Đề HSG 11 sách mới: Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời

Đề tham khảo số 22:

SỞ GDĐT

TRƯỜNG ……….

ĐỀ

 

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm  01 trang, 02 câu)

 

Câu 1 (8,0 điểm)

Để sống một cuộc đời đầy cảm hứng, bạn phải vượt lên tâm lý sợ phạm sai lầm.

Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng:

“Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời.”

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua tác phẩm truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945.

———- HẾT ———

Họ và tên thí sinh………………………………………………SBD…………………

 

 

SỞ GDĐT

TRƯỜNG ………..

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

LỚP 11 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn: Ngữ văn

 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM  ĐỀ CHÍNH THỨC  MÔN NGỮ VĂN

(Hướng dẫn chấm  gồm có 04 trang)

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm toàn bài thi cho lẻ đến 0,25 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu Nội dung Điểm
 

Câu 1

(8,0 đ)

  – Yêu cầu về kĩ năng: cần xác định đây là đề nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Học sinh có thể lựa chọn kiểu bài và thao tác lập luận phù hợp, nhuần nhuyễn, huy động được các chất liệu đời sống.

– Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:

 
1 Giải thích 1,0 đ
  Cuộc đời đầy cảm hứng: cuộc đời đầy hứng khởi, nhiệt huyết, say mê khiến mỗi người khát khao được làm việc, cống hiến.

Vượt lên tâm lí sợ phạm sai lầm: không để tâm lí sợ phạm sai lầm trở thành lực cản, thành nỗi ám ảnh khiến ta không dám làm điều gì.

=> Ý kiến khuyên mỗi người phải vượt lên tâm lí sợ phạm sai lầm, sợ thất bại, dám vượt lên chính mình để mạnh dạn làm những việc, những điều mong muốn, khiến cho cuộc đời tràn đầy nhiệt huyết, hứng khởi, say mê.

0,25đ

 

0,25đ

 

0,5 đ

2 Bàn luận 5,0 đ
  Tâm lí sợ phạm sai lầm có thể xảy ra với bất cứ ai khi đối diện với bất kì việc lớn, nhỏ nào:

+ Trong cuộc sống ai cũng muốn an toàn, yên ổn, họ sợ đối mặt với những khó khăn, thử thách vì thế dễ rơi vào tâm lí sợ phạm sai lầm.

+ Sợ phạm sai lầm khiến con người chẳng dám làm điều gì hoặc làm không hết mình, khiến mình không hiểu rõ mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì.

+ Sợ phạm sai lầm khiến con người có thể mất đi những cơ hội quan trọng trong cuộc đời. Vì thế, thành công cũng khó tìm đến.

(dẫn chứng, phân tích)

– Khi vượt lên tâm lí sợ phạm sai lầm, con người sẽ có động lực, nhiệt tình để làm việc gì đó hết mình:

+ Mỗi người có cơ hội đi những con đường riêng, thể hiện những cách làm độc đáo.

+ Mỗi người có thể tìm thấy những năng lực tiềm ẩn, những điều mà chính mình chưa hiểu hết về mình. Đây là điều kiện quan trọng để hướng tới thành công.

(dẫn chứng, phân tích)

2,5

 

0,5

 

1,0

 

1,0

 

2,5

 

1,25

 

1,25

3 Mở rộng, nâng cao vấn đề 2,0
  – Phản đề: vượt lên tâm lí sợ phạm sai lầm không đồng nghĩa với sự liều lĩnh mù quáng. Vượt lên tâm lí sợ sai lầm ở đây là trên cơ sở có sự cân nhắc các yếu tố chủ quan, khách quan, cân nhắc những được, mất trước khi làm.

– Liên hệ bản thân:  những trải nghiệm của chính bản thân.

– Rút ra bài học: cần vượt qua tâm lí sợ phạm sai lầm, cần mạnh dạn, cần có bản lĩnh đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để sống hết mình, phấn đấu hết mình.

0,5

 

 

0,5

1,0

 

2

(12,0 đ)

  Về kĩ năng

Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai làm đúng kiểu bài văn bản. Bài làm cần có sự hiểu biết sâu rộng, phong phú, có nhiều phát hiện độc đáo. Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, giàu chất văn.

12,0
   Về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

 
1 Giới thiệu vấn đề nghị luận đúng và hấp dẫn 0,5
2 Giải thích

– Nhận định bày tỏ quan niệm, yêu cầu đối với một truyện ngắn hay:

Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn đề quan trọng, bức thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh…)

Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời:  tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị – những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở.

– Truyện ngắn hay là những tác phẩm hài hòa hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn, cốt lõi của thời đại – vừa có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lí bình thường, phổ quát, muôn đời..

1,5
3  Bình luận: Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài.

– Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là khám phá, miêu tả, soi bóng thời đại mà nó ra đời: hiện thực cuộc sống, đời sống con người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phong phú, phức tạp…

– Đặc trưng của truyện ngắn: thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, thường chỉ kể về một tình huống đặc biệt của đời sống, với số lượng không nhiều các nhân vật, tình tiết, chi tiết, qua đó gửi gắm những thông điệp tư tưởng, tình cảm của tác giả.

– Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị:

Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về hiện thực thời đại, xây dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương thời. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời (Tô Hoài)

Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều sâu của hiện thực, đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính quy luật, là chân lí phổ quát muôn đời. Khi đó, tác phẩm là kết quả của sự gắn bó, trăn trở sâu sắc với thời đại và nhân sinh, thực sự có giá trị và sức sống lâu dài.

– Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao: tuy dung lượng ngắn, tình huống độc đáo, nhân vật không nhiều, chi tiết cô đúc … nhưng có độ dồn nén, hàm súc, khả năng khái quát, điển hình.

2,0
4 Chứng minh qua tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) .  
   Truyện ngắn Chí Phèo là chứng tích của một thời:

+ Qua câu chuyện về làng Vũ Đại, Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác, mâu thuẫn giai cấp gay gắt, bọn thống trị tàn bạo, thâm độc đẩy người nông dân vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, đến bước đường cùng, hoặc để yên thân thì trở nên vô cảm với bi kịch của đồng loại.

+ Truyện xây dựng thành công những nhân vật vừa sống động, cụ thể vừa tiêu biểu, điển hình, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo – hiện tượng khái quát, có tính quy luật cho tình trạng tha hóa bi thảm, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân nói riêng, con người nói chung trong xã hội đương thời.

+ Qua đó, Nam Cao gửi gắm thông điệp mang tinh thần nhân đạo sâu sắc của thời đại: nỗi xót xa trước bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền làm người, lòng tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa, thức tỉnh của nhân tình trong một xã hội bạo tàn, vô nhân đạo.

3,0
  – Tác phẩm còn là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời:học sinh có thể chọn phân tích một trong những vấn đề mang giá trị chân lí giản dị của mọi thời trong thiên truyện:

+ Bi kịch đau khổ nhất của con người không chỉ là bị bần cùng hóa, bị đe dọa bởi đói nghèo, áp bức bất công, mà là sự tha hóa, bị hủy hoại nhân hình và nhân tính đến mức thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ. Đây là bi kịch bi thảm không chỉ của một thời mà còn của muôn đời.

+ Niềm tin vào sự bất diệt của nhân tính và sức mạnh cảm hóa của nhân tình mộc mạc, chân thành: nhân tính của con người không dễ gì bị hủy diệt, bản tính hiền lành lương thiện và khát vọng hướng thiện khi gặp nhân tình sẽ thức tỉnh và bất diệt; tình người, sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương mộc mạc, chân thành sẽ có sức mạnh cảm hóa, thức tỉnh để phần người hồi sinh.

3,0
5  Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Nhận định chủ yếu khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn ở phương diện ý nghĩa nội dung tư tưởng, song cũng cần nhắc tới những yêu cầu, phẩm chất về nghệ thuật của thể loại: dựng chuyện, kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật; lựa chọn sáng tạo chi tiết, giọng điệu, lời văn…

– Ý kiến đúng đắn. Ý kiến được nêu cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:

+ Đối với người sáng tác: phải gắn bó, hiểu biết sâu sắc, trăn trở và nói lên những vấn đề thiết cốt nhất của thời đại để tác phẩm của mình thực sự là chứng tích của một thời; đồng thời đào sâu vào những vấn đề bản chất, chân lí của nhân sinh để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

+ Đối với người đọc: tiếp nhận, trân trọng giá trị của những tác phẩm hay giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc sống, con người một thời và thấy được ý nghĩa của tác phẩm với muôn đời, muôn người, trong đó có chúng ta và thời đại mình đang sống.

1,5
6 Đánh giá vấn đề nghị luận 0,5
Tổng 20,0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *