Đề HSG lớp 11 chương trình SGK mới, đề số 11

Đề tham khảo số 11:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH

                                NĂM HỌC 2023 – 2024 

                                                                        Thời gian: 180 phút – Không kể thời gian giao đề

                                                                                                Đề gồm có 01 trang

Đề bài:                                                                                     

Câu 1: ( 8,0 điểm)   

                                             HAI BIỂN HỒ

          “Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ … Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này …

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết dần trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.”

(Trích “Bài học làm người” – Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)

Câu chuyện HAI BIỂN HỒ trên đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống?

Câu 2: (12,0 điểm)

“Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa kiến tạo gương mặt mình”. ( Tôn-xtôi)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến.

——————-Hết—————–
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu/ Ý Nội dung Điểm
Câu 1: (8,0 điểm)   

 

                                             HAI BIỂN HỒ

          “Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ … Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. ………….. muông thú và con người.”

(Trích “Bài học làm người” – Nhà xuất bản Giáo dục, 2010)

Câu chuyện HAI BIỂN HỒ trên đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống?

 

8.0
  Về kĩ năng

–   Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

 
1 * Giải thích:  Ý nghĩa của câu chuyện:

– Từ góc nhìn địa lí: Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi, không có lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về tích tụ dần một lượng muối lớn, khiến sinh vật không thể sống được dẫn tới hoang vu. Biển hồ Galilê thì ngược lại, nước tràn qua các hồ nhỏ, sông lạch nên luôn trong sạch, mang lại sự sống tươi đẹp.

-Ý nghĩa biểu tượng:

+ Biển chết: tượng trưng cho kiểu người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, chỉ biết sống cho riêng mình.

+Biển hồ Galilê: tượng trưng cho kiểu người có lòng vị tha, nhân ái, luôn sống vì người khác.

-> Ý nghĩa:Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa, đánh thức trái tim con người ý thức về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống.Hãy chọn cho mình lối sống nhân ái, biết cảm thông, chia sẻ để luôn đón nhận niềm vui và để cuộc sống luôn tươi đẹp.

1,5
2 Bàn luận:

Ý nghĩa của cho và nhận:

-­ Cho và nhận là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.

– Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

– Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng. Cho và nhận gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.

– Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.

– Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

3.0
3 – Mở  rộng: Phê phán lối sống ích kỉ, cách ứng xử thiếu lòng vị tha của một bộ phận người, đặc biệt là tuổi trẻ trong XH ngày nay. (Dẫn chứng từ cuộc sống thực tế) 1,5
4 * Bài học:

Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

1,0
5 –   Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp Tiếng Việt.

–   Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo văn phong trôi chảy, thể hiện suy nghĩ mới mẻ về vấn đề nghị luận.

1,0
Câu 2: (12,0 điểm)

 

 “Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa kiến tạo gương mặt mình”. ( Tôn-xtôi)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến.

12,0
  Yêu cầu:

–  Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh. Đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lý luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng.

Về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:

 
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình kép: nhà văn vừa sáng tạo ra thế giới vừa kiến tạo gương mặt mình”. ( Tôn-xtôi) 1.0
2 Giải thích ý kiến:

– Sáng tạo ra thế giới:

+  Thế giới chính là thực tế của thời đại được nhà văn phản ánh trong tác phẩm dựa trên nền tảng sự thật của hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng thẩm mĩ cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Sáng tạo ra thế giới: là cách nhìn, cách cảm nhận riêng của nhà văn về hiện thực đời sống với những khám phá, phát hiện, khơi dậy những điều mới mẻ, tiềm ẩn trong hiện thực đời sống. Thế giới ấy vừa mang dấu ấn hiện thực nhưng lại chưa có bao giờ để phản ánh sâu sắc thực tế thời đại và con người.

– Kiến tạo gương mặt mình: từ sự trải nghiệm hiện thực, nhà văn chắt lọc được những điều quý giá, đẹp đẽ của cuộc đời và con người để hoàn thiện bản thân. Đồng thời tạo ra nét khác biệt, dấu ấn riêng, cá tính sáng tạo trên trang văn của mình.

– Quá trình kép: hai hoạt động song song, không tách rời, bổ sung, nâng đỡ nhau: khi tạo ra thế giới mới mẻ từ cách nhìn cách cảm của mình thì đồng thời nhà văn cũng thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách  riêng trong cách phản ánh hiện thực  để bộc lộ tư tưởng quan điểm nghệ thuật của mình. Chính phong cách độc đáo của tác giả khiến cho “ thế giới mới vừa được tạo lập” trở nên cuốn hút đặc biệt

=> Ý kiến trên nhấn mạnh bản chất của sáng tạo nghệ thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ: nhà văn vừa tìm tòi, sáng tạo cái mới, cái chưa từng có trong phản ánh hiện thực, vừa hoàn thiện bản thân và tạo nên phong cách nghệ thuật của riêng mình.

3,0
3 *Lý giải mở rộng

–  Văn học bắt nguồn từ đời sống, phản ánh hiện thực đời sống nhưng không phản ánh đơn thuần, không sao chép nguyên bản “ những điều trông thấy” mà còn thể hiện tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Vì thế giới nghệ thuật gắn liền với hoạt động nhận thức, tư tưởng, từ ấn tượng tới cảm xúc. Người nghệ sĩ quan sát rồi ghi lại dấu ấn chủ quan, nhào nặn, tái tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp, in dấu xúc cảm thẩm mỹ của mình. Văn học là sự thật ở đời nhưng chỉ được phơi bày qua lăng kính chủ quan của nhười nghệ sĩ. Bằng năng lực sáng tạo và độ nhạy bén tinh tế, nhà văn sẽ tạo lập cho mình một thế giới riêng và thế giới ấy là hiện thực được phản chiếu qua ánh sáng tư tưởng của nhà văn.

 Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết về thế giới, nhận thức thế giới mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ, khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống. Những ưu tư day dứt về cuộc đời, con người sẽ khiến nhà văn càng thêm đầy đủ trong nhận thức về thế giới và đôi mắt sẽ luôn hướng về con người với bao niềm yêu thương và tin tưởng, nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu sót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. Đồng thời, nhà văn phản ánh hiện thực bằng cách thức riêng, tạo cho mình dấu ấn không thể trộn lẫn- phong cách riêng, độc đáo. Trong quá trình lao động nghệ thuật, nhà văn chân chính luôn có ý thức tạo ra cho mình một dấu ấn riêng. Văn chương là bản ngã, là cái tôi, là tài năng và tâm hồn người cầm bút.

* Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để làm sáng tỏ ý kiến.    

– Vài nét về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ .
– Hai đứa trẻ “bắt rễ ở cuộc sống hàng ngày của con người

+ Hiện thực xã hội đương thời được Thạch Lam phản ánh trong    “ Hai đứa trẻ”.

 Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là bức tranh hiện thực về cuộc sống tù đọng, tối tăm của xã hội Việt Nam trước CMT8- 1945. Một bức tranh được vẽ bằng những gam màu u tối, nhợt nhạt. Ánh sáng chỉ le lói, yếu ớt. Họa vào đó là những âm thanh nhỏ nhoi, uể oải, chậm chạp, mệt mỏi. Những con người tàn tạ, nghèo nàn, khốn khổ sống đơn điệu, quẩn quanh tẻ nhạt…

+ Tác phẩm phản ánh được những vấn đề tồn tại của hiện thực đời sống.

Quá trình sáng tạo là một hành trình song song, cuộc đời đã được thể hiện qua cái nhìn của nhà văn chất chưa bao duy tư, trăn trở của một tấm lòng yêu thương con người và chính những ưu tư day dứt về cuộc đời con người ấy nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu xót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. Nhà văn càng thêm đầy đủ trong nhận thức về thế giới và đôi mắt sẽ luôn hướng về con người với bao niềm yêu thương và tin tưởng. Sau tác phẩm không riêng độc giả vươn đến giá trị chân – thiện –mỹ mà nhà văn, người sáng tạo cũng dần hoàn thiện bản thân hơn.

– Đồng thời, truyện khẳng định một phong cách độc đáo của Thạch Lam: giàu chất thơ. Truyện thể hiện một lối kết cấu độc đáo, truyện không có chuyện, không có mâu thuẫn, xung đột, chỉ là những chi tiết, hình ảnh khơi gợi cảm giác, suy tư trăn trở về những kiếp người sống tàn tạ, lay lắt nơi ga xép, phố huyện nghèo nàn. Truyện đi sâu vào miêu tả tâm lý, tâm trạng nhân vật với những biểu hiện cảm xúc vi tế, mơ hồ mà có sức lay động tâm hồn sâu sắc. Giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng, câu văn mang đậm chất thơ, diễn tả được nhiều sắc thái tâm trạng nhân vật.

 

5,0
4 Bình luận, đánh giá:

– Ý kiến của Tôn-xtôi rất xác đáng, hữu ích đối với cả người cầm bút và người thưởng thức văn chương.

+ Đối với người sáng tác: Quá trình sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài. Nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải sống thật với đời, thấu cảm được những vui buồn, sướng khổ của con người trước cuộc đời để sáng tạo và hoàn thiện tâm hồn mình. Nhà văn cần có ý thức sâu sắc về sứ mệnh của mình, đồng thời có đủ tâm, tài, bản lĩnh và khát vọng trên con đường sáng tạo để tạo nên phong cách nghệ thuật riêng độc đáo.

+ Đối với người đọc: Phải cùng với nhà văn không ngừng nâng cao nhận thức và bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình qua tác phẩm văn học.

2,0
5 –   Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp.

–   Sáng tạo: Bài viết có chất văn, giàu cảm xúc; cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo văn phong trôi chảy, tư duy sáng tạo.

 

1,0

———————————————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *