Đề HSG 10: Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung

Đề tham khảo số 24:

      

 

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG  

                                        LỚP 10

                        NĂM HỌC 2023 – 2024

                             Môn thi: NGỮ VĂN

                     Thời gian làm bài: 150 phút

Phần I: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Thần thoại Hy Lạp kể rằng: “Ngày xưa, có một ngôi sao đến xin thần Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: “Con không thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó con không có gì nổi bật cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ: “Quan trọng là ngươi có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng hay không”.

Anh/chị hãy viết bài văn bàn luận về vấn đề trên.

Phần II: Nghị luận văn học (12,0 điểm)

Nhà văn Nga Lêônit Lêônôp có viết: Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung.

Qua một số tác phẩm đã học, đã đọc trong chương trình trung học phổ thông, anh/chị hãy làm sáng tỏ quan điểm trên.

——- Hết ——

Họ và tên thí sinh:………………………………………Số báo danh:……………………..

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN NGỮ VĂN- LỚP 10

(Thời gian làm bài: 150 phút không kể giao đề)

Phần I: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Ý Yêu cầu kiến thức, kĩ năng Điểm
1 Giải thích về ý kiến:

– Lời của ngôi sao nhỏ:

+ Mong muốn thay đổi vị trí trên bầu trời để được nổi bật.

+ Lí do: Ngôi sao quan niệm “góc đường chân trời” là vị trí tầm thường.

Lời nói của ngôi sao đã đánh đồng vị trí nó đang đứng với giá trị của chính bản thân.

– Lời của thần Dớt:

+ Điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là sự tỏa sáng.

–> Ý nghĩa câu chuyện: vị trí trên bầu trời không quan trọng bằng việc tỏa sáng. Ngôi sao nhỏ nếu không tỏa sáng ở vị trí mình đang đứng thì làm sao có thể tỏa sáng ở nơi cao xa nào đó.

 

 

2.0 điểm

2 Bàn luận, chứng minh: HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần nêu được luận điểm rõ ràng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Sau đây là một vài gợi ý phần phân tích, chứng minh:

– Trong cuộc sống, không có vị trí nào là tầm thường, không có việc nào là thấp hèn, chỉ có những người không cố gắng nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà thôi.

– Mỗi vị trí, mỗi công việc trong cuộc sống đều có giá trị và ý nghĩa riêng. Vì vậy, mỗi người phải không ngừng nỗ lực để tạo lập giá trị bản thân bằng các làm tốt công việc của mình. (Dẫn chứng).

– Nhận thức đúng vị trí và công việc của mình đang có cũng là coi trọng bản thân. Đổ lỗi cho hoàn cảnh bắt nguồn từ sự tự ti và hèn nhát, tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Bởi vì một công việc được cho là giản đơn cũng đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực cao nhất của mỗi người (Dẫn chứng).

– Cách thức để mỗi người tỏa sáng trong cuộc đời.

+ Mỗi người  tùy thuộc vào năng lực, sở trường, điều kiện thực tế để lựa chọn cho mình vị trí và công việc phù hợp.

+ Phải từ suy nghĩ đúng đắn, xác định mục tiêu và kiên trì thực hiện, có như vậy mới đạt đến thành công để “tỏa sáng”.

+ Sự “tỏa sáng” là do mỗi người chúng ta thắp lên bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng.

Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

– Mỗi người cần tỏa sáng trong cuộc đời nhưng sự tỏa sáng ấy phải phù hợp với lợi ích chung của tập thể, không đi ngược lại những giá trị, đạo đức của cuộc đời. Sự “tỏa sáng” không chỉ dừng lại ở một thời điểm nào đó, một khoảnh khắc mà phải là cả hành trình trong cuộc đời của bất cứ ai.

– Phê phán những kẻ thụ động, thiếu ý chí, chỉ biết trông chờ vào may mắn; những kẻ tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân, sống mờ nhạt, vô vị.

+…

* Liên hệ, rút ra bài học nhận thức, hành động cụ thể.

4.5 điểm

 

 

 

 

3 Yêu cầu về hình thức:

– Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài.

– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.

– Khuyến khích những bài có giọng điệu riêng.

1.5 điểm

Phần II: Nghị luận văn học (12,0 điểm)

Ý Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng Điểm
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Giải thích được nhận định:

-Phát minh, khám phá là sự tìm tòi, phát hiện sáng tạo mới mẻ, có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực khoa học và đời sống con người.

-Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung: Một tác phẩm văn học phải đem đến sự tìm tòi, sáng tạo mới mẻ, độc đáo về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật, tạo nên nét riêng của nhà văn. Từ đó đóng góp tích cực cho sự phát triển của văn học.

-Ý kiến đặt ra yêu cầu đối với một tác phẩm văn học cũng là yêu cầu đối với người cầm bút trong hành trình sáng tạo nghệ thuật .

 Bàn luận:

Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến xuất phát từ đặc thù của sáng tạo văn học:

Mỗi tác phẩm văn học (có thể nói rộng ra là nghệ thuật) luôn luôn là một công trình duy nhất, không thể lặp lại. Do đó, không sáng tạo thì không thể  có tác phẩm văn học, không có sự phát hiện, tìm tòi mới mẻ, nhà văn cũng không thể khẳng định được tên tuổi, chỗ đứng của mình .

 

3,0 điểm

 

 

 

 

 

1.0 điểm

 

 

3  Chứng minh và mở rộng vấn đề:

Yêu cầu đối với một tác phẩm nghệ thuậtchân chính:   Sáng tạo trước hết là “khám phá về nội dung” ( qua sáng tác, nhà văn phải thể hiện những tư tưởng, những quan niệm mới mẻ về cộc sống và xã hội). Đồng thời, nhà văn còn phải “phát minh” (nghĩa  phát hiện và tìm tòi những cái mới, có ý nghĩa) về hình thức nghệ thuật. Đây chính là hai yêu cầu đan xen của tác phẩm nghệ thuật.

-Xuất phát từ nhu cầu người đọc khi đến với tác phẩm văn học…

– Học sinh lựa chọn dẫn chứng và làm rõ được những phát minh, khám phá của 2 đối tượng.

6.0 điểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *