Ánh, “Tôi là Bê tô”, NXB Trẻ, 2007).
Hãy đề xuất một cách sống mà anh/chị cho rằng có thể “chưng cất cái tên của mình qua năm tháng” và “giúp nó tỏa hương”.
Câu 2. (12 điểm):
Trong buổi lễ trao giải thưởng Cikada1 ngày 30/11/2015 tại Đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội; trước nhiều sự băn khoăn về vai trò, vị thế của thơ ca, nhà thơ Ý Nhi đã phát biểu: “Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý; như tất cả những gì tồn tại trong thế giới chúng ta. Vì sao ư? Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người”.
Bằng trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Chú thích:
(1) Giải thưởng Cikada là giải thưởng văn học được thành lập năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Thụy Điển Harry Martinson – người đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1974. Giải thưởng chủ yếu được trao cho các nhà thơ Đông Á nhằm ghi nhận những đóng góp thông qua các sáng tác ca ngợi sự thiêng liêng của cuộc sống. Ý Nhi là nhà thơ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng này.
HƯỚNG DẪN CHẤM
YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
– Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu | Ý | Yêu cầu cần đạt | Điểm |
1 | “Bạn cũng biết rồi đó, cái tên đôi khi được cha mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên, nhưng chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng cất cái tên của mình qua năm tháng, giúp nó tỏa hương”. (Nguyễn Nhật Ánh, “Tôi là Bê tô”, NXB Trẻ, 2007).
Hãy đề xuất một cách sống mà anh/chị cho rằng có thể chưng cất cái tên của mình qua năm tháng và giúp nó tỏa hương. |
8,0 | |
* Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. – Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. |
1,0 | ||
* Yêu cầu về kiến thức:
– Đây là dạng đề mở. Dạng đề này cho phép HS có thể đề xuất những cách sống khác nhau để khẳng định được tên tuổi, giá trị của mình theo năm tháng nhưng phải phù hợp và thuyết phục. HS cần viết bài với tâm thế của người trong cuộc, xuất phát từ điểm nhìn cá nhân và trình bày những suy nghĩ riêng về cách sống đẹp, từ đó khẳng định được vị trí, tên tuổi của bản thân trong cuộc đời này. – Chỉ đánh giá cao những bài viết in đậm dấu ấn cá nhân và thể hiện được nhân sinh quan tích cực. Không đánh giá cao những bài viết chung chung, nói theo, nói cho người khác chứ không hướng về mình và những bài viết không cho thấy cách sống đúng đắn, tốt đẹp mà mình theo đuổi để khẳng định dấu ấn và lưu danh. |
7,0 | ||
1.1 | Giải thích câu văn của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.
– Cái tên đôi khi được cha mẹ đặt cho một cách ngẫu nhiên: cái tên là sự định danh cho mỗi người khi sinh ra trên cuộc đời. Nhiều cái tên được cha mẹ đặt một cách tình cờ, không hàm chứa ý nghĩa sâu xa, không có tính chất quyết định cuộc đời, giá trị của con người. – Cách sống: là cách mà một người hướng đến, đối xử và thể hiện bản thân trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm quan điểm, nguyên tắc, giá trị mà người đó theo đuổi; những hành vi, cách cư xử; những quyết định, lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống. – Chính cách sống của bạn đã không ngừng chưng cất cái tên của mình qua năm tháng, giúp nó tỏa hương: Cách sống của mỗi người sẽ khẳng định giá trị và sự ảnh hưởng tích cực của họ đến cộng đồng, giúp cho cái tên của họ thực sự có ý nghĩa và tạo được dấu ấn trong cuộc đời. à Tóm lại, thông qua câu nói này, tác giả muốn nhấn mạnh tên gọi của mỗi người có thể ban đầu chưa hàm chứa một ý nghĩa sâu xa. Bằng cách đối xử và hành động tích cực (cách sống), tên tuổi của chúng ta dần dần được khẳng định, tỏa sáng và lưu danh. |
1,5 | |
1.2 | Bàn luận.
Đề xuất một cách sống mà anh/chị cho rằng có thể chưng cất cái tên của mình qua năm tháng và giúp nó tỏa hương. – HS có thể đề xuất 1 cách sống đẹp, ý nghĩa để khẳng định được giá trị, tên tuổi của mình và tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng. – Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chỉ ra vì sao lại mình lại lựa chọn cách sống ấy. Nêu rõ cách sống ấy mang lại cho bản thân những giá trị tốt đẹp gì, cách sống ấy có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến cộng đồng. – Sau đây là 1 số gợi ý về cách sống: + Sống tận hiến. + Sống nhân ái. + Sống tử tế. + Sống dấn thân. + Sống là chính mình. + Sống giàu ước mơ và khát vọng… (Lưu ý: Trên đây là 1 số gợi ý, HS có thể đề xuất những “cách sống” khác miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục. Trong quá trình lập luận, học sinh cần chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận (chứng minh, bình luận, …) để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng cần lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động). |
4,0 |
|
1.3 | Mở rộng vấn đề và nêu ra bài học nhận thức, hành động.
– Phê phán những đối tượng có những cách sống không đẹp, không đúng đắn, không khẳng định được giá trị của bản thân, khiến cái tên của mình trở nên mờ nhạt, vô nghĩa trong xã hội. – Nhìn cách sống mình lựa chọn ở nhiều góc độ, chỉ ra những cách hiểu chưa đúng, chưa toàn diện về cách sống ấy. – Xác định rõ ràng cách sống và thực hiện, theo đuổi cách sống đó một cách tích cực, nghiêm túc. |
1,5
|
|
2 | Trong buổi lễ trao giải thưởng Cikada tại đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội; trước nhiều sự băn khoăn về vai trò, vị thế của thơ ca, nhà thơ Ý Nhi đã phát biểu: “Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý; như tất cả những gì tồn tại trong thế giới chúng ta. Vì sao ư? Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người”.
Bằng trải nghiệm văn học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. |
12,0 | |
* Yêu cầu về kĩ năng
– Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học; biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài. – Vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ xác đáng; trình bày khoa học; văn viết có cảm xúc, giọng điệu riêng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. |
1,0 | ||
2.1 | * Yêu cầu về nội dung:
Giải thích – “Thơ”: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. -“Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý”: giống như vạn vật tồn tại trong thế giới đều có vai trò, vị thế riêng; thơ ca ra đời từ rất lâu nhưng không hề biến mất; nó luôn song hành, gắn bó và đáp ứng những nhu cầu của con người. Thơ vẫn tồn tại bởi những giá trị không thể phủ nhận với đời sống tinh thần con người. – “Vì nỗi đau khổ và niềm hy vọng của con người”: lý giải cho sự “tồn tại” của thơ: thơ ca cất lên tiếng nói của những xúc cảm mãnh liệt, chạm đến những nỗi niềm sâu khuất; chia sẻ, đồng điệu và phản ánh đời sống tinh thần, tâm hồn phong phú và phức tạp của con người. => Ý kiến của nhà thơ Ý Nhi đã thể hiện niềm tin vào giá trị, khẳng định vai trò, vị thế của thơ ca nói riêng, văn chương nghệ thuật nói chung: cho dù cuộc sống có thay đổi và nhiều biến động, nhưng văn thơ với sứ mệnh thiêng liêng và cao quý, sẽ luôn dấn thân, đồng hành cùng con người, trường tồn cùng năm tháng. |
11,0
1,0 |
|
2.2 | Bàn luận
a. Tại sao “Thơ tồn tại một cách tự nhiên, một cách hữu lý”? – Trước hết, sự băn khoăn, nghi ngờ về vai trò, vị thế và sức sống của thơ ca trong đời sống đương đại là điều không hiếm gặp; nhất là trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự lên ngôi của truyền thông đại chúng, nhịp sống khẩn trương, hối hả với bao lo toan, bận rộn, xô bồ tác động, làm thay đổi mối quan tâm, nhu cầu, thị hiếu, suy nghĩ, quan niệm, cách nhìn nhận… của con người. Băn khoăn này một mặt vừa mang tính lịch sử; mặt khác, cũng là một câu hỏi mang tính thời sự văn học. – Với nhà thơ Ý Nhi, mặc dù vị thế, sức sống của thơ ca có nhiều thay đổi, nhưng thơ ca không yểu mệnh, luôn tồn tại cùng con người với những giá trị tự thân mà nhiều loại hình, thể loại khác không thể thay thế: + Thơ ca từ lâu đã gắn bó, đồng hành cùng với con người. Qua hàng ngàn năm, sự tiến bộ của con người, của nền văn minh nhân loại đều gắn với chiều dài phát triển, sự vận động và chuyển mình của thơ, thơ ca đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của nhân loại. + Văn chương, trong đó có thơ ca là lĩnh vực của sáng tạo nghệ thuật, dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống, đồng thời bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả. Thơ là phương tiện để nhà thơ giao cảm, chia sẻ với cuộc sống và con người, là ý nghĩa sự tồn tại của người nghệ sĩ. + Trong sâu thẳm mỗi người, đều có một “nhà thơ”, nơi trú ngụ của những nỗi niềm không dễ ngỏ, tình yêu, nỗi đau, niềm trắc ẩn. Và khi những trạng thái tinh thần ấy thăng hoa thì thơ ra đời. Thơ tồn tại vì làm thơ là sự cởi tỏa nội tâm, hành trình kiếm tìm để con người được là chính mình. + Thơ tồn tại vì nỗi đau khổ, và niềm hy vọng của con người. Thơ kiến tạo một không gian sống, như một phương thức tái lập cân bằng, một nguồn trợ lực cho sự sống, cứu rỗi con người trước những nguy cơ của xã hội đầy bất trắc, trong những hiện diện vô cảm. Thơ như một cách tự chữa lành của con người trong đời sống rất dễ tổn thương hiện nay. Thơ tồn tại vì con người cần thơ. + Văn học nói chung, thơ ca nói riêng không chỉ cất lên tiếng nói của thế giới nội tâm phong phú, đưa đến nhận thức và sự tự nhận thức mà còn bồi đắp khả năng cảm thụ thế giới trong trạng thái thẩm mĩ. Ngôn từ thơ ca được tổ chức đặc biệt nên đem lại cho con người khoái cảm thẩm mĩ, sự bất ngờ… Nhờ đó, thơ ca bồi đắp cảm quan cho con người, mở rộng giới hạn của cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ về đời sống. b. Làm thế nào để thơ ca có thể tồn tại và phát triển “một cách tự nhiên, một cách hữu lý”? – Để tồn tại và phát triển, thơ ca nói riêng và văn chương nói chung phải là sự giải tỏa những áp lực căng thẳng mà con người đối diện trong cuộc sống, trả lời được những câu hỏi mang tính thời đại, tính nhân loại và phải phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của người tiếp nhận. – Những tác phẩm thơ ca có giá trị luôn có sức gợi mở, thu hút, hấp dẫn người đọc bằng chính tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, tạo được mối quan hệ hai chiều giữa người sáng tạo và người tiếp nhận, đáp ứng được những nhu cầu về tinh thần, nhu cầu thẩm mĩ, giải trí, nhu cầu sáng tạo… – Trong khi thế giới chịu sự tác động mạnh mẽ bởi khoa học kĩ thuật, công nghệ và truyền thông… thì thơ ca phải tự thay đổi để thích ứng với sự đổi thay của xã hội và nhu cầu tinh thần của con người: thay đổi quan niệm, tư duy nghệ thuật, nội dung, hình thức nghệ thuật… Tuy nhiên, những cái gì là giá trị căn cốt, là đặc trưng của thơ thì cần phải duy trì và phát triển. |
3,0 | |
2.3 | Chứng minh
Học sinh lựa chọn tác giả, tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. Song cần đảm bảo yêu cầu: dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, toàn diện. Việc phân tích dẫn chứng phải hướng về làm sáng tỏ những biểu hiện của vấn đề, tránh viết chung chung, tràn lan, không bám sát luận đề. Có thể khai thác dẫn chứng theo hướng: – Đoạn thơ/ bài thơ ấy đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt, trạng thái tinh thần đặc biệt nào; đưa tới cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ về đời sống ra sao? – Đoạn thơ/ bài thơ ấy sử dụng hình thức ngôn từ đặc biệt, có ý nghĩa bồi đắp khả năng cảm thụ thế giới trong trạng thái thẩm mỹ và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người như thế nào? – Những cảm xúc, cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ về đời sống, những sáng tạo nghệ thuật đã đem lại giá trị gì cho bài thơ/ đoạn thơ, củng cố niềm tin nào vào sức mạnh và sự tồn tại của thơ? |
6,0 | |
2.4 | Mở rộng
– Thấm thía vai trò, ý nghĩa, sức sống và sức mạnh của thơ nhưng không thần thánh hóa, tuyệt đối hóa thơ ca, cần nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện. – Trước những thách thức đặt ra cho văn thơ trong đời sống hiện nay, nhà thơ cần có ý thức trách nhiệm hơn trong sáng tạo nghệ thuật, sứ mệnh của nhà thơ không chỉ là cất lên tiếng nói của cá nhân mà phải nói lên tiếng nói của muôn triệu trái tim, triệu tâm hồn, phải đau nỗi đau của thế nhân, vui buồn cùng nhân loại. Thơ phải luôn nồng nàn hơi thở của cuộc đời và in đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. – Về phía người tiếp nhận, cần trân trọng các tác phẩm nghệ thuật chân chính, làm giàu giàu tâm hồn mình bằng văn thơ và nâng cao khả năng cảm nhận khi đánh giá mỗi tác phẩm văn chương. – Sức sống của thơ ca phụ thuộc chủ yếu vào tài năng của người làm thơ và khả năng đồng cảm của người đọc. Sự thực dụng hóa, máy móc hóa tinh thần thơ ca chính là nguyên nhân khiến thơ ca nghệ thuật tàn lụi. |
1,0 | |
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI | 20,0 |