Đề HSG hội các trường chuyên duyên hải và ĐBBB 2023, Chuyên Nguyễn Trãi

 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI  HẢI DƯƠNG

—————-

ĐỀ ĐỀ XUẤT

KÌ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ

Môn: Ngữ văn – Lớp 10

Năm học 2022 – 2023

 

Câu 1 (8,0 điểm)

“Tên trộm đi rồi

Còn bên cửa sổ

Một vầng trăng soi”

(Ryokan)

Thông điệp nào anh/chị nhận được từ bài thơ trên.

       Câu 2 (12,0 điểm)

M.L.Kalinine quan niệm: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm sáng tỏ vấn đề.

 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN TRÃI

HẢI DƯƠNG

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ

MÔN NGỮ VĂN

Đáp án gồm: 05 trang

 

 

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

Lưu ý: Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)

a.Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những yêu cầu cơ bản sau :

Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5
2 Giải thích 1,5
  – “Tên trộm”: kẻ xấu, cướp đi những giá trị  quí giá trong cuộc sống

– “Tên trộm đi rồi”: những tổn thất, mất mát, đau thương đã đi qua.

– “Vầng trăng”: hình ảnh đẹp của tự nhiên, biểu tượng của những giá trị tinh thần đẹp đẽ, có khả năng nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người.

– “Còn bên cửa sổ… một vầng trăng soi”: cái Đẹp vẫn hiện hữu, gần kề, có thể cảm nhận và chiếm lĩnh.

-> Sau những mất mát, đổ vỡ, tổn thương, cái Đẹp vẫn hiện hữu trong cuộc sống con người.

 
3 Lý giải 4,0
  * Vì sao luôn có thể xảy ra những sự mất mát, tổn thất?

– Qui luật của cuộc sống là có khởi đầu và kết thúc, không điều gì tồn tại mãi mãi. Cái hôm nay có thể sẽ mất đi trong nay mai.

– Trong sự vận động, biến đổi không ngừng của cuộc sống, có những điều rủi ro, nằm ngoài mong đợi của chúng ta như tai ương, dịch bệnh, chiến tranh…

– Một đời người là nhiều năm tháng đi qua với những biến cố mà ta không lường trước được.

– Con người nhỏ bé, hữu hạn trước sức mạnh của tự nhiên, dễ tổn thương trước những áp lực của cuộc sống.

2,0

0,5

 

0,5

 

 

0,5

 

0,5

  * Vì sao sau những sự mất mát còn lại là cái Đẹp?

– Những sự mất mát thường được tính đếm bằng đơn vị đo lường nên thiên về giá trị vật chất. Nhưng cái Đẹp lại mang ý nghĩa tinh thần. Vì thế nó không mất đi sau những biến cố.

– Sau những biến cố, tổn thất, con người dễ rơi vào khoảng lặng để có điều kiện sống chậm lại, bình thản hơn khi nhìn cuộc đời. Trong hoàn cảnh đó, con người mới có dịp nhận ra sự hiện hữu của cái Đẹp.

– Khi buộc phải chấp nhận sự mất mát, con người mới biết trân trọng những điều quí giá và nhận ra sự hiện hữu của nó.

(HS chọn dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh vấn đề)

2,0

0,5

 

 

0,75

 

 

 

0,75

4 Bàn luận mở rộng 1,5
  – Khẳng định vấn đề nghị luận: Sau những mất mát đau thương, con người vẫn có thể tìm lại và trân trọng những điều bình dị và đẹp đẽ.

– Mở rộng:

+ Phê phán những người bi quan yếm thế, tự chôn vùi mình trong nỗi đau sau những tổn thất mà không nhận ra sự hiện diện của những điều đẹp đẽ gần kề.

+ Tuy nhiên, cái Đẹp không phải chỉ hiện ra sau những biến cố. Cái Đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cái bình yên của cuộc đời. Con người tinh tế và bình tâm lại sẽ có cơ hội thụ hưởng.

+ Không phải lúc nào cũng tìm được cái Đẹp sau biến cố. Có những nỗi đau quá lớn, cướp đi cơ hội để con người nhận ra sự hiện diện của cái Đẹp. Vậy nên cần cố gắng giữ gìn, bảo vệ những giá trị đang có, đừng để nó mất đi rồi mới biết trân trọng.

+ Đẹp nhất là cách ta bình tâm đối diện với biến cố của cuộc sống mà vẫn giữ cho lòng an nhiên, thư thái.

0,5

 

 

1,0

5 Bài học nhận thức và hành động 0,5

 

Câu 2 (12,0 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, thể hiện quan điểm riêng, độc đáo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0
2. Giải thích ý kiến 2,0
 

 

 

 

 

 

 

 

Văn học: là hình thái ý thức sử dụng ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng, phản ánh hiện thực cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người trước hiện thực đó.

Văn học làm cho con người thêm phong phú: Văn học cung cấp và mở rộng vốn tri thức, vốn sống; bồi đắp những tình cảm, cảm xúc, tư tưởng mới mẻ cho con người.

Văn học tạo khả năng cho con người lớn lên: Văn học giúp con người trưởng thành trong nhận thức và tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, biết sống đẹp hơn, nhân văn hơn…

Hiểu được con người nhiều hơn: thấu hiểu bản chất của con người, qua đó thấu hiểu chính bản thân mình.

-> Nhận định của M.L.Kalinine đã khẳng định chức năng to lớn của văn học, đặc biệt là chức năng nhận thức và giáo dục đối với con người: Văn học làm giàu thêm vốn tri thức, bồi đắp tư tưởng, tình cảm giúp con người trưởng thành và hiểu người, hiểu mình hơn.

 

 

 

 

3 Bàn luận về ý kiến 3,0
  – Văn học làm giàu thêm vốn tri thức, bồi đắp tư tưởng, tình cảm cho con người

+ Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Vì thế, qua văn học, con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, con người và về chính bản thân mình.

+ Mỗi tác phẩm văn học mở ra một thế giới nghệ thuật độc đáo, phong phú với những vùng không gian, thời gian, tâm trạng…Nhờ đó  ta có cơ hội sống nhiều hơn qua những số phận, những con người khác nhau, được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính, được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng, được đối thoại với nhà văn…

+ Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng gắn với tư tưởng, cảm xúc của nhà văn. Qua văn học, con người hiểu thêm về thế giới nội tâm với những trạng thái cảm xúc phong phú, tìm thấy chính mình để làm sâu sắc thêm những tình cảm sẵn có.

+ Văn học, qua con đường tình cảm, truyền đạt đến con người những bài học đạo đức, nhân sinh, giúp thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, văn học có khả năng chuyển hóa quá trình giáo dục thành tự giáo dục ở mỗi con người

Văn học giúp con người trưởng thành, hiểu người và hiểu mình hơn

+ Văn học phản ánh hiện thực đời sống mà đối tượng trung tâm chính là con người được đặt trong nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, được soi chiếu dưới lăng kính thẩm mĩ. Văn học đặc biệt quan tâm đến chiều sâu không cùng còn đầy bí ẩn trong tâm hồn con người, tập trung khám phá và lí giải những vấn đề muôn thuở mang tính nhân bản.

+ Con người đến với văn học cũng luôn mong muốn được trải nghiệm những trạng thái cảm xúc mang tính nhân loại phổ quát, muốn tìm thấy chính mình trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.

+ Chính vì thế, văn học giúp con người lớn lên về tâm hồn, trí tuệ, hoàn thiện về nhân cách, cho người đọc hiểu thêm về con người cũng là hiểu thêm về chính mình.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

3. Phân tích – chứng minh 5,0
  HS tự chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ những nội dung sau:

– Văn học cung cấp cho con người những hiểu biết phong phú về mọi mặt của cuộc sống: tự nhiên, xã hội, con người…

– Văn học bồi đắp cho con người những tư tưởng, tình cảm nhân văn cao đẹp: tình yêu thương, lòng nhân ái, đức hi sinh…

– Văn học giúp con người trưởng thành, hiểu người và hiểu mình hơn: biết đấu tranh cho công lí, biết khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc, biết hướng tới những giá trị chân – thiện – mĩ…

Chú ý: Nên chọn dẫn chứng trong văn học dân gian, văn học trung đại và hiện đại để chứng minh

 

 

1,5

 

1,5

 

2,0

4. Đánh giá, mở rộng 1,0
   – Ý kiến của M.L.Kalinine đã khẳng định được thiên chức lớn lao của văn học đối với con người.

– Nhận định cũng gợi mở những bài học trong quá trình sáng tác và  tiếp nhận văn học:

+ Người sáng tác cần nhận thức được chức năng của văn học đối với con người, phải trau dồi vốn sống, bồi đắp, làm giàu có thêm về tâm hồn, tư tưởng tình cảm …để truyền tải vào tác phẩm những tri thức phong phú, mới mẻ, gửi gắm những tư tưởng tích cực, những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc với cuộc sống con người.

+ Người tiếp nhận cần mở rộng tâm hồn mình để có thể lĩnh hội được những tri thức phong phú mới mẻ, nhận ra những thông điệp nghệ thuật mà tác giả gửi gắm; đồng thời cần phải tự biết soi chiếu vào mình để điều chỉnh tình cảm, nhận thức, hành vi hướng tới những giá trị chân – thiện – mĩ, qua đó dần trưởng thành và hoàn thiện bản thân.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *